Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/02/2018, 10:41 AM

Giới thiệu về đạo Phật

Phật nói cho đủ là Phật đà, nói gọn lại là Phật, là một người đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn. Chữ Phật là danh từ chung, chỉ cho tất cả những ai đã tu hành phước huệ tròn đủ và thành tựu viên mãn

1. Chữ đạo nghĩa là gì? 

Chữ đạo có ba nghĩa:

- Con đường: Con đường đi đến cõi người gọi là nhân đạo, con đường đi đến người ngoài hành tinh gọi là thiên đạo, con đường đi đến mọi sự đau khổ tột cùng gọi là địa ngục đạo, con đường đi đến chỗ si mê lầm lạc gọi là súc sinh đạo, v.v...

- Bổn phận: Như đạo nghĩa thầy trò, đạo nghĩa vợ chồng, đạo lý làm người v.v...

- Chân lý tuyệt đối, tâm thể sáng suốt sẵn có nơi mỗi chúng sinh: Còn gọi là Phật tính, Niết bàn, chân như... Tùy theo mức độ nhận thức và hiểu biết mà chúng ta có thể hiểu chữ Đạo theo quy trình từ thấp đến cao.

2. Chữ Phật nghĩa là gì?

Phật nói cho đủ là Phật đà, nói gọn lại là Phật, là một người đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn. Chữ Phật là danh từ chung, chỉ cho tất cả những ai đã tu hành phước huệ tròn đủ và thành tựu viên mãn.

3. Giác ngộ có mấy bậc?

Giác ngộ có 3 bậc:

a. Tự giác: Là tự mình giác ngộ do siêng năng tu tập, và biết cách buông xả để thoát khỏi mọi sự trói buộc trong cuộc đời lầm lạc si mê.

b. Giác tha: Nghĩa là mình khi đã giác ngộ rồi tùy theo căn cơ trình độ của chúng sinh mà hướng dẫn lại để mọi người cùng được giác ngộ.

c. Giác hạnh viên mãn: Là sự giác ngộ hoàn toàn nhờ phát tâm độ sinh với tinh thần tốt đạo đẹp đời và thành tựu đầy đủ công hạnh Bồ Tát, không biết mệt mỏi nhàm chán.
 
4. Đạo Phật nghĩa là gì?

Đạo Phật có hai nghĩa chính:

- Là con đường đưa tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê đến bờ giác ngộ sáng suốt.

- Là phương pháp rèn luyện để giúp mình sống an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại mà chẳng tìm cầu đâu xa hoặc kiếp sau.

5. Đạo Phật ra đời từ lúc nào?

- Nếu nói theo nghĩa sáng suốt sẵn có nơi mỗi chúng sinh thì đạo Phật không có điểm khởi đầu, giống như bản chất của gương là tự sáng.

- Nếu theo nghĩa lịch sử thì đạo Phật có trước đạo Thiên Chúa 624 năm trước công nguyên tính theo năm sinh. Nói gọn lại thì đạo Phật đã có mặt hơn 2600 năm.

6. Ai khai sáng đạo Phật?

Người khai sáng ra đạo Phật chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nên Ngài được mọi người gọi là đức Bổn sư.

7. Lợi ích của đạo Phật là gì?

Đạo Phật có 3 lợi ích:

- Với tinh thần từ bi hỷ xả: Đạo Phật giúp cho nhân loại đoàn kết thương yêu nhau bằng trái tim có hiểu biết.

- Với tinh thần bình đẳng: Đạo Phật giúp cho mọi người không phân biệt đối xử theo thể chế chính trị, màu da sắc tộc và giai cấp cao thấp.

- Với ánh sáng trí tuệ: Đạo Phật làm cho con người biết soi sáng lại chính mình để chuyển hóa bớt tối tăm, si mê lầm lạc mà gây khổ đau cho mình và người khác.

8. Giáo lý của đạo Phật gồm những gì?

Giáo lý đạo Phật gồm có Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, gọi chung là ba tạng kinh điển.

- Kinh tạng: Là văn bản ghi chép lại những lời Phật dạy sau khi Ngài nhập Niết bàn.

- Luật tạng: Là những nguyên tắc đạo đức mà Phật đã chế ra nhằm ngăn ngừa các điều ác và làm những điều lành hoặc khi các vị đệ tử phạm giới.

- Luận tạng: Là những sách vở phần lớn do các vị tổ sau này viết ra để luận bàn, giải thích rõ ràng về ý nghĩa lời Phật dạy để mọi người cùng nhau tham khảo và tu tập.

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm