Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/09/2020, 10:16 AM

Đường về cực lạc, Tịnh độ nhân gian

"Pháp và Luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào bất kỳ điều gì khác", là di huấn vàng ngọc của Thích Tôn trước khi nhập vô dư niết bàn, nhất là cho chúng sanh trong thời mạt pháp như ngày nay.

Tịnh Độ tại nhân gian

Tịnh độ hay còn gọi là thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Tịnh độ hay còn gọi là thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Những lời dạy của Ngài được kết tập và lưu trữ trong các tàng kinh kệ nguyên thủy (Pali) và Đại Thừa (Hán Tạng), và được dịch ra nhiều văn tự khác nhau, là chỗ quay về nương tựa đáng tín cậy (pháp bảo tối thượng) để chúng ta tiếp cận, thọ trì với ý tư duy và rồi ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn.

Những lời dạy của Thế Tôn được chiết xuất từ tự thân chứng tam minh, lục thông với chánh trí giải thoát, từ bi hỷ xả viên mãn, thập ba la mật tròn đầy chứ không phải nhờ nghe từ ai cả, như đoạn kinh văn sau đây khi ngài tuyên bố về quả đức có được của những hành giả thành tựu niềm tin bất động vào Tam Bảo và Ngũ giới trong sạch (Quả dự lưu) cho Nandaka trong Tương Ưng Dự Lưu thuộc Tương Ưng Bộ như sau:

"Điểm này, này Nandaka, Ta biết chứ không phải nhờ nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào rồi Ta tuyên bố. Chính do tự Ta biết, tự Ta thấy, tự Ta ý thức rồi Ta tuyên bố " (Tương Ưng Bộ Kinh, Tập V. Thiên Đại Phẩm, Chương XI Tương Ưng Dự Lưu b. V. III Phẩm Saranàni. Phần 30. X Lichavi hay Nandaka. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch).

Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Chính vì thế những lời dạy của Đức Thích Tôn là tinh túy, thuần tịnh, chân thật rốt ráo xuyên suốt cả thời gian và không gian, là chỗ quy y đáng quý, vững chắc của chúng ta. Vì thế, Ngài ân cần khuyên bảo chư Phật tử chúng ta trong bài kinh Bốn Đại Giáo Pháp, Đại Bát Niết Bàn Kinh thuộc Trường Bộ Kinh thật phải thận trọng với những gì mình nghe như đoạn trích về Đại Giáo Pháp thứ nhất sau đây: Này các Tỳ kheo, có thể có Tỳ kheo nói: "Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo Sư".

Này các Tỳ kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỳ kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật.

Khi đem so sánh với kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với Luật thời các Ngươi có thể kết luận: Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo sai lầm. Và này các Tỳ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng.

Tịnh độ là quốc thổ Tây Phương Cực Lạc do Phật A Di Đà làm giáo chủ. Nơi đây thuần thiện, thanh tịnh, chúng sinh an lạc, cảnh giới vi diệu...tất cả đều đã được ghi chép trong hệ kinh Di Đà – Vô Lượng Thọ.

Tịnh độ là quốc thổ Tây Phương Cực Lạc do Phật A Di Đà làm giáo chủ. Nơi đây thuần thiện, thanh tịnh, chúng sinh an lạc, cảnh giới vi diệu...tất cả đều đã được ghi chép trong hệ kinh Di Đà – Vô Lượng Thọ.

Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỳ kheo, như vậy là Đại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì. (Đại Bát Niết Bàn Kinh, Trường Bộ Kinh, Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch)

Trên tinh thần này, "Đường về cực lạc, Tịnh độ nhân gian" là tập hợp những lời dạy của Đức Phật dựa trên hai nguồn giáo điển chính thống - Pali tạng và Hán tạng về những pháp hành thực tiễn trong đời sống hàng ngày, và những tuyên bố của Thế Tôn từ tự thân chứng của Ngài, là chỗ dựa đáng tín cậy có căn đế qua đó hành giả có được chánh tín, chánh trí, chánh hạnh, sống hạnh phúc, sống vô úy, sống từ bi, sống chia sẻ, lợi mình, lợi người, lợi cho gia đình, xã hội, lợi cho Tam Bảo và sau khi bỏ thân mạng sẽ thoát sanh về Tây Phương Tịnh Độ.

Xem chi tiết về "Đường về cực lạc, Tịnh độ nhân gian" tại đây. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tịnh độ giải nghi

Tịnh Độ tông 10:07 03/04/2024

Một hạng người tăng thượng mạn tự cao tự phụ, theo kiến thức hẹp hòi của mình, vin theo tiếng vang văng vẳng ấy, đường hoàng đứng ra công kích môn Tịnh độ cùng khinh hủy người tu tịnh nghiệp, để rồi chuốc lấy tội báng Phật, hủy Pháp, khinh Tăng.

Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Pháp môn Tịnh độ

Tịnh Độ tông 14:10 02/04/2024

Khi thầy học tới pháp môn Tịnh Độ, đức Phật dạy là “đới nghiệp vãng sanh”, nghĩa là mang cái nghiệp của mình về cõi Cực Lạc rồi nhờ tha lực, nguyện lực của đức Phật A-Mi-Đà gia hộ mà tu tiếp. Thầy thấy pháp môn này phù hợp với căn cơ của mình, có thể tu được, nên Thầy chọn.

Hành trang về cõi Phật

Tịnh Độ tông 09:26 21/03/2024

Cách nay hơn hai nghìn sáu trăm năm lịch sử, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ thể nhập chân lý tuyệt đối, chấm dứt vòng sanh diệt, tham ái, vô minh, thành tựu viên mãn con đường an vui giải thoát, đã xuất hiện nơi thế gian.

Đường về cõi Tịnh

Tịnh Độ tông 23:02 20/03/2024

Trên thế giới ngày nay có rất nhiều tôn giáo, nhưng phải thừa nhận một điều, không có bất kì một tôn giáo nào có hệ thống học thuyết đa dạng, hoàn bị như Phật giáo.

Xem thêm