Bài kinh: Cách niệm giới để sống bình thản giữa đời

Một thời, Thế Tôn trú giữa các vị Thích-ca, tại thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Rồi họ Thích Ma-ha-nam (Mahànàma) đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, họ Thích Ma-ha-nam bạch Thế Tôn:

– Vị Thánh đệ tử này, bạch Thế Tôn, đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, đời sống gì vị ấy sống một cách sung mãn?

– Này Ma-ha-nam, Thánh đệ tử nào đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, với nếp sống này, sống một cách sung mãn…. (1 chuông)

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Lại nữa, này Ma-ha-nam, Thánh đệ tử tùy niệm các Giới của mình: “Giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không có uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”. Này Ma-ha-nam, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Giới. Và này Ma-ha-nam, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Giới. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh. (1 chuông)

Này Ma-ha-nam, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Giới". (3 chuông)

(Trích soạn từ: Kinh Tạng Nam Truyền, Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 3, chương 6: Sáu pháp, Phẩm Đáng Được Cung Kính, Ma-ha-na-ma, tr. 333-336, Việt dịch - Hòa thượng Thích Minh Châu)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật thuyết về người con hiếu thảo

Kinh Phật 09:01 06/01/2025

Một hôm Đức Phật hỏi các vị sa-môn: Cha mẹ sinh được con, phải chịu mười tháng mang thai, thân như bệnh nặng, đến ngày sinh sản, mạng mẹ nguy nan, lòng cha sợ hãi, tình cảnh lúc ấy, thật khó tả hết. Sau khi sinh xong, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Lòng mẹ chí thiết, máu biến thành sữa, tắm rửa ẳm bồng, lo cho cơm áo, dạy dỗ bảo ban, dâng cầu thầy bạn, phụng hiến lên vua.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 7)

Kinh Phật 15:04 05/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 6)

Kinh Phật 15:56 04/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 5)

Kinh Phật 10:48 03/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Xem thêm