Gởi người tu sĩ trẻ!
Tôi cũng là một tu sĩ trẻ. Và bài viết này xin hướng đến những bạn đồng tu trẻ như tôi. Khi tôi gửi đến các “bạn” những dòng này cũng là những tâm sự tôi gửi cho tôi.
> Chia sẻ về phương pháp học online của một tu sĩ trẻ
Chúng ta nói chuyện nghiêm túc với nhau một lần nhé!
Tôi cũng là một tu sĩ trẻ. Và bài viết này xin hướng đến những bạn đồng tu trẻ như tôi. Khi tôi gửi đến các “bạn” những dòng này cũng là những tâm sự tôi gửi cho tôi. Tôi cũng như bạn, cũng là một người tu sĩ, không biết được duyên may gì từ vô lượng kiếp, chúng ta cùng nhau đi trên con đường tu hạnh giải thoát. Và đến bây giờ, tôi không biết các bạn đã tìm ra được cho mình con đường lý tưởng đó chưa, hay cũng như tôi, vẫn còn chút gì đó chênh vênh giữa những dòng xuôi ngược. Cho nên, tôi xin được nói lên một vài suy nghĩ của mình, để ai có cùng tâm nguyện như tôi, cùng chia sẻ, cảm thông và hiểu nhau hơn trên con đường tu, các bạn nhé!
Các bạn biết không, chúng ta đang vô cùng hạnh phúc khi biết tìm đến con đường ánh sáng của đức Như Lai khi chúng ta còn đang rất trẻ. Cái độ tuổi mà dân gian thường gọi là “ăn chưa no lo chơi tới”, hoặc người ta hay thẩm mĩ hoá nó là “tuổi thanh xuân” được chúng ta dám dành trọn cho chí nguyện lớn. Tuy hạnh phúc là thế nhưng cái mà chúng ta đánh đổi đó là sự rời bỏ gia đình từ nhỏ. Chúng ta rời bỏ vòng tay yêu thương của cha mẹ, sự ấm êm trong những bữa cơm chiều, sự ngọt ngào trong mỗi mùa xuân đến. Chúng ta vô tình thiếu đi một miếng tình cảm trong trái tim còn non dại ấy, bước vào chốn thanh quy và tập sống một cuộc sống mạnh mẽ. Chúng ta có đang thiếu đi tình thương không?
Hành trình xuất gia của một người trẻ
Hình như khi làm một người tu sĩ, chúng ta không được phép yếu đuối. Chúng ta phải luôn tỏ ra mạnh mẽ với những khó khăn mà con đường ngược dòng mang lại. Chúng ta phải luôn là tấm gương của sự chuyển hoá bằng năng lượng tu tập để bùn phải thành sen, rác phải thành hoa. Nếu lỡ tỏ ra yếu đuối thì chúng ta sẽ bị cho là tu chưa tới, tu mà than, tu mà này mà kia. Tu thì sẽ phải là gì nhỉ? Chúng ta có đang cố lãng quên những dòng cảm xúc yếu đuối mà lâu lâu nó lại biểu hiện! Chúng ta có thực sự chuyển hoá được những hạt giống tiêu cực mà cuộc đời và nghiệp báo mang lại, hay chúng ta chỉ dấu nó đi đâu đó trong những góc khuất của đời sống tâm hồn chưa lớn. Khi chúng ta không tìm được tình thương từ huynh đệ, từ đại chúng thì chúng ta rất dễ lung lay bởi những thứ tình cảm bên ngoài chạm đến. Bởi trái tim yếu đuối và tổn thương nào cũng cần có một nơi nương tựa.
Mang danh là con của dòng họ Thích Ca, chúng ta phải sống làm sao để bản thân mình là biểu hiện của sự giải thoát. “Phải” là điều chúng ta chọn. Có ai bắt chúng ta đi trên con đường này đâu. Ban đầu, bạn và tôi, chúng ta đều tự nguyện đi theo con đường ngược lối ấy và với suy nghĩ trẻ con rằng nó sẽ đẹp và nhẹ nhàng lắm! Cũng như ai cũng nói một cách dễ dàng là “Đi tu sướng lắm, đừng lập gia đình chi cho khổ”. Nhưng cuộc đời đâu có đơn giản như thế. Chúng ta vừa phải giữ ý giữ tứ để người đời không dèm pha, chê trách; chúng ta cũng còn phải thực sự chọn cho mình phương pháp tu tập đúng đắn để chuyển hoá những cảm xúc rất “con” và rất “người” ngày đêm biểu hiện. Nhìn mấy đứa bạn ngoài đời cứ mặc kệ con hay người xui khiến, tụi nó mặc nhiên đi theo dòng đời, còn chúng ta ở trong này phải sống một cuộc sống khác có khiến các bạn có một giây phút nào đó băn khoăn không!
Tưởng cứ vào chùa ăn tương chao đạm bạc rồi “sống lâu lên lão làng”, ai ngờ vào chùa tu rồi mà còn phải “bon chen” nhiều thứ quá. Nào là phải ngày đêm sử sách để đi học lấy cái bằng Phật học; nào là phải cố gắng làm cho nhiều để kiếm phước; nào là phải tỏ ra giỏi giang để bổn đạo lấy đó làm gương; nào là phải đi du học để “biết người biết ta”. Rồi đâu chỉ dừng ở đó, khi các bạn hơi lớn một chút là được cho đi làm trụ trì. Ôi cái nghĩa “trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng” sao mà khác xa quá vậy. Phải nói là đi “làm dâu trăm họ” thì thực tế hơn. Tôi tự hỏi nếu trước khi đi tu mà các bạn có được cái bản đồ chỉ ra hết tất cả những khó khăn như vậy thì các bạn có còn muốn đi không? Chắc chắn là có. Bởi vì, chúng ta đều là những con người chọn cuộc sống ngược dòng, cuộc sống “khác người” mà, đúng không?
Tôi thấy ấy, chúng ta đều có những nỗi băn khoăn về con đường tu tập của bản thân cũng như cách thức hoằng pháp lợi sinh. Thiết nghĩ đây là những dòng suy nghĩ chính chắn mà chúng ta nên có. Có ai còn những nỗi băn khoăn khác ngoài những nỗi này đâu, đúng không? Nhưng buồn một nỗi đó là chúng ta còn nhiều nỗi băn khoăn không đáng tí nào. Làm sao để được nhiều người quan tâm, làm sao để lấy lòng được các thầy lớn, làm sao để sau này có một ngôi chùa thật đẹp, làm sao để hơn người này hơn người kia. Có người, người như chúng ta nè các bạn, lại có những suy nghĩ làm sao để “hại” người khác nữa ấy! Các bạn thấy có buồn không? Đi tu rồi mà còn suy nghĩ như vậy nữa thì tôi cũng không biết làm sao nữa! Hình như càng tu thì những người đó càng hiểu nhân quả và họ càng không sợ nhân quả hay sao ấy. Đừng như vậy! Tội đó!
Giới là nền tảng đạo đức của người xuất gia và tại gia
Các bạn có thấy cuộc sống của những tu sĩ trẻ như chúng ta ngày càng trở nên khó khăn trong thời đại này không? Tôi thì thấy làm tu sĩ thời này sao mà khó đến thế. Không biết thời đức Phật, Ngài có lần nào ngồi trầm tư dưới gốc cây xoài của cô Ambapali nghĩ về cuộc sống của những đứ cháu chắt của Ngài như chúng ta bây giờ không nhỉ? Nếu Phật có nghĩ đến thì không biết Phật sẽ khuyên gì nhỉ! “Mấy con ơi! Bớt bớt xài facebook lại nha!” hay là “Mấy con nè! Nửa đêm mà bấm điện thoại là không tốt đâu”, hoặc là “Sư phụ mấy con cấm điện thoại mà mấy con xài ipad thì cũng như không”. Phật ơi! Giờ sao đây! Cuộc sống của tụi con khác Phật. Chúng con không dám nói là khó hơn, nhưng nó khác xa thời Phật lắm. Nhiều sự chi phối khiến chúng con luôn bị “đơ” giữa những quyết định. Có khi chúng con cũng mặc kệ và phó mặc cho cuộc đời với cách một tài tình nhất bằng việc vận dụng tuỳ tiện hai chữ “tuỳ duyên”. Tuy nhiên, đó không phải là cách tối ưu nhất rồi, phải không Phật?
Các bạn biết không, khi chúng ta bước ra khỏi cái giếng mình mới thấy cái giếng nhỏ như thế nào và chúng cũng thấy được bầu trời rộng làm sao. Nhưng đôi khi nằm trong cái giếng lại là biện pháp an toàn để chúng ta khỏi lo nghĩ gì nhiều về bầu trời, hay cái giếng. Đôi khi tôi bị ngẩn ngơ trước những điều mà mình thấy được từ khi bước ra khỏi cuộc sống mình từng có. Tôi gặp được nhiều nhà tu hành tự xưng, hay được phong danh này nọ, nào là Đấng Thượng Sư, Bậc Pháp Vương, Bậc Giải Thoát, mà tôi cũng không biết nên tin vào đâu. Chúng ta là những tu sĩ trẻ nên chúng ta không có tiếng nói, hay chúng ta còn trẻ nên chúng ta không dám nói, hoặc chúng ta tu “chưa tới” nên chúng ta chỉ biết “dựa cột” mà thôi. Phật giáo Việt Nam khoảng 30 năm nữa sẽ nằm trong tay chúng ta, vậy chúng ta có nên gieo những hạt giống trí tuệ ngay từ bây giờ để có được cái gọi là “Phật giáo của chúng ta sau này” hay không? Hay chúng ta cứ theo những gì mà xã hội đang có để sống “hoà hợp” với mọi người, đỡ phiền, đỡ nghĩ suy, đỡ mệt?
Có một việc mà tôi nghĩ chúng ta phải luôn nhắc nhở nhau mỗi ngày, như là bài học mà Thầy của chúng ta thường nhắc, đó là “chúng ta là tu sĩ”. Câu “chúng ta là tu sĩ” mang ý nghĩa thiêng liêng lắm! Đầu chúng ta cạo, mặc áo “cà sa”, ăn cơm chùa, nhận của đàn na tín thí. Chúng ta là những người mà tổ sư Quy Sơn gọi là “phát túc siêu phương”. Chúng ta không phải người đời. Chúng ta không phải ngôi sao hay ca sĩ hay diễn viên. Chúng ta có thể nhận được sự quan tâm của một vài người, hoặc vài nghìn người, nhưng chúng ta không bao giờ “nổi tiếng”. Chúng ta không phải là thần tượng của ai cả. Chúng ta cũng không cần phải tỏ ra là thần tượng của người khác. Nếu “lỡ” chúng ta được nhiều người biết đến thì cũng đừng mừng hay sợ. Hãy cứ sống thật và sống xứng đáng với câu nói “chúng ta là tu sĩ”. Chúng ta không có hoàn hảo. Chúng ta chỉ đang sống thật và đang sống hết sức mình. Chúng ta sinh ra là một vị Phật và lớn lên tập là con người.
Là những tu sĩ trẻ, chúng ta cũng còn ngẩn ngơ nhiều việc lắm các bạn nhỉ! Một phần là phải làm gương cho bổn đạo, một phần là phải “xoay sở” với chính những cảm xúc rất thường của bản thân. Mong rằng chúng ta sẽ luôn nhận được sự quan tâm của đại chúng, của quý Thầy Cô lớn. Mong rằng chúng ta không quá mệt mỏi chạy theo những gì mà cuộc đời bắt mình phải theo. Mong rằng những cảm xúc rất thường của chúng ta được hoá giải với những phương pháp tu tập mà chúng ta được học. Mong rằng chúng ta sẽ được hiểu: chúng ta còn trẻ, chúng ta vẫn đang tu, chúng ta cũng là những con người, nhưng chúng ta cũng có tiếng nói và trách nhiệm. Mong rằng cuộc đời không quá khắc nghiệt với chúng ta. Mong rằng giữa những người tu sĩ trẻ như chúng ta sẽ có thêm sự kết nối, yêu thương và hiểu biết đối với nhau. Mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau đi đến hết con đường mà mình chọn.
Ồ! Vậy nếu chúng ta không đi được hết con đường ấy thì sao? Mong rằng dù chúng ta chọn con đường nào thì đó chính là sự lựa chọn của chúng ta, chúng ta phải có trách nhiệm và niềm tin. Mong rằng những nụ cười sẽ mãi nở trên môi những người tu sĩ trẻ.
Là người tu sĩ trẻ, là vinh hạnh, là phước báo, là trách nhiệm, là tương lai, và là hiện tại.
>Xem thêm video: Tự tại trước khen chê:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm
Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
Xem thêm