Đức Quyền Pháp chủ thiền hành cùng 1.200 Tăng Ni trong khuôn viên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM
Sáng ngày 22-5, ngày thứ 6 trong tuần cấm túc huân tu của lãnh đạo, giảng viên và Tăng Ni sinh viên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM nhân mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2566, Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN đã thiền hành cùng đại chúng hơn 1.200 hành giả Tăng Ni.

Tròn 10 năm kể từ lúc đặt viên đá khởi công xây dựng, cơ sở 2 Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã có diện mạo như hôm nay
Cơ sở 2 Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tọa lạc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM có diện tích hơn 23 héc-ta, được đặt đá khởi công xây dựng vào 4-11-2012. Ngày 8-5-2016, Học viện tổ chức khánh thành giai đoạn I và đưa vào sử dụng, lần đầu tiên có chương trình nội trú tu học cho Tăng Ni sinh viên hệ cử nhân Phật học.

Cơ sở đào tạo nội trú của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM thay đổi từng ngày
Học viện tiếp tục xây dựng các công trình chánh điện và đã an vị Phật, đưa vào sử dụng mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2566, hiện đang xây dựng tòa học đường thứ 3 và tòa thư viện.
Với hơn 1.200 Tăng Ni sinh hệ cử nhân các khóa, Học viện có 2 cơ sở nội trú tại cơ sở II của Học viện và chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn, dành cho Ni), tu học theo mô hình Phật học viện, nội trú miễn phí hoàn toàn.

Theo lối đi bên công trình chánh điện mới vừa được đưa vào sử dụng trong mùa an cư năm nay
Theo chỉ đạo của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ GHPGVN, Viện trưởng Học viện đương nhiệm, chư Tăng Ni Hội đồng Điều hành, các khoa, giảng viên đã có một tuần huân tu cấm túc tại Học viện, an cư cùng Tăng Ni sinh viên.
Trong suốt tuần huân tu này, bên cạnh thời khóa theo quy củ thiền môn, nhiều hoạt động như thuyết giảng, tọa đàm, chia sẻ, thảo luận về các công tác đào tạo đã được đặt ra, thống nhất và điều chỉnh, nhằm làm cho chương trình đào tạo Tăng Ni tại Học viện đạt kết quả tốt hơn theo hướng hài hòa giữa pháp học và pháp hành của người xuất gia.

Từ cánh đồng cỏ và tràm, nhiều công trình tâm linh, giáo dục đã được kiến tạo nên trên khu đất xã Lê Minh Xuân
Được biết, khóa huân tu cấm túc sẽ kết thúc vào ngày mai. Chương trình tu học của Tăng Ni sinh viên sẽ được tiếp tục theo truyền thống và nội quy của Học viện.




















Diệu Nghiêm - Ảnh: Ban Truyền thông Học viện
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ngôi chùa cổ hơn 800 năm tuổi: Minh chứng hai cuộc kháng chiến của dân tộc
Media
Chùa Phúc Chỉ (xã Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định) không chỉ là di tích có giá trị về văn hoá, lịch sử, kiến trúc mà còn là nơi nuôi giấu cán bộ kháng chiến gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Đêm nhạc “Việt Nam muôn thuở, Sáng ngời đạo thiêng” mở đầu chào mừng Vesak 2025
Media
Tối 25/4, tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM), Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM đã trang trọng tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Việt Nam muôn thuở, Sáng ngời đạo thiêng”, mở đầu cho chuỗi sự kiện chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, do Việt Nam đăng cai lần thứ 4 và lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM.

Tết Chôl Chnăm Thmây ở ngôi chùa Nam tông Khmer bên dòng Nhiêu Lộc
Media
Những ngày giữa tháng 4, trong không khí trang nghiêm và ấm cúng, đồng bào Khmer sinh sống tại TP.HCM đã tưng bừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi (quận 3).

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Media
Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Xem thêm