Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/03/2015, 10:27 AM

Giữ gìn Chánh pháp từ ngay cửa chùa?

Nếu như chùa nào cũng có sư trụ trì, không những một vị mà có nhiều sư có sự phân công của sư trụ trì để hướng dẫn phật tử một cách chu đáo, thử hỏi Chánh pháp không tồn tại ở cổng chùa, trước gian Tam Bảo thì còn tồn tại ở đâu?

Đã ít nhiều biết “tiếng” ngôi chùa hiếm hoi ở miền Bắc không đặt hòm công đức, chùa Tiêu Sơn ở Từ Sơn - Bắc Ninh, cái tên chỉ cần đánh vào mục tìm kiến trên trang google, cho ra kết quả hơn 700 nghìn cũng đủ thấy mọi người dân quan tâm đến “hòm công đức” như thế nào. 

Nhân đầu xuân Ất Mùi, chúng tôi mới có dịp viếng thăm cảnh chùa, để tận mắt xem có đúng như trên mạng đưa tin hay không.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 30km, chùa Tiêu Sơn (Tiêu Sơn tự) nằm lưng chùng núi Sơn thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ thời tiền Lê, đến thời Lý đã khang trang và đây là chốn tu thiền, giảng đạo của nhiều bậc cao tăng, nơi Thiền sư Vạn Hạnh, vị Quốc sư, người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua khởi nghiệp triều Lý trụ trì và viên tịch.
Ngôi chùa Tiêu Sơn năm ẩm sau những tán cây
Đặc biệt, chùa còn giữ tháp mộ và nhục thân Thiền sư Như Trí, viên tịch năm Quý Mão (1723), là người có công khắc in cuốn Thiền Uyển Tập Anh. 

Được biết xưa chùa từng lưu giữ ván in sách Thiền Uyển Tập Anh, một tác phẩm ghi chép về các danh tăng Việt Nam có giá trị về văn học, sử học, triết học.

Viếng thăm cảnh chùa, chúng tôi quan sát gian Tam Bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ không thấy có hòm công đức, nhưng đều có các đĩa nhựa trên các ban thờ, phật tử theo đó mà đặt tiền lẻ vào. Điều đó cho thấy nhà chùa cố gắng nhắc nhở, nhưng do đã hình thành thói quen của phật tử miền Bắc từ lâu, muốn sửa việc đó không hẳn là việc dễ dàng, các ngôi chùa cần phải cắt cử tăng, ni, phật tử hướng dẫn trực tiếp, tại chỗ.

Mọi thứ không tự nhiên mà đẹp được, mọi thứ không tự nhiên mà thành nghi lễ được, bao giờ cũng phải có sự hướng dẫn, như vậy mới đúng chức năng của người trụ trì.
Trên ban thờ vẫn còn những đĩa nhựa để tiền lẻ của phật tử
Điều 41, Chương VIII – Nội quy Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN có ghi: “Tại mỗi đơn vị cơ sở tự viện có tăng, ni cư trú, BTS GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm trụ trì. Trụ trì là người thay mặt Giáo hội quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở tự viện theo đúng Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Về mặt luật pháp, trụ trì chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động phật sự tại cơ sở tự viện”.

Điều 50, Chương XI có ghi “Phát huy ánh sáng Chính pháp của đạo Phật, cương quyết loại trừ ảnh hưởng tà giáo, mê tín dị đoan, chấn chỉnh lễ nghi, cách thức thờ cúng không phù hợp với sinh hoạt tín ngưỡng đạo Phật tại các cơ sở tự, viện cũng như tư gia phật tử.”


Chùa Tiêu Sơn là một trong những ngôi chùa quan tâm nhất trong việc xây dựng hình ảnh người phật tử đến chùa lễ Phật đúng tác phong của người phật tử, nhưng vẫn còn tình trạng đó huống gì những chùa khác mà gần như xảy ra tất cả các chùa miền Bắc.

Điều đó cho thấy rằng thiếu đi sự hướng dẫn trực tiếp, tại chỗ của người trụ trì. Thậm chí có người bạn phật tử tâm sự với chúng tôi ở những ngôi chùa quê, ngay trong làng đến viếng thăm cảnh chùa lễ Phật mà chẳng bao giờ gặp được vị sư trụ trì, chùa như kiểu không sư! Đáng buồn thay...

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết một ngôi chùa không phải cần một vị sư trụ trì mà cần nhiều vị sư, mỗi vị sư quán xuyến một công việc từ hương đăng, từ trai đường, từ tri khách...mới hy vọng mọi việc đi vào nền nếp quy củ, giữ gìn được Chánh pháp ngay trong ngôi chùa, giữ gìn Chánh pháp ngay từ cửa chùa, chưa nói đến ở đâu cho xa xôi.

Trong khi tìm hiểu mới biết có một số vị sư trụ trì không những một mà hai thậm chí là nhiều hơn hai ngôi chùa, mỗi ngôi chùa cách xa nhau hàng trăm cây số, vậy thử hỏi lấy đâu ra việc hướng dẫn phật tử được, không biết việc này lãnh đạo Giáo hội có biết không? Và điều đó có đúng với cách thức và cách hiểu về trụ trì không?

Nếu Giáo hội còn thiếu tăng, ni thì tại sao trên truyền thông thông báo mỗi năm đào tạo hàng nghìn tăng, ni ở đâu? Nếu do sự sắp xếp phân bổ tăng, ni không đồng đều thì điều đó cho thấy công tác nhân sự về tăng sự của Giáo hội cần được chú trọng hơn nữa!

Xin gửi đến lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam những băn khoăn của phật tử, nếu có sai sót chúng con kính mong các vị tôn túc đại xá cho chúng con, chúng con không muốn nói lời vọng ngữ - đọa vào cảnh địa ngục khổ lắm!

Nếu như chùa nào cũng có sư trụ trì, không những một vị mà nhiều vị để hướng dẫn phật tử một cách chu đáo, thử hỏi Chánh pháp về hình tướng không tồn tại ở cổng chùa, trước gian Tam Bảo thì còn tồn tại ở đâu?

Lưu Chánh
Ghi chú: Bài viết thể hiện cách hành văn, góc nhìn của một phật tử trẻ tại Hà Nội
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm