Gặp Phật ở đâu?
Bất kể một người con Phật nào, dù là hàng Tăng sĩ hay cư sĩ tại gia, thì cũng đôi lần mong muốn được gặp đức Thế Tôn.
> Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật
Bởi ai cũng biết rằng, để được gặp Ngài là một điều rất hy hữu, và đòi hỏi người ấy phải đầy đủ phước đức, gieo trồng thiện căn từ nhiều đời nhiều kiếp mới có thể được sanh cùng thời với một vị Phật ra đời. Vậy ở thời hiện tại của chúng ta thì sao? Cái thời được cho là mạt pháp, liệu rằng chúng ta có thể gặp được đức Phật chăng..!
Đức Phật dạy về quản ký kinh tế gia đình
Theo như kinh Di Giáo, cách đây hơn 2.564 năm về trước, đức Thế Tôn của chúng ta đã vào Niết-bàn. Thế thì chúng ta – những người phước ít nghiệp dày, không được sanh cùng thời với Ngài – liệu có thể gặp được Ngài không?… Đây có thể là một vấn đề còn rất mơ hồ ở thời điểm hiện tại. Nhưng riêng bản thân, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn có thể gặp được Ngài. Vậy chúng ta gặp Ngài bằng cách nào? Trong giấc mơ chăng? Hay từ trí tưởng tượng, hoặc liên tưởng Ngài với sự huyền bí nào đó, với một thân tướng đầy hào quang, có thể lơ lửng trên không trung? Xin thưa là không. Tại sao lại nói như thế? Bởi Ngài đã từng dạy rằng: “Nếu lấy sắc thấy Ta, lấy âm thanh cầu Ta, đó là người tà đạo, không thể thấy Như Lai”. Và điều này đã được minh chứng qua một câu chuyện lúc ngài Tu-bồ-đề đón Phật trong kinh Kim Cang.
Tương truyền một hôm, tại động Kỳ Xà Quật trên núi Linh Thứu, trong lúc đang vá áo, Tôn giả Tu-bồ-đề dùng trí quán chiếu, biết đức Phật du hóa phương xa sắp trở về. Tôn giả ngưng việc vá áo, định đi đón Phật, nhưng liền nghĩ rằng: “Phật là bậc vô ngã, pháp thân không tịch vắng lặng, ngã và ngã sở đều không, tuyệt dứt đối đãi. Phật đã từng nói không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả, các pháp rỗng lặng, pháp tánh biến khắp không gian và thời gian. Pháp thân Phật ở đâu mà chẳng có. Vì thế, ta đi đón Phật có thể bị Phật quở trách là người hành tà đạo. Trong hội Bát-nhã, đức Phật đã nói: “Nếu lấy sắc thấy Ta, lấy âm thanh cầu Ta, đó là người tà đạo, không thể thấy Như Lai”.
Lời dạy của Đức Phật về dấu ấn Đản sinh
Sau khi suy nghĩ, Tôn giả ngồi vá áo một cách bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Lúc bấy giờ, trên đường trở về, Phật được Tăng đoàn và đông đảo quần chúng chuẩn bị đón tiếp vô cùng trang trọng. Trong số đó, có Tỳ-kheo ni Liên Hoa Sắc, vị chứng thần thông đệ nhất bên nữ, vận dụng thần thông để đón Phật trước nhất. Khi gặp Phật, Liên Hoa Sắc đảnh lễ và bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Nhờ có phép thần thông nên con hay tin Thế Tôn về, và đến đây chờ đảnh lễ Thế Tôn trước hơn ai hết.
Trước nét hân hoan của Liên Hoa Sắc, Phật mỉm cười từ tốn nói rằng:
- Liên Hoa Sắc! Người nghinh đón ta trước tiên chẳng phải là ngươi.
Nhìn bốn phía chẳng thấy ai, tất cả đều còn ở sau xa, với vẻ hoài nghi bàng hoàng, Liên Hoa Sắc quỳ thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Con vận dụng sức thần thông khi đến đây chẳng thấy có ai cả. Thế ai là người đón đức Thế Tôn trước con?
Trong lúc Liên Hoa Sắc vừa chấm dứt câu hỏi, Ca-diếp và Tăng đoàn từ từ tiến đến. Đợi chúng Tăng quy tụ đông đảo, Phật mỉm cười nói với tất cả mà cũng để trả lời cho Liên Hoa Sắc:
- Này các Tỳ-kheo! Ta cảm ơn tất cả. Các ông đã không quản xa xôi để đến đây đón Ta. Nhưng người gặp Ta trước tiên chính là Tu-bồ-đề. Hiện giờ tại núi Kỳ Xà Quật, Tu-bồ-đề đang chiếu quán tánh không của các pháp. Người thấy thể tánh rỗng lặng như như bất động, chính là người trực tiếp nghinh đón Ta trước nhất.
Đức Phật là thầy của trời người
Chúng đệ tử kể cả Liên Hoa Sắc, nghe Phật nói mới thấu rõ tướng của các pháp là hư vọng như chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai, điện chớp. Thể tánh các pháp là pháp không tịnh, ly ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Tu-bồ-đề đã thấu rõ chân lý đó, nên Tôn giả là người đón đức Thế Tôn trước hơn ai hết. Tôn giả xứng đáng là vị Giải Không Đệ Nhất trong hàng Thánh chúng.
Câu chuyện trên đã chứng minh cho chúng ta thấy được rằng, chỉ cần chúng ta tinh tấn tu tập và hành trì những lời Ngài dạy, luôn sống trong chánh niệm tỉnh thức, thì Ngài luôn hiện hữu, luôn sống mãi với chúng ta. Ngày nào chúng ta còn thực tập thiện pháp, thì chúng ta luôn được gặp Ngài, không cần phải cầu mong. “Tuy xa mà gần, tuy gần mà xa”. Tại sao lại nói thế? Ví như ngài Đề-bà-đạt-đa, tuy sanh cùng thời với đức Phật và cũng được dự trong Tăng chúng, luôn ở cạnh Ngài, nhưng lại không học tập và thực hành theo những điều Ngài dạy, nên cũng không thể có được an lạc, hạnh phúc. Vì thế, chỉ cần chúng ta luôn thúc liễm thân tâm, thì chúng ta sẽ luôn thấy được Ngài, và đang rất gần gũi với Ngài vậy.
Nếu không biết gì về tánh không của các pháp thì không thể nhìn thấy pháp thân của Phật. Tánh không của các pháp hay pháp thân của Phật không phải là chủ thể tạo tác, cũng không phải là vật được tạo tác. Vì vậy, muốn trông thấy Phật, trước hết phải thấy rõ tính chất vô thường của năm uẩn, bốn đại, cũng như tính chất vô ngã, không tịch của vạn tướng. Không có ta, không có người, không có vật tạo tác, không có vật được tạo tác. Tất cả vạn pháp là không tịch, pháp tánh bao trùm mọi nơi, pháp thân Phật không có chỗ nào là không hiện hữu. Ta quy y và hành trì giáo pháp của Phật, đã thể chứng được diệu lý không của các pháp, thì không thể nào để cho sự tướng làm mê hoặc. Nhận thức được như vậy, thì chúng ta có thể gặp và được bên cạnh Ngài không rời xa.
“Gặp Phật ở nơi đâu?
Nay con đã hiểu rõ
Tánh không của các phá
pHay là pháp thân Ngài
Không phải chủ thể tạo
Hay vật được tạo tác
Muốn trông thấy được Ngài
Hãy hiểu rõ tính chất
Vô thường của năm uẩn
Vô ngã, tứ đại không
Không tịch của vạn tướng
Không ta cũng không người
Pháp thân Ngài bao trùm
Hiện hữu khắp muôn nơi
Ta quy y, hành pháp
Không để tướng mê hoặc
Nhận thức được như vậy
Ta sẽ gặp được Ngài!”.
> Xem thêm video: Thiền và trà:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Đức Phật đến với chúng ta
Đức Phật 09:12 05/11/2024Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Xem thêm