Thứ sáu, 31/12/2021, 10:41 AM

Hành trạng xuất gia, tu hành của Hòa thượng Thích Trí Quảng

Hòa thượng Thích Trí Quảng sinh năm 1940, tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Hóc Môn, Gia Định (nay là huyện Củ Chi, TP.HCM).

Hòa thượng xuất gia năm lên 10 tuổi với Đại lão Hòa thượng Thích Trí Đức (1909-1999) tại tổ đình Huê Nghiêm (Thủ Đức); năm 1957, được Hòa thượng bổn sư gửi đến tu học tại Phật học đường Nam Việt - chùa Ấn Quang; thọ giới Tỳ-kheo năm 1960, nối dòng Thiền Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41.

Năm 1965 - 1972, du học tại Nhật Bản (Đại học Rissho, Tokyo). Sau khi về nước, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bổ nhiệm đảm trách Vụ trưởng Vụ Phiên dịch và trước tác thuộc Tổng vụ Hoằng pháp (1973 - 1975).

Suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hòa thượng Thích Trí Quảng sinh năm 1940, tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Hóc Môn, Gia Định (nay là huyện Củ Chi, TP.HCM).

Hòa thượng Thích Trí Quảng sinh năm 1940, tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Hóc Môn, Gia Định (nay là huyện Củ Chi, TP.HCM).

Tiếp đó, Hòa thượng được cử làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang, 1975 - 1981), Thư ký Đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tham dự Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam (1981).

Sau khi GHPGVN thành lập (7-11-1981), Hòa thượng được suy cử Ủy viên Hội đồng Trị sự, Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương; Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP.HCM (1982), Phó Trưởng ban Thường trực kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP.HCM, rồi Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (11-1998 đến nay).

Hòa thượng được suy cử đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự (2002), Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (2002), Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (2008 đến nay), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN (2002 - 2012), Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương (2007 - 2017), Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ (1989 đến nay)…

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng được cung thỉnh vào ngôi vị Hòa thượng Đường đầu của nhiều Đại giới đàn

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng được cung thỉnh vào ngôi vị Hòa thượng Đường đầu của nhiều Đại giới đàn

Từ tháng 7-2015, Hòa thượng được suy tôn ngôi vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; suy tôn Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (2017), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh GHPGVN (7-2020).

Tại phiên họp đặc biệt của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh (1-12-2021), Hòa thượng được chư tôn Trưởng lão nhất tâm đề cử đảm nhiệm Quyền Pháp chủ. Ngày 14-12-2021, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh có văn bản chính thức thông báo đến Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự để tiến hành nghi thức suy tôn theo quy định của Hiến chương.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng được cung thỉnh vào ngôi vị Hòa thượng Đường đầu của nhiều Đại giới đàn tổ chức ở các tỉnh, thành phố phía Nam và Tây Nguyên, như Đại giới đàn Huệ Thành (2012), Đại giới đàn Đồng Huy (2016), Đại giới đàn Trí Tịnh (2016, 2018), Đại giới đàn Pháp Hải (2017), Đại giới đàn Hoằng Đức (2018), Đại giới đàn Đạt Đồng (2020)...; làm Giới sư, Tuyên Luật sư, Chứng minh cho nhiều Đại giới đàn khác.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng là vị giảng sư có hàng ngàn pháp thoại, biên soạn và là tác giả của hàng chục đầu sách đã xuất bản trong nước

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng là vị giảng sư có hàng ngàn pháp thoại, biên soạn và là tác giả của hàng chục đầu sách đã xuất bản trong nước

Trưởng lão Hòa thượng là vị lãnh đạo Phật giáo TP.HCM kế thừa Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hào (1911-1997), là vị chủ trương kiến thiết, đại trùng tu các công trình lớn như cơ sở 2 Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn, huyện Bình Chánh), chùa Phổ Quang (quận Tân Bình)…

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng là vị giảng sư có hàng ngàn pháp thoại, biên soạn và là tác giả của hàng chục đầu sách đã xuất bản trong nước, được kết tập trong Trí Quảng toàn tập với các phần nghi thức hành trì tâm linh, thuyên giải kinh điển, các phát biểu, nhận định, đạo từ, tham luận, bài viết… (đang được thực hiện, đã xuất bản 7 cuốn).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm