Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/03/2020, 10:13 AM

Người tử tội cầu xuất gia

Trên đường dẫn đi, người ấy trông thấy Phật từ xa liền quỳ mọp xuống lễ bái, tự xưng tội trạng, bạch Phật rằng: “Con nay mắc phải tội chết, mạng sống chẳng còn bao lâu nữa. Nguyện đức Thế Tôn đại từ đại bi xin tội cho con. Con nguyện xuất gia theo Phật, trọn đời không tái phạm.”

Con đi xuất gia mẹ nhé!

Lúc ấy, Đức Phật đang ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có một người ngu si tên là Như Nguyện, quen làm những chuyện sát hại, trộm cắp, tà dâm. Nhiều người bắt được thưa kiện lên vua, liền sai quân trói lại dẫn ra chợ, chiếu theo luật mà xử tội chết.

Trên đường dẫn đi, người ấy trông thấy Phật từ xa liền quỳ mọp xuống lễ bái, tự xưng tội trạng, bạch Phật rằng: “Con nay mắc phải tội chết, mạng sống chẳng còn bao lâu nữa. Nguyện đức Thế Tôn đại từ đại bi xin tội cho con. Con nguyện xuất gia theo Phật, trọn đời không tái phạm.”

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi ấy Phật liền nhận lời cầu xin ấy. Ngài bảo với A-nan rằng: “Này A-nan! Ông hãy đến chỗ vua Ba-tư-nặc và tâu rằng, ta xin tha mạng người tử tội này để thâu nhận người xuất gia nhập đạo.” Ngài A-nan vâng lời Phật đi đến chỗ vua Ba-tư-nặc. Đến nơi, ngài đem lời Phật mà tâu với vua. Vua nghe lời Phật liền lập tức tha tội, truyền quân dẫn đến chỗ Phật.

Phật độ cho Như Nguyện xuất gia. Nhờ tinh cần tu tập nên chẳng bao lâu được đắc quả A-La-hán.

Chư tỳ-kheo thấy việc Như Nguyện sắp chết mà được cứu, lại xuất gia chưa bao lâu được thành đạo quả, đều khen là việc chưa từng có, liền thưa hỏi Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên phước báo gì mà ngày nay Thế Tôn nói ra liền được người tin phục nghe theo, cứu mạng tội nhân dễ dàng như vậy.”

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ông nên chú ý lắng nghe, ta sẽ vì các ông mà phân biệt giảng nói.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

“Này chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, cách nay vô số kiếp, nước Ba-la-nại có Phật ra đời hiệu là Đế Tràng, cùng với chư tỳ-kheo đi khắp nơi giáo hóa chúng sanh. Ngày kia nơi giữa đường đi gặp một vị tiên nhân. Vị ấy thấy Phật đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chiếu sáng rực rỡ, liền sinh lòng hoan hỷ vui mừng, lễ bái dưới chân, thỉnh Phật cúng dường. Phật nhận lời.

“Khi ấy, tiên nhân soạn sửa đủ các món ăn thức uống quý lạ, tinh sạch mà cúng dường Phật với chư tăng. Lễ cúng dường xong, liền phát lời nguyện rằng: ‘Nhờ công đức cúng dường hôm nay, nguyện cho trong đời vị lai, lời tôi nói ra đều được người tin phục nghe theo.’ Đức Phật Đế Tràng liền nhận cho rằng: ‘Chỗ mong muốn của ông hôm nay tất được như nguyện, cũng giống như ta ngày nay không sai khác.’ Khi ấy, tiên nhân nghe lời Phật rồi liền phát tâm vô thượng Bồ-đề, cầu thành quả Phật. Phật Đế Tràng thọ ký cho rằng: ‘Ông về sau sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.’”

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Vị tiên nhân thuở ấy chính là ta ngày nay. Vì ta đã từng kính thuận chư Phật, nên ngày nay mỗi lời nói ra liền được người tin theo, cứu mạng được cho tội nhân, lại độ cho thành đạo quả.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Trích sách "Một trăm tích nhân duyên Phật giáo"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm