Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/01/2020, 18:40 PM

Dựng tượng Phật trong tư gia có được không, cần xin phép ai?

Trường hợp “tượng tôn giáo, tín ngưỡng” đặt trong khuôn viên đất nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân là biểu hiện của sự tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân, được nhà nước cho phép. Tuy nhiên cần phải xác định rõ trường hợp nào phải xin phép và trường hợp nào không xin phép.

>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Tượng Phật 

Theo thông tin phản ánh từ nhiều Phật tử về việc các cơ quan chức năng yêu cầu tháo dỡ tượng Phật, tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tôn trí trong khuôn viên nhà, đất thuộc quyền sở hữu của mình để bày tỏ tín ngưỡng. Từ đó đặt ra vấn đề việc dựng tượng tôn giáo tại tư gia có phải xin phép và phải qua thủ tục như thế nào? Mời quý Phật tử cùng tìm hiểu từ những thông tin dưới đây: 

Tượng tôn giáo là gì? 

Theo quy định tại khoản 5, Điều 2 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.

Theo quy định tại khoản 5, Điều 2 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.

Bài liên quan

Theo quy định tại khoản 5, Điều 2 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.

Như vậy có thể hiểu: “Tượng tôn giáo là sản phẩm kiến trúc mỹ thuật được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về niềm tin đối với đối tượng tôn thờ để thực hiện lễ nghi (thờ, cúng) của con người”. Và tôi nghĩ khái niệm tượng tín ngưỡng cũng tương tự như vậy.

Khi chúng ta xác định được đối tượng ở đây là “tượng tôn giáo” với khái niệm đầy đủ như vậy thì sẽ dễ dàng xác định được “tượng tôn giáo” sẽ “thuộc” chỗ nào, khi áp dụng hoặc không áp dụng vào Luật Xây dựng. Bởi với quy định như hiện nay thì pháp luật không thể quy định một cách cặn kẽ hết các đối tượng xã hội trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật; chỉ có thể quy định một cách chung nhất, tiêu biểu nhất cho các đối tượng điều chỉnh.

Dựng tượng Phật trong tư gia cần xin phép ai?

Trường hợp “tượng tôn giáo, tín ngưỡng” đặt trong khuôn viên đất nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân là biểu hiện của sự tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân, được nhà nước cho phép. Tuy nhiên cần phải xác định rõ trường hợp nào phải xin phép và trường hợp nào không xin phép. Đến nay văn bản pháp luật điều chỉnh về “tượng tôn giáo” là chưa có.

Ở đây có hai trường hợp với nhà người dân khi muốn dựng “tượng tôn giáo, tín ngưỡng”. Theo quy định tại điểm a, khoản 14, mục 1.2 QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng: các tiểu cảnh trang trí, bể cảnh… trong khuôn viên đất không tính vào mật độ xây dựng, nên không ảnh hưởng đến các tiêu chí kiến trúc quy hoạch của công trình xây dựng. Do vậy, nếu “tượng tôn giáo, tín ngưỡng” được gắn vào các tiểu cảnh trang trí, bể cảnh… đặt trong khuôn viên tư gia (nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân), không làm thay đổi chức năng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; không ảnh hưởng đến kiến trúc công trình chính và cảnh quan, môi trường xung quanh thì không cần phải xin phép.

Ở đây phải hiểu rõ “tượng tôn giáo” được bố trí để trang trí, bể cảnh… đặt trong khu vực nào đó của vườn nhà. Khu vực được bố trí đó không ảnh hưởng đến công trình kiến trúc như về kết cấu, trọng tải…

Ở đây phải hiểu rõ “tượng tôn giáo” được bố trí để trang trí, bể cảnh… đặt trong khu vực nào đó của vườn nhà. Khu vực được bố trí đó không ảnh hưởng đến công trình kiến trúc như về kết cấu, trọng tải…

Ở đây phải hiểu rõ “tượng tôn giáo” được bố trí để trang trí, bể cảnh… đặt trong khu vực nào đó của vườn nhà. Khu vực được bố trí đó không ảnh hưởng đến công trình kiến trúc như về kết cấu, trọng tải…Trường hợp “tượng tôn giáo tín ngưỡng” được gắn với công trình nhà ở, mà ở đây là gắn trên các sàn của các tầng nhà của công trình, thì phải xin phép. Vì đây là trường hợp tác động trực tiếp đến công trình như kết cấu, trọng tải… nên phải tuân theo các thủ tục về xây dựng và quy chuẩn xây dựng công trình.

Bài liên quan

Đối với trường hợp có ý định dựng tượng ngay từ ban đầu thì người dân phải đưa mục này vào trong bản thiết kế để đơn vị thiết kế tính toán, thể hiện trên hồ sơ xin phép xây dựng. Đơn vị thiết kế sẽ dựa vào độ nặng của tượng để tính toán tải trọng, kết cấu chịu lực… của khu vực để tượng và toàn bộ ngôi nhà.

Trường hợp công trình đã hoàn công, xây dựng xong và đã đưa vào sử dụng mà người dân muốn dựng thêm tượng thì phải thực hiện các thủ tục về xây dựng như: thuê đơn vị giám định công trình để xem xét kết cấu thêm trọng tải có ảnh hưởng đến toàn bộ công trình không, kích thước tượng tương xứng với công trình, lập các thủ tục xin phép như hồ sơ xin phép sửa chữa, gia cố công trình… Theo luật xây dựng, thủ tục này được thực hiện ở cấp quận huyện.

Một điều lưu ý nữa là khi dựng “tượng tôn giáo, tín ngưỡng” các yếu tố về kích thước tương xứng với công trình, tính mỹ thuật, sự hài hòa với cộng đồng xung quanh… cần phải được quan tâm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Xem thêm