Hà Tĩnh: Hơn 133 tỷ đồng trùng tu, nâng cấp chùa Thanh Lương
Sáng 26/3, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân đã tổ chức Lễ khánh thành chùa Thanh Lương, khối 11, thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân.
Dự và chứng minh buổi lễ về phía Giáo hội Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh; Hòa Thượng Thích Quảng Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư GHPGVN; Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn Hoá T.Ư, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An…Phía lãnh đạo chính quyền có Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân và đông đảo Tăng, Ni, Phật tử và nhân dân địa phương tham dự.
Chùa Thanh Lương là ngôi cổ tự có từ thời Lý, do Hoàng tử thứ 8 của Đức vua Lý Thái Tổ tên là Lý Nhật Quang dựng lập khi vào trấn giữ Hoan Châu. Chùa có 2 tên gọi: Ngoài cổng là Thanh Lương và bên trong trước đây có biển đề tên là Quốc Linh tự. Ngôi cổ tự này trước đây là nơi để các vua đến lễ phật cầu kinh, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; Tương truyền, sau khi khai kinh lần đầu tiên tại đây, nhà Vua xa giá lên núi Hồng theo đường Thiên Lộc và gợi ý xây dựng chùa Hương Tích.Thời bấy giờ, chùa được triều đình cử 3 vị Hòa Thượng về kế thế trụ trì rồi viên tịch và đã yên tọa nơi đây, thọ trên 100 tuổi, hiện trong khuôn viên chùa còn lưu lại 3 bảo tháp thờ phụng. Chùa đã được trùng tu qua các triều đại từ thời nhà Lý cho đến triều đại Nhà Nguyễn. Sau Cách mạng tháng tám, chùa vẫn còn Sư trụ trì với Pháp danh Tâm Văn – thế danh Nguyễn Văn Thành. Trước và trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, chùa là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, mà Nhà sư Nguyễn Văn Thành chính là 1 cán bộ. Nơi đây, sau Cách mạng Tháng tám (1946-1954) là 1 trung tâm văn hóa tâm linh lớn vì là nơi được hợp tự của các Chùa như: chùa Long Khánh, chùa Văn Giác, chùa Tháp, chùa Ngọ; có đến hàng trăm pho tượng, hiện nay tại chùa đang lưu giữ 3 pho tượng quý bằng Thạch Nhũ có niên đại khoảng vào Thời nhà Lý được mang từ Ấn Độ sang. Năm 2007, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Quảng Nguyên về trụ trì chùa; Ngày 17/3/2012, chùa Thanh Lương chính thức được khởi công xây dựng. Chùa được xây trên một khu đất cao, rộng 3,5 hecta rất thoáng đãng thuộc làng Khải Mông nay là khối 11 của thị trấn Xuân An, giao thông thủy bộ đều thuận tiện.
Qua nhiều năm trùng tu, đến nay chùa Thanh Lương được xây dựng lại với 19 hạng mục với tổng diện tích 5 ha, có tổng mức đầu tư trên 133 tỷ đồng do các Phật tử, quỹ thiện tâm và các doanh nghiệp trong và ngoài nước quyên góp và hàng ngàn ngày công của Nhân dân địa phương, Phật tử trong, ngoài tỉnh.
Các hạng mục chính được đầu tư xây dựng là: Tòa tam bảo (điện chính), nhà tổ, nhà thập bát la hán, nhà thánh mẫu, nhà tăng, cổng tam quan và lầu chuông, lầu trống...
Sau lễ khánh thành, các đại biểu và hàng nghìn người dân, du khách thập phương đã dâng hương, lễ Phật, thực hiện nghi lễ phóng sinh cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sinh an lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính
Trong nước 18:30 18/11/2024Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
Xem thêm