Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh: Pháp tu đưa qua bờ giác ngộ ở bên kia sông mê

“Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh” nghĩa là: bài kinh tóm thâu yếu nghĩa tinh ròng của pháp tu quán chiếu Bát nhã đưa hành giả lên bờ giác.

>> Các Kinh Phật nên đọc

Tâm kinh Bát nhã, kể từ ngày bản dịch của Ngài Huyền Trang ra đời, đã được tất cả các Phật tử tụng niệm thường xuyên. Ai cũng thuộc lòng và ít nhiều thâm hiểu giá trị cùng vị trí của Kinh này trong lịch sử tư tưởng Phật giáo. Cho đến nay, Tâm Kinh Bát nhã vẫn là một bài nhật tụng được chuyên trì nhiều nhất.

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH.

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH.

Ngay từ những năm khói lửa của cuộc kháng chiến Nguyên Mông đầy gian khổ nhưng cũng vừa hào hùng, vị anh hùng dân tộc, đồng thời là vị thành lập Thiền Phái Trúc Lâm, vua Trần Nhân Tôn đã viết trong Cư trần lạc đạo:

Dựng cầu đò, xây chiền tháp,

Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.

Cứng hỷ xả, nhuyến từ bi,

Nội tự tại Kinh Lòng hằng đọc.

Tâm Kinh Bát nhã đã cô kết lại một cách trọn vẹn tất cả giáo nghĩa siêu việt của Phật giáo. Mà muốn hiểu, muốn thực hành phương pháp tu trì của Phật giáo, ta không thể nào không biết, đọc, và hiểu nghĩa của Tâm Kinh.

Bát nhã:

Bài liên quan

Bát nhã do Phạn ngữ Prajnà phiên âm. Nghĩa là Tuệ, Trí Tuệ, Không Trí. Thông thường, cứ nói đến trí hay tuệ hay trí tuệ, người nghe lập tức liên tưởng đến trí năng, một trong ba năng lực (cảm năng, trí năng và ý chí) của con người mà các sinh vật không có, hoặc có nhưng ở một mức độ thấp kém. Trí hay trí tuệ thường được hiểu như trí khôn hay óc thông minh xán lạn, lãnh hội dễ dàng các kiến thức đã có, hoặc hội ý những kiến thức mới mà loài người sắp phát hiện ra. Cái bộ óc thông minh ấy đối với Phật giáo được mệnh danh là thế trí biện thông, bao gồm cả tốt lẫn xấu ngay trong bản chất, và tác dụng nó thì thường là lành ít dữ nhiều, bởi lẽ trí ấy gắn liền với phiền não khổ đau, hay tệ hơn nữa, nó chính là sản phẩm của chính phiền não khổ đau.

Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não.

Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não.

Bài liên quan

Khác với thế trí biện thông, Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não. Cho nên, từ trong bản chất, nó là loại trí tuệ thanh tịnh rỗng lặng, không chút bợn nhơ, trong suốt như hư không, nên cũng được gọi là không trí. Do đó, nó thường xuất hiện như một thứ trí tuệ sâu xa vi diệu, mà Tâm kinh Bát nhã gọi là thâm Bát nhã, trí tuệ sâu xa.

BaLa Mật Đa:

BaLa Mật Đa: từ ngữ này La Thập phiên âm là ba la mật và dịch nghĩa là độ (đưa qua sông, sang sông), hay đáo bỉ ngạn: đến bờ kia. Độ hay đáo bỉ ngạn đều chỉ là những dụng ngữ nói lên sự giải thoát khổ đau. Cõi sanh tử mà chúng sinh đang trôi lăn được xem như bờ bên này, thì bờ bên kia được ví với Niết bàn, ở đó, chúng sanh được thoát ra ngoài vòng sinh tử. Ngăn cách giữa hai bờ là con sông phiền não. Vượt sông phiền não tức đến Niết bàn. Vì vậy, bờ bên kia nguyên là dụ ngữ ngầm chỉ cho Niết bàn. Và phương pháp để đi đến Niết bàn (đáo bỉ ngạn) là 37 phẩm trợ đạo.

Cõi sanh tử mà chúng sinh đang trôi lăn được xem như bờ bên này, thì bờ bên kia được ví với Niết bàn.

Cõi sanh tử mà chúng sinh đang trôi lăn được xem như bờ bên này, thì bờ bên kia được ví với Niết bàn.

Bát nhã ba la mật đa nghĩa là pháp tu đưa qua bờ giác ngộ ở bên kia sông mê. Nội dung của pháp tu này là quán chiếu Bát nhã.

Tâm:
Bài liên quan

Tâm có nghĩa là trung tâm, thông thường người đời cho rằng tinh túy của sự vật nằm ngay trong lòng của nó. Với con người cũng vậy. Như trong con người, đứng về mặt sinh lý mà nói, máu huyết từ tim (tâm) phát ra, chảy khắp thân thể để nuôi các tế bào, rồi quay về tim mà phát ra trở lại. Đứng về mặt tâm lý mà nói, các hiện tượng tâm lý đều phát xuất từ tâm, rồi cũng trở về đó để phối kiểm lại. Vì tâm được hiểu như trung tâm, Cho nên, tất cả tinh hoa được xem như đổ dồn và tập trung về đó.

“Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh” nghĩa là: bài kinh tóm thâu yếu nghĩa tinh ròng của pháp tu quán chiếu Bát nhã đưa hành giả lên bờ giác.

“Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh” nghĩa là: bài kinh tóm thâu yếu nghĩa tinh ròng của pháp tu quán chiếu Bát nhã đưa hành giả lên bờ giác.

Như vậy, Bát nhã Tâm kinh là bài kinh cô đúc tất cả tinh yếu của giáo nghĩa Bát nhã. Cũng như A tỳ đạt ma Tâm luận là quyển luận cô đúc tất cả tinh yếu của giáo nghĩa A tỳ đạt ma, Tâm kinh hay Tâm luận là những danh từ thường gặp trong văn học Phật giáo, chỉ cho các bản văn toát yếu của kinh hay của luận, để người học dễ nhớ, dễ thuộc. Tức loại “giúp trí nhớ” vậy. Kinh là danh từ dịch nghĩa Phạn ngữ sũtra, phiên âm tu đa la, Tu đa la. Nghĩa là sợi chỉ, hoặc xâu với nhau. 

“Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh” nghĩa là: bài kinh tóm thâu yếu nghĩa tinh ròng của pháp tu quán chiếu Bát nhã đưa hành giả lên bờ giác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm trộm làm tổn thất công đức của chính mình

Phật giáo thường thức 16:00 08/04/2024

Mỗi người khéo xem chừng tâm trộm của mình, tâm báu không lo giữ để thành tâm trộm, trộm của báu trong nhà làm mất đi những gia tài quý báu, trộm những thiện nghiệp công đức mà chúng ta đã tạo. Trộm ở ngoài thì dễ giữ, trộm ở trong làm sao giữ?

Luôn tự biết mình đang hành động với tâm gì?

Phật giáo thường thức 15:07 08/04/2024

Trong bài kinh số 9 trong Trung Bộ Kinh có nhắc đến Chánh Tri Kiến – chính là khi thấy được tận gốc cái tâm phát sinh ra hành động của mình ngay từ khi chúng vừa khởi sinh. 

Sống thiền không chỉ là việc ngồi im lặng trên bồ đoàn tọa cụ

Phật giáo thường thức 15:00 08/04/2024

Khi ta nâng tách trà, đó không chỉ là hành động đơn giản của việc uống trà, mà là một trải nghiệm tương tác với vị đắng nhẹ của lá trà, hương thơm dịu nhẹ nâng niu từng giọt trà, và sự yên bình trong từng giây phút thong thả.

Cách phòng hộ để không bị "người âm" làm hại?

Phật giáo thường thức 14:30 08/04/2024

Các chúng sanh trong loài phi nhân cũng như loài người có cả thiện ác, tốt xấu lẫn lộn. Hơn nữa, chúng có thần lực hơn loài người nên có khả năng làm hại con người nếu bị xúc phạm hoặc có thể giúp đỡ con người trong một vài trường hợp đủ duyên.

Xem thêm