Hành thập thiện cho đời tươi sáng
Hành thập thiện nghĩa là sống theo mười điều thiện gồm: không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận, có chánh kiến.
> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy tại đây
Trong bài sám của khóa lễ Tịnh độ mà chư Tăng và các Phật tử thực hành vào mỗi buổi chiều tối, có ba câu nói về đời sống “tươi sáng” hay “quang đãng” của người Phật tử và hệ quả tốt lành của đời sống ấy. Đó là “Hành thập thiện cho đời tươi sáng; Bỏ việc ác để đời quang đãng; Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân”.
Ba câu sám văn cốt yếu khuyên nhắc mọi người sống bỏ ác làm lành để cho cuộc đời được tươi sáng và trong sạch với kết quả là đem phúc lành đến cho mọi nguời, mọi loài. Hành thập thiện nghĩa là sống theo mười điều thiện gồm: không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận, có chánh kiến. Bỏ việc ác tức là từ bỏ mười điều ác gồm: sát sanh, lấy của không cho, ta hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến. Người Phật tử tin tưởng vào lời Phật dạy, quyết tâm bỏ ác làm lành, nên có đời sống tươi sáng và trong sạch, từ bên trong ra bên ngoài, từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Vị ấy “tươi sáng” vì vị ấy sống theo mười thiện pháp. Vị ấy “quang đãng” vì vị ấy rũ sạch mười ác nghiệp. Khi một người có đời sống tươi sáng và quang đãng như vậy thì mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của vị ấy đều nhất nhất thanh tịnh, hiền thiện và do đó được xem là người sống mang phúc lành đến cho mọi người, mọi loài. Kinh Phật (Kinh Nguồn nước công Đức, Tăng Chi Bộ) gọi nếp sống như vậy là “đại bố thí", nghĩa là “đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh”.
Thế nào là “Hành thập thiện cho đời tươi sáng”, "Bỏ việc ác để đời quang đãng”? Căch thức thực hiện nếp sống cao đẹp, đáng mong ước, đáng nỗ lực theo đuổi và khuyến khích như vậy được trình bày rõ ràng và chi tiết qua các đoạn kinh sau đây, do Đức Phật giảng dạy cho vị Thôn trưởng có tên Asibandhakaputta (Kinh Vở ốc, Tương Ưng Bộ):
“Này Thôn trưởng, người đệ tử đặt lòng tin tưởng vào Như Lai, vị ấy suy tư như sau:
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích sát sanh và nói‘Chớ có sát sanh’. Nay ta có sát hại như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ sát sanh. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ sát sanh. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích lấy của không cho và nói: ‘Chớ có lấy của không cho’. Nay ta có lấy của không cho như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ lấy của không cho. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ lấy của không cho. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích sống tà hạnh trong các dục”.“Nay ta có tà hạnh trong các dục như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ là hạnh trong các dục. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ tà hạnh trong các dục. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kíchnói láo”.“Nay ta có nói láo như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ nói láo. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ nói láo. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích nói hai lưỡi”. “Nay ta có nói hai lưỡi như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa". Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ nói hai lưỡi. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ nói hai lưỡi. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chí trích, công kích nói lời độc ác”. “ Nay ta có nói lời độc ác như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ nói lời độc ác. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ nói lời độc ác. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua. "
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích nói lời phù phiếm”. “Nay ta có nói lời phù phiếm như thế này, hay như thế kìa. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ nói lời phù phiếm. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ nói lời phù phiếm. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích tham dục”. “Nay ta có tham dục như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ tham dục. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ tham dục. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích sân hận”. “Nay ta có sân hận nhưthếnày, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ sân hận. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ sân hận. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua. “
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích tà kiến”. “Nay ta có tà kiến như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ tà kiến. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ tà kiến. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua..
Như vậy, do đoạn tận sát sanh, người ấy trở thành người không sát sanh. Do đoạn tận lấy của không cho, người ấy trở thành người không lấy của không cho. Do đoạn tận sống tà hạnh trong các dục, người ấy trở thành người không sống là hạnh trong các dục. Do đoạn tận nói láo, người ấy trở thành người từ bỏ nói láo. Do đoạn tận nói hai lưỡi, người ấy trở thành người từ bỏ nói hai lưỡi. Do đoạn tận nói lời độc ác, người ấy trở thành người từ bỏ nói lời độc ác. Do đoạn tận nói lời phù phiếm, người ấy trở thành người tử bỏ nói lời phù phiếm. Do đoạn tận tham, người ấy trở thành người không có tham lam. Do đoạn tận sân, người ấy trở thành người không có sân tâm. Do đoạn tận tà kiến, người ấy trở thành người theo chánh kiến."
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm