Hạnh phúc khi biết buông xả
Buông xả nghĩa là không nắm giữ. Chỉ những ai có nhận thức sâu sắc và ý chí cao thượng mới có thể thực hiện được hạnh phúc này.
Đó là nhận thức về thế gian vô thường, thân người vô ngã, tất cả mọi thứ đều là huyễn, đều do duyên sinh mà thành. Do nhận thức được như vậy, nên đối với họ, mọi sự thịnh suy, thành mất, hợp tan trên cuộc đời đều không quan trọng, họ biết buông xả, không bị vật chất thế gian làm đắm nhiễm. Nhờ đó họ có hạnh phúc.
Có một câu chuyện rất hay về hạnh phúc buông xả. Vào thời đức Phật còn tại thế, một tối nọ, trong giờ thiền tọa, một thầy tên là Baddhiya trong lúc đang ngồi thiền đột nhiên lại thốt lên:
- Ôi hạnh phúc ! Ôi hạnh phúc!
Khi đó, các thầy cùng thiền tọa đều nghe được. Sáng hôm sau, có một thầy lên bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn, tối qua trong giờ thiền tọa con có nghe thầy Baddhiya thốt lên: “Ôi hạnh phúc ! Ôi hạnh phúc !”. Con nghĩ rằng trước đây Baddhiya là một người giàu có, cho nên bây giờ thầy ấy còn mơ tưởng đến cuộc sống quá khứ, không chịu được sự tu tập khổ hạnh nên mới thốt lên như vậy. Xin Thế Tôn mời thầy ấy lên hỏi xem có đúng như vậy không?
Học theo tứ đại để sống hạnh phúc
Trưa hôm đó, sau giờ thọ trai, đại chúng ngồi đầy đủ, khi đó đức Phật gọi Baddhiya lại và hỏi:
- Này Ba-đi-da, có phải tối qua trong giờ thiền tọa, thầy thốt lên “Ôi hạnh phúc! Ôi hạnh phúc!” hay không?
Baddhiya thưa:
- Bạch Thế Tôn! Quả là con có thốt lên như vậy.
Đức Phật hỏi:
- Vì sao, thầy hãy trình bày cho đại chúng cùng nghe?
Baddhiya trả lời:
- Bạch Thế Tôn, trước đây con là quan Tổng trấn, sống một cuộc đời rất giàu có sung sướng, dinh thự con luôn có lính canh gác, khi ra ngoài luôn có lính theo hộ tống. Dù sống sung sướng đầy đủ vật chất như vậy nhưng lúc nào con cũng cảm thấy bất an, luôn lo sợ bị người ta ám sát. Từ khi xuất gia theo Phật, con sống thảnh thơi như con nai rừng, con không sợ ai, không sợ mất gì mà cũng không có gì để mất. Con thấy sung sướng, hạnh phúc quá nên đêm qua không kềm lòng được, con đã thốt lên: “Ôi hạnh phúc! Ôi hạnh phúc!” làm động chúng, con xin sám hối.
Đức Phật tán thán:
- Này Ba-đi-da, thầy đang bước những bước vững chãi trên con đường giải thoát, thầy đã tìm được an lạc, hạnh phúc thật sự trong cuộc sống. Ta mong thầy sẽ tiếp tục đạt được những kết quả trong thời gian tu tập sắp tới.
Như vậy, hạnh phúc không ở bên ngoài, mà ở chính chúng ta. Nếu biết buông xả, biết đủ, chúng ta sẽ có được hạnh phúc. “Vài người có thật nhiều mà vẫn còn ham muốn. Tôi có ít nhưng cảm thấy đủ, chính họ nghèo dù tiền rừng bạc biển. Chính tôi giàu tuy túi rỗng không” (Edward Dyer). Có nhiều nhưng thấy chưa đủ thì vẫn khổ vẫn thiếu, còn nghèo mà thấy đủ thì vẫn giàu, vẫn hạnh phúc.
Qua bốn hạnh phúc kể trên, chúng ta cùng xem xét lại đâu là hạnh phúc chân thật bền vững, đâu chỉ là hạnh phúc hư dối, tạm thời.
Thứ nhất, hạnh phúc khi thỏa mãn ngũ dục, lục trần. Có tiền, sắc đẹp, địa vị… là một hạnh phúc, nhưng nếu chẳng may gia sản phá tán, vợ chồng chia tay, địa vị không còn,… khi đó chúng ta cũng không còn hạnh phúc. Như vậy, hạnh phúc có được bằng sự tìm cầu, thỏa mãn vật chất là không bền chắc, vì khi được chúng ta hạnh phúc, khi mất chúng ta đau khổ.Thứ hai, hạnh phúc khi thoát khỏi đau khổ. Khi chúng ta nghèo khổ, túng thiếu, mà được trúng số, có nhiều tiền, nhiều tài sản, khi đó chúng ta sẽ cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng nếu chẳng may bị trộm mất hết gia sản, khi đó có thể chúng ta còn khổ gấp trăm ngàn lần. Vì không có thì khổ ít, có mà mất sẽ khổ nhiều hơn. Cho nên, hạnh phúc này cũng không bền chắc.
Thứ ba, hạnh phúc khi làm việc thiện. Khi làm được việc thiện, chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhưng đôi khi chính những việc đó lại làm chúng ta khổ. Điều này tôi thấy rất rõ, nhiều người rất năng nổ, tích cực làm việc thiện, được báo chí, truyền hình đưa tin ca ngợi, nhưng từ khi họ nổi tiếng thì có rất nhiều người đến xin tiền, hết người này đến người kia, khiến họ phiền não. Cho nên hạnh phúc này cũng chưa hoàn toàn, chúng ta vẫn có thể bị đau khổ.
Thứ tư, hạnh phúc khi biết buông xả. Nhiều người cho rằng hạnh phúc này chỉ những người xuất gia mới có thể làm được, như thời Phật còn tại thế, mỗi ngày các vị tu sĩ chỉ ôm bát khất thực rồi lo tu, lo hoằng truyền Phật pháp, còn người tại gia có nhiều ràng buộc như: vợ chồng, con cháu, công việc làm ăn, nhà cửa, ruộng vườn,… thì khó lòng mà buông xả được. Theo tôi nghĩ, quý Phật tử tại gia vẫn có thể thực hiện được hạnh phúc buông xả này nhưng không như cách các vị tu sĩ làm, mà buông xả bằng tâm niệm. Chẳng hạn, khi bị trộm mất hết tiền của, nếu không biết buông xả chúng ta sẽ đau khổ, có thể tự tử nhưng biết buông xả, sẽ thấy việc đó là bình thường. Bởi như Phật dạy, tiền bạc sẽ rơi vào năm nhà: vua quan, trộm cắp, nước trôi, lửa cháy, con cái phá tán, nếu không như vậy thì khi chết chúng ta cũng không mang theo được. Người tại gia nếu biết quán và hiểu được điều này, chắc chắn sẽ không quyết định đi đến cái chết khi bị đau khổ.
Khi vợ hoặc chồng chúng ta lấy người khác, nếu không biết tu, chúng ta sẽ rất buồn khổ, có thể vì đó mà làm những chuyện tội ác như tạt axit, giết người, tự tử… Biết tu rồi, chúng ta lại cảm thấy mừng vì nghĩ trước đây khi có vợ, có chồng, mình bị ràng buộc, đi đâu cũng bị kiểm soát, bây giờ chồng hay vợ lấy người khác rồi, mình được tự do, sung sướng. Hơn nữa, nếu biết quán rằng nếu bây giờ chồng hoặc vợ không bỏ, sau này chết rồi cũng bỏ. Cho nên, có cũng tốt không có cũng tốt, không phải có thì hạnh phúc, mất thì đau khổ. Khi tâm niệm được như vậy, chúng ta sẽ không đau khổ.
Muốn được như vậy, chúng ta phải nhận thức được thế gian là vô thường, thân người là giả tạm, tất cả những gì trên cuộc đời này đều là duyên sinh, có hợp thì có tan, hữu hình thì hữu hoại, khi tâm niệm được như vậy, khi chúng còn hay mất đi, chúng ta cũng không đau khổ. Càng ôm giữ nhiều, càng nặng, càng tham đắm nhiều, càng khổ, nếu chúng ta biết buông bỏ từ từ thì sẽ được hạnh phúc, ví như đang gánh nặng mà được bỏ gánh xuống sẽ được nhẹ nhàng. Vì vậy, không chỉ người xuất gia mà người tại gia cũng làm được, người xuất gia làm theo cách của người xuất gia, người tại gia làm theo cách của người tại gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm