Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/06/2022, 08:23 AM

Hàn Quốc: Lễ hội đèn lồng để kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Phật

Vào ngày 8-5 vừa qua, lễ hội ánh sáng Yeondeunghoe (연등회) đã trở lại chiếu sáng khắp trung tâm Seoul sau hai năm liên tiếp bị hủy bỏ vì đại dịch Covid-19.

Đây là sự kiện thường được biết đến với tên gọi lễ hội đèn lồng Hoa sen, được tổ chức vào mùa xuân để kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Năm nay, lễ hội diễn ra với chủ đề là ánh sáng của hy vọng và chữa lành trong thời kỳ hậu đại dịch.

Diễu hành đèn lồng trên phố

Diễu hành đèn lồng trên phố

Để kỷ niệm sự kiện Đản sinh Phật lịch 2566 của Đức Phật, các ngôi chùa Phật giáo lớn và khu vực suối Cheonggyecheon ở trung tâm thành phố Seoul đã được chiếu sáng bởi hàng nghìn chiếc đèn lồng hoa sen được làm tinh xảo bằng giấy màu. Mặc dù các sự kiện liên quan đã được tổ chức từ tháng 4, nhưng lễ hội Yeondeunghoe năm nay đã diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 6-5, cùng với các lễ hội nhỏ và các hoạt động tiếp tục kéo dài cho đến ngày 11-5.

Hàng loạt đèn lồng bằng giấy màu sắc sặc sỡ được trưng bày

Hàng loạt đèn lồng bằng giấy màu sắc sặc sỡ được trưng bày

“Chúng tôi đã thắp sáng bức tượng đèn lồng tại khu quảng trường trước Tòa thị chính Seoul vào lúc 7 giờ tối ngày 5-4 để báo hiệu cho sự kiện năm nay chính thức bắt đầu. Sẽ có nhiều hoạt động khác nhau đến hết ngày 11-5 dành cho cả những người dân Hàn Quốc và khách du lịch nước ngoài tham gia”, đại diện tông phái Tào Khê Hàn Quốc cho biết.

Hàng loạt đèn lồng bằng giấy màu sắc sặc sỡ được trưng bày tại chùa Jogyesa ở trung tâm Seoul, chùa Bongeunsa ở phía Nam Seoul và dọc theo dòng suối Cheonggyecheon ở khu vực trung tâm thành phố kể từ ngày 29-4 để kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Phật.

Đây được xem là một trong số những lễ hội lớn nhất trên thế giới, lượng khách đến tham dự sự kiện này hàng năm được ghi nhận là hơn 350.000, bao gồm cả người dân địa phương và khách du lịch nước ngoài. Trong số hàng loạt các sự kiện văn hóa, trưng bày và biểu diễn tại các chùa chiền Phật giáo và các địa điểm công cộng tại Hàn Quốc, lễ hội này nổi bật hơn cả với cuộc diễu hành của hơn 100.000 chiếc đèn lồng dọc theo tuyến đường dài 3km xuyên qua các con phố của trung tâm Seoul.

Thắp sáng những chiếc đèn lồng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự soi sáng tâm trí của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội bằng trí tuệ của Phật

Thắp sáng những chiếc đèn lồng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự soi sáng tâm trí của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội bằng trí tuệ của Phật

Lễ kỷ niệm này biểu trưng cho sự chia sẻ ánh sáng của trí tuệ, lòng từ bi và hòa bình thế giới, cũng như thể hiện những mong ước và hy vọng về một xã hội hạnh phúc và hòa hợp.

Trước đó, vào tháng 12-2020, lễ hội Yeondeunghoe đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể trong phiên họp thứ 15 của Ủy ban Liên chính phủ UNESCO về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua việc sự kiện này, UNESCO mong muốn bảo vệ các truyền thống, tri thức và kỹ năng đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và khiến cho chúng không bị mai một hoặc quên lãng theo thời gian.

UNESCO cho biết: “Việc thắp sáng những chiếc đèn lồng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự soi sáng tâm trí của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội bằng trí tuệ của Phật. Lễ hội là khoảng thời gian an vui và hạnh phúc, khi ấy, ranh giới xã hội tạm thời bị xóa bỏ. Trong lúc xã hội gặp trắc trở, lễ hội này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hòa nhập, kết nối xã hội và giúp con người vượt qua những khó khăn của thời đại”.

Lễ hội Yeondeunghoe đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội Yeondeunghoe đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội đèn lồng Hoa sen đã kéo dài hơn 1.200 năm, kể từ thời Silla (신라) cổ đại của Hàn Quốc (khoảng 57 TCN - 935 Tây lịch). Trong Samguk Sagi (Lịch sử Tam quốc sử ký), dưới thời kỳ Vương quốc Silla Thống nhất (668 - 935), vua Gyeongmun và hoàng hậu Jinseong đã đến thăm chùa Hwangnyongsa để ngắm những chiếc đèn lồng vào dịp trăng tròn đầu tiên của năm 866 và 890.

Đại lễ Phật đản ở Hàn Quốc được gọi là Bucheonim Osin Nal (부처님 날) có nghĩa là “ngày Đức Phật đến” và Seokga Tansinil (석가탄신일) nghĩa là “ngày sinh của Đức Phật”. Lễ hội được tổ chức vào ngày 8-4 âm lịch, thường rơi vào tháng 5 của Tây lịch.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm