Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/12/2020, 08:23 AM

Hạt giống Phật pháp đã nảy mầm ở châu Phi

Phật pháp đã được ươm mầm trên mảnh đất khô cằn Châu Phi, người dân bắt đầu biết đến Phật, Pháp và Tăng. Sư Buddharakkhita, 52 tuổi, một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên của châu Phi, là người đã kết hợp được Phật giáo với trí tuệ truyền thống châu Phi ở Uganda.

Steven Kaboggoza (sau này là Thượng tọa Buddharakkhita) sinh năm 1966, người Uganda (một nước ở đông châu Phi), là Tăng sĩ Phật giáo Châu Phi, là người da đen đầu tiên truyền bá Phật giáo đến Châu Phi (trước đây, Phật giáo đến châu Phi đều do người da trắng, da vàng từ phương Tây và châu Á truyền vào). Thượng tọa cũng là người đầu tiên thành lập trung tâm Phật giáo đầu tiên tại Uganda.

Xuất thân từ 1 gia đình trung lưu theo truyền thống Thiên chúa giáo, cơ duyên đến với Phật giáo của Steven Kaboggoza bắt đầu nhen nhóm khi Steven Kaboggoza đến Ấn Độ để du học (mục đích là học về để quản lý Công ty xây dựng của gia đình) vào năm 1990. Nhưng 7 năm sau Steven trở về trong bộ dạng một thiền sinh Phật giáo.

Rồi từ đó bắt đầu con đường tầm sư học Phật của anh. Gia đình khuyên Steven bỏ Phật giáo quay lại truyền thống Thiên chúa giáo nhưng Steven vẫn giữ vững lập trường, xuất gia, thọ giới tỳ kheo năm 2002 tại Mỹ với cố Hoà thượng nổi tiếng Silananda (người Myanmar) với pháp danh Buddharakkhita (Phật Hộ).

Sư Buddharakkhita, 52 tuổi, một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên của châu Phi, là người đã kết hợp được Phật giáo với trí tuệ truyền thống châu Phi ở Uganda.

Sư Buddharakkhita, 52 tuổi, một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên của châu Phi, là người đã kết hợp được Phật giáo với trí tuệ truyền thống châu Phi ở Uganda.

Biển cả và Phật pháp

Trở lại Uganda trong hình tướng Tăng sĩ, Buddharakkhita trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Người ta tưởng Buddharakkhita là thầy lang trị bệnh nên đến xin thuốc, thấy Buddharakkhita cầm cái quạt của sư tăng Myanmar, có người tưởng sư là thị vệ của nhà vua.

“Từ nhỏ, tôi đã ước mơ trở thành kế toán trưởng. Khi nhìn các nhà sư, tôi cảm nhận sự bình an nơi họ và sự kết nối giữa chúng tôi. Tôi thực sự bị cuốn hút, tiếp xúc gần gũi và họ dần trở thành những người bạn hiếm hoi ở trường của tôi. Từ chia sẻ của các nhà sư, tôi được truyền cảm hứng tìm hiểu Phật pháp; đặc biệt là những lời khuyên thiết thực cho hạnh phúc tối thượng và đích thực trong cuộc sống này” – sư Buddharakkhita kể về nhân duyên với Phật giáo.

Sau đó, sư dành nhiều năm đến các quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng và Thái Lan để quan sát, tìm hiểu giáo lý và sự thực hành Phật giáo. Sư trở về Uganda sau 8 năm ở nước ngoài, rồi lại lên đường đến Hoa Kỳ, tham dự khóa tu thiền 3 tháng tại Hội Thiền nội quán Barre (Massachusetts) – nơi nhà sư gặp gỡ vị thầy của mình, sư Henepola Gunaratana. Năm 2002, sư xuất gia tại California dưới sự hướng dẫn của ngài U Silananda (Trung tâm Thiền Tathagata), với chí nguyện cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình, phụng sự đạo pháp. Bất kể đi đến nơi nào, trải nghiệm tu học với truyền thống nào, giấc mơ kiến tạo một trung tâm Phật giáo ở quê nhà vẫn tiềm tàng và thôi thúc sư Buddharakkhita một cách mạnh mẽ.

Sư Buddharakkhita trong một lần gặp gỡ với Đức Dalai Lama

Sư Buddharakkhita trong một lần gặp gỡ với Đức Dalai Lama

Câu chuyện về lòng nhân hậu của cô bé 7 tuổi cứu sống hàng triệu trẻ em ở Châu Phi

Quay trở lại Kampala vào năm 2005, với sự hỗ trợ tài chính từ các nhà hảo tâm châu Á, sư Buddharakkhita mua một mảnh đất tại thị trấn Entebbe, đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng Trung tâm Phật giáo Uganda (UBC). Những năm đầu hành đạo trên quê hương mình, sư Buddharakkhita gặp phải không ít trở ngại. Với sắc phục tu sĩ, người dân địa phương từng nhầm tưởng nhà sư với thầy lang dân tộc thiểu số Maasai, luôn giữ khoảng cách và từ chối tiếp xúc. Những người hàng xóm cũng ngại giao tiếp, thậm chí nhà sư từng bị tấn công ngay tại trung tâm và thoát được phát súng nguy hiểm trong gang tấc vì những hiểu lầm về văn hóa. Tuy vậy, sư Buddharakkhita không nản lòng và “xem sự cố này là cơ hội để biến tổn thương thành sức mạnh lan tỏa Phật pháp”.

Dần dần, các thành viên trong gia đình của sư Buddharakkhita chuyển sang Phật giáo bởi rung động trước những pháp thoại, hướng dẫn thiền và sự tôn trọng của những Phật tử nhập cư từ Nam Á trong vùng dành cho nhà sư. Đặc biệt, thân mẫu của sư Buddharakkhita cũng xuất gia sau đó và hiện đang tu học tại trung tâm.

Một thời gian sau, trung tâm có thêm ba vị tu sĩ từ Uganda, Rwanda và Ai Cập – những người tìm đến học pháp và quy y với sư Buddharakkhita. Kể từ khi trung tâm được hoàn thiện, Phật pháp và thiền chánh niệm bắt đầu được giảng dạy tại đây. Hội Phật giáo châu Phi được sư Buddharakkhita thành lập năm 2005, nhằm kết nối những cá nhân yêu mến thực hành Phật giáo khắp châu lục này. Song song với việc hướng dẫn tu học, sư Buddharakkhita cũng triển khai nhiều dự án an sinh xã hội tại địa phương. Trung tâm Phật giáo Uganda đã tiến hành khoan giếng, xóa bỏ tình trạng thiếu nước sạch ở địa phương và chia sẻ nguồn nước sinh hoạt cho các cộng đồng lân cận; trồng nhiều cây xanh và phát động nhiều chương trình khai mở tiềm năng kinh tế cho phụ nữ bản địa; xây dựng và phát triển mô hình trường học Phật giáo mang tên “Trường học Hạnh phúc” (với sự hưởng ứng và chung tay của hơn 1.500 người dân).

Người dân địa phương và trẻ em tham gia các sinh hoạt tại Trung tâm Phật giáo Uganda

Người dân địa phương và trẻ em tham gia các sinh hoạt tại Trung tâm Phật giáo Uganda

Sau nhiều năm hành đạo và phục vụ cộng đồng, sư Buddharakkhita đã chọn cho mình phương thức truyền tải Phật giáo gần gũi, dựa trên nền tảng văn hóa, tri thức của người dân bản địa và sự tương đồng giữa Phật giáo, văn hóa Phi châu. “Tôi sử dụng kho tàng tri thức của đất nước như nền tảng của mọi sự thuyết giảng. Chẳng hạn, tôi sẽ bắt đầu pháp thoại về nhân-duyên-quả bằng một thành ngữ phổ biến có liên quan của người dân Uganda. Bởi lẽ, bạn không thể bóc một nắm cát, rải xuống một nơi rồi nói ‘Đây chính là Phật pháp’. Theo tôi, cần phải chuẩn bị một mảnh đất đủ màu mỡ; và sau đó mang hạt giống pháp, gieo trồng trên đó…” – nhà sư chia sẻ kinh nghiệm hoằng pháp của bản thân tại quê nhà.

Trong những năm qua, sư Buddharakkhita đã tinh chỉnh phong cách giảng dạy của mình, và ngày nay, sư nhấn mạnh những điểm tương đồng giữa văn hóa châu Phi và Phật giáo. “Tôi sử dụng trí tuệ châu Phi làm nền tảng cho việc giảng dạy của mình”, sư nói. Ví dụ, sư nhấn mạnh sự tương đồng giữa khái niệm ubuntu của Nam Phi (Bạn có mặt vì tôi có mặt, tôi có mặt vì bạn có mặt) và giáo lý Duyên khởi của Phật giáo; sư bắt đầu những cuộc nói chuyện về nghiệp với một câu tục ngữ phổ biến của người Uganda về nhân quả: “Khi bạn ăn một cây nấm có giòi trong đó, nó sẽ ăn lại bạn khi bạn ở trong mồ”.

Sư tổng hợp công việc của mình theo cách này: “Bạn không thể mang một thùng cát và bỏ nó ở đó và nói , ‘OK, đây là Phật giáo’. Bạn canh tác đất (với trí tuệ châu Phi) và chắc chắn rằng nó rất màu mỡ, sau đó mang hạt giống pháp đến trồng. Kết quả, sư hy vọng, sẽ là một phiên bản Phật giáo châu Phi thịnh vượng và độc đáo.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm