Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/08/2019, 14:14 PM

Giới thiệu Kinh Pháp Hoa

Là một trong những bài Kinh điển quan trọng của Phật giáo, xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào trước Công Nguyên. Kinh Pháp Hoa truyền trao những tư tưởng, triết lý, tính khoa học, chân lý bên trong, đằng sau những từng câu chữ.

 >> Kinh thư

Tên Kinh: Kinh Pháp Hoa

Bài liên quan

Pháp Hoa là tên ngắn gọn, chữ Phạn “saddharmapuṇḍarīka-sūtra. Trong chữ này chữ “sūtra” là Kinh và “dharma” là trọng tâm, được dịch là Pháp. Chữ “dharma”này rất quan trọng, là trung tâm, mục đích của Phật giáo, là mục tiêu để mỗi người con Phật chúng ta hướng đến. Đây chính là trạng thái mà đức Phật chúng ngộ dưới gốc cây Bồ đề sau 49 ngày đêm.

Pháp này rất bí ẩn, rất nhiệm mầu, là cái mà sau lạc đường đi theo ngoại đao tu hành khổ hạnh Đức Phật đã khám phá ra chân lý rằng mặc dù chứng được Vô sở hữu xứ định và Phi tưởng phi phi tưởng xứ định của Ấn Độ giáo, nhưng Ngài nhận thấy rằng hai định cao nhất ấy không làm thỏa mãn khát khao tìm cầu chân lý.

250px-Buddha_meditating
Bài liên quan

Khi thụ nhận bát sữa của Sujata, Đức Phật suy nghĩ rằng: “Nếu như ta không dùng bát sữa này thì ta sẽ chết trước khi tìm ra chân lý” cho nên Ngài dùng để cho thấy pháp môn trước đó mà Ngài hành trì là nó sai lạc mặc dù Đức Phật chưa biết chân lý đó đang ở đâu. Sau khi dùng bát sữa, thì Ngài xuống dòng sông Ni Liên Thiền để tắm rửa, tại đây Ngài đã làm thí nghiệm rằng “nếu như chân lý nhiệm mầu thì hãy thể hiện ra cho tôi biết bằng cách sau để bình bát xuống thì nó sẽ chạy ngược dòng”, sau khi khấn nguyện xong thì bình bát chạy ngược dòng theo như lời nguyện, lúc đó Ngài tin tưởng rằng chân lý có nhưng chưa chứng nghiệm được.

Sau đó, Ngài thiền định dưới gốc cây Bồ Đề suốt 7 tuần lễ, đến đêm cuối cùng ngay trước khi chứng ngộ Ngài đã khám phá ra định lý duyên khởi. Đó chính là quy luật căn bản nhất của con người và vũ trụ, nó chi phối toàn bộ cuộc sống trên vũ trụ này. Sau đó Ngài chứng ngộ với tri kiến Phật, với tâm giải thoát được gọi là Niết Bàn.

Bìa Kinh Pháp Hoa.

Bìa Kinh Pháp Hoa.

Trọng tâm chữ “Pháp” là trạng thái chứng ngộ, không chỉ riêng cho bộ Kinh này, mà đây chính là mục tiêu của mọi người, của mọi tín đồ Phật giáo tu tập để nhắm đến Pháp này. Tại vì khó thấy, khó hiểu nên Kinh Pháp Hoa đưa thêm tiếp đầu ngữ “sad” vào, có nghĩa là siêu việt, là nhiệm mầu, là diệu kì, có gì đó là siêu thế gian vượt lên cảm nhận của giác quan của con người.

Bài liên quan

Cho nên, thêm chữ “sad” vào để nói lên cái vi diệu, cái huyền diệu, cái bí ẩn, khó hiểu. “Dharma”là Pháp, chính là chân lý, là sự thật, là tuyệt đối nhưng chân lý đó ngang qua thuật ngữ Phật giáo là định lý duyên khởi, cái này có cái kia có, cái này sinh cái kia sinh, cái này không có cái kia không có, cái này diệt cái kia diệt. Mười hai nhân duyên: duyên sinh và duyên diệt, khổ đau do vô minh, khi vô minh hết khổ đau chấm dứt.

Niết Bàn được định nghĩa như một trạng thái cảm thụ, là tối lạc một trạng thái tâm hoàn toàn vắng lặng tham, sân, si, phiền não. Đứng trên góc độ trí tuệ, thì đó là tri kiến Phật hay Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, đứng trên phương diện tâm thì đó chính là Niết Bàn, lúc đó Ngài mới chứng nghiệm chân lý. Sau khi chứng ngộ, Ngài đã hóa độ thân quyến, hoàng tộc cùng xuất gia, cùng đi tu để chúng ta biết rằng pháp này là có thật, rất nhiệm mầu.

Cả cuộc đười Ngài hoằng pháp để cho mọi người, cho chúng sinh cũng đạt được giống như Ngài. Đức Phật nói: “Trong suốt 45 năm thuyết pháp, ta chỉ giảng có 2 điều đó là khổ và diệt khổ”. Khổ ở đây chính là duyên sinh vì khổ là do vô minh, thứ hai đó là diệt khổ chính là vô minh hết thì khổ đau hết. Mục tiêu hay phương pháp hành trì của tất cả chúng ta là duyên diệt làm cho vô minh hết, khổ đau hết. Định lý duyên khởi hiểu nôm na là luật Nhân quả, nó hiện hành trong tất cả sự vật và hiện tượng con người và vũ trụ…

Pháp là quy luật, nó mamg tính khách quan, không phụ thuộc vào con người. Trong Kinh Đức Phật nói (công thức thứ nhất): ai thấy định lý duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy pháp là thấy ta.

Pháp là quy luật, nó mamg tính khách quan, không phụ thuộc vào con người. Trong Kinh Đức Phật nói (công thức thứ nhất): ai thấy định lý duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy pháp là thấy ta.

Nó mang tính khách quan, dù Đức Phật xuất hiện hay không xuất hiện thì nó vẫn hiện hành, chúng ta niệm ân Đức Phật vì Ngài là người đầu tiên khám phá ra quy luật này, nhờ Ngài mà chúng ta và người khác trên hành tinh này quá khứ, hiện tại cho đến tương lai đã giảm hoặc đoạn trừ được khổ đau.

Bài liên quan

Pháp là quy luật, nó mamg tính khách quan, không phụ thuộc vào con người. Trong Kinh Đức Phật nói (công thức thứ nhất ): ai thấy định lý duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy pháp là thấy ta. (Phật bây giờ là đồng nhất với Pháp, với định lý nhân quả, Phật lúc này là bất sinh bất diệt đồng nhất với quy luật khách quan của vũ trụ, không có sinh hay tử), chư Tổ cảnh báo là :

“Y Kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan,

ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”.

(không nên y nghĩa đen mà nên hiểu theo nghĩa bóng).

Puṇḍarīka là hoa sen màu trắng. sūtra là Kinh.

 “Các pháp do duyên sinh nên gọi là không”, (đây là công thức thứ 2) nghĩa là trung đạo, chính nhờ đó mà chúng ta không lạc đường trong vấn đề lý giải tư tưởng Phật giáo. Giống như người giải Toán, khi thuộc các công thức, định lý thì rất dễ để giải bài toán, còn như không thuộc thì rất khó để giải được.

Puṇḍarīka là hoa sen màu trắng. sūtra là Kinh.

Puṇḍarīka là hoa sen màu trắng. sūtra là Kinh.

Trong Kinh Bát Nhã “Sắc tức thị không – Không tức thị sắc”, sắc tạo ra không, không tạo ra sắc, chữ “không” chúng ta hiểu nghĩa là duyên sinh, là nhiều yếu tố hợp lại. Chẳng  hạn như hình tướng, thể xác của một người là sắc, là tập hợp duyên các yếu tố đầu, tay, chân hợp lại thành con người này, chính những duyên sinh này tạo ra sắc cho nên chữ “không” này là duyên sinh. Khi ra giảng pháp hoặc tu tập đều có 2 lĩnh vực, một là về tín ngưỡng, một là về lý trí. Tín ngưỡng liên quan đến yếu tố tình cảm, phần đông tôn giáo đều nhắm đến niềm tin và không đòi hỏi là phải hiểu.

Bài liên quan

Nhưng Phật giáo ngoài điều này ra thì còn có lý trí, mà trong Phật giáo Nguyên thủy hay sử dụng thuật ngữ “Tùy tín hành” và “Tùy pháp hành” trong ngôn ngữ Pali. Đức Phật biết tâm lý chúng sinh rơi vào 2 loại này, loại dựa vào niềm tin để tu tập gọi là tùy tín hành. Thứ hai là tùy pháp hành, pháp ở đây là nương vào pháp để tu tập, đó là phương pháp, đó là khách quan, nghiêng về lý trí. Mà đã nói đến khách quan là nói đến tự nhiên, khoa học không để tình cảm xen vô được, còn nói đến tình cảm là nói đến chủ quan là chủ yếu.

Pháp mà chúng ta có thể hiểu nữa đó là những phương pháp, pháp môn, là giới pháp. Thường có chữ pháp không viết hoa, chữ pháp đó chỉ cho sự vật, hiện tượng, con người là một pháp để khi đọc Kinh luận chúng ta hiểu được chữ pháp này, hay một nỗi buồn cũng là pháp, một niềm vui cũng là pháp. Chính rằng pháp này khó thấy, khó hiểu cho nên trong Kinh Pháp Hoa dùng một ví dụ hình tượng để giúp cho hành giả dễ nhận biết ý nghĩa đó là hoa sen trắng.

Kinh Pháp Hoa dùng hình tượng hoa sen để hiểu ý nghĩa của chữ Pháp, để thấy rằng sự an lạc ngay ở trong cuộc đời khổ đau này ngay ở đây, không phải là nơi nào khác

Kinh Pháp Hoa dùng hình tượng hoa sen để hiểu ý nghĩa của chữ Pháp, để thấy rằng sự an lạc ngay ở trong cuộc đời khổ đau này ngay ở đây, không phải là nơi nào khác

Bài liên quan

Hoa sen có nhiều màu nhưng lựa hoa sen trắng vì nó biểu trưng cho sự thanh khiết. Hoa sen cả cuộc đởi của nó từ khi ở trong bùn, sau đó nhú lên khỏi bùn trong nước, rồi nhú lên khỏi mặt nước nở hoa thơm ngát. Từ khi là hạt giống đến lúc nở hoa thơm ngát, hoa sen vẫn không tách rời khỏi bùn, bùn tượng trưng cho thế gian đầy dục vọng và hoa sen trắng tượng trưng cho xuất thế gian, siêu thế gian. Ta thấy hoa sen trắng là xuất thế gian, bùn là thế gian được nối với nhau bằng cọng Sen. Như vậy, ý nói rằng đạo ở trong đời, gắn với đời.

Kinh Pháp Hoa dùng hình tượng hoa sen để hiểu ý nghĩa của chữ Pháp, để thấy rằng sự an lạc ngay ở trong cuộc đời khổ đau này ngay ở đây, không phải là nơi nào khác. Ta thấy rằng, hoa chính là nhân, hạt chính là quả, những loại cây khác có hoa trước có hạt sau nhưng hoa sen đặc biệt là hoa và hạt có cùng thời, tức là nhân và quả đồng thời ngay tại đây, ứng dụng trong đời sống hằng ngày thì đó chính là hiện tại.

Kết cấu Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, hình thành từ phẩm thứ nhất đến phẩm 28 trải qua thời gian 300 – 400 năm. Kết cấu trong bộ Kinh này có mạch lạc, ý tứ, có kết cấu rất đặc biệt từ dàn bài cho đến chi tiết. Kinh Pháp Hoa được sự tham gia, thổi vào sinh khí là Ngài Long Thụ, cơ bản là cuốn Trung luận. Trong tác phẩm của Ngài chúng ta lưu ý đến ý niệm gọi là Nhị đế, Nhị đế gồm chân đế và tục đế, Đế là sự thật, chính ý niệm này là kết cấu cơ bản của bộ Kinh Pháp Hoa.

Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, hình thành từ phẩm thứ nhất đến phẩm 28 trải qua thời gian 300 – 400 năm. Kết cấu trong bộ Kinh này có mạch lạc, ý tứ, có kết cấu rất đặc biệt từ dàn bài cho đến chi tiết. Kinh Pháp Hoa được sự tham gia, thổi vào sinh khí là Ngài Long Thụ, cơ bản là cuốn Trung luận.

Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, hình thành từ phẩm thứ nhất đến phẩm 28 trải qua thời gian 300 – 400 năm. Kết cấu trong bộ Kinh này có mạch lạc, ý tứ, có kết cấu rất đặc biệt từ dàn bài cho đến chi tiết. Kinh Pháp Hoa được sự tham gia, thổi vào sinh khí là Ngài Long Thụ, cơ bản là cuốn Trung luận.

Trong 28 phẩm của Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ nhất là chân đế, Đức Phật Thích Ca trong trạng thái thiền định vô lượng nghĩa xứ không nói một lời nào hết, thân tâm bất động. Phẩm thứ 2 đến phẩm 28 là tục đế, mở đầu phẩm 2 là phẩm phương tiện Đức Phật từ chỗ ngồi đứng dậy bắt đầu tuyên thuyết. Như vậy, phẩm thứ nhất Đức Phật im lặng, ở đây có thể dùng hình tượng chân đế là như mặt trăng, 27 phẩm còn lại Đức Phật thuyết có thể dùng hình tượng tục đế là như ngón tay.

Hình ảnh ngón tay chỉ mặt trăng, ngón tay không phải là mặt trăng nhưng nhờ ngón tay mình hiểu được mặt trăng và cảm nhận được trực tiếp nó, trong 27 phẩm, mỗi phẩm nói đến một khía cạnh của chân đế, chân lý là cái không thể diễn tả được.

Giống như Lão tử nói “Đạo khả đạo phi thường đạo”, nghĩa là đạo mà có thể nói được thì không phải là đạo. Trong Phật giáo cũng vậy, nó không nói được nhưng không thể nào không dùng ngôn ngữ để diễn tả, khi ngôn ngữ đó được dùng thì chính là phương tiện, 27 phẩm này chính là phương tiện thiện xảo. Đức Phật có nói: “Pháp của ta giảng ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm lấy”, khi đi qua đến bờ bên kia rồi thì phải để chiếc bè lại. Ở đây cũng vậy, 27 phẩm này chỉ là phương tiện, sau khi thấy mặt trăng rồi thì ngón tay không còn cần thiết nữa. Mục đích của 27 phẩm này là để chỉ cho học giả hướng đến sự chứng ngộ này, cũng vậy khi đã chứng ngộ rồi thì 27 phẩm này không cần thiết nữa. Mỗi phẩm đều nói về khía cạnh của chân đế.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Thầy Đồng Tâm ra mắt bộ 3 cuốn sách giúp bạn đọc lắng lại để nhìn sâu

Sách Phật giáo 23:26 10/04/2024

Đó là ba cuốn gồm Đủ duyên ta lại tương phùng, Sát-na này là thiên thu và Tịch tịnh do First News và NXB Dân Trí ấn hành. Trong đó, 2 cuốn đầu tái bản và làm mới, còn Tịch tịnh là tác phẩm in lần đầu.

Xem thêm