Thứ năm, 06/07/2023, 16:30 PM

Hãy sống với tâm từ

Ai cũng biết, yêu thương là một chất liệu quan trọng của cuộc sống. Nếu thiếu yêu thương thì đời sống trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Nhưng yêu thương như thế nào để mình và mọi người cùng muôn loài được lợi ích và an vui là điều nên bàn.

Đạo Phật là đạo của tình thương, hẳn nhiên người con Phật có một bí quyết yêu thương riêng, rất đặc thù, đó là tâm từ.

Tâm từ là lòng yêu thương cao thượng, thương mình và tất cả chúng sanh, mong ước cho mình cùng tất cả chúng sanh luôn được lợi ích, an vui. Tâm từ luôn ban rải đến khắp tất cả chúng sanh không giới hạn, không ngoại trừ một chúng sanh nào, luôn cầu mong tất cả đều được hạnh phúc, đều được an lạc. Như tình mẹ thương con, muốn cho con được an lành và hạnh phúc mà không hề nghĩ đến thân mình cũng như không có bất cứ ràng buộc hay điều kiện nào. Tâm từ là hiến dâng yêu thương chân thật rộng khắp, biến pháp giới vô cùng tận.

Chúng ta vốn dĩ ai cũng muốn bình an. Sự thật là chúng ta đã nhiều lần chí thành chí kính cầu an nhưng không hẳn sẽ được an vui như nguyện.

Chúng ta vốn dĩ ai cũng muốn bình an. Sự thật là chúng ta đã nhiều lần chí thành chí kính cầu an nhưng không hẳn sẽ được an vui như nguyện.

Yêu thương bằng tâm từ có tác động và hiệu ứng chuyển hóa kỳ diệu lên sự sống. Nên người đệ tử Phật chân chính phải luôn thực hành nuôi lớn tâm từ, ban rải tâm từ rộng ra đến với mọi người và cả muôn loài. Trước mắt, người nào nuôi dưỡng được tâm từ sung mãn thì tự thân họ có lợi ích. Lắng nghe Thế Tôn dạy về mười một lợi ích, phước báo của tâm từ:

“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có chúng sanh tu hành tâm từ giải thoát, lưu truyền rộng nghĩa ấy, vì người diễn nói, sẽ được mười một quả báo. Thế nào là mười một? Ngủ an ổn, thức an ổn, không chiêm bao dữ, trời ủng hộ, người thương mến, không có độc hại, không bị binh đao, nước, lửa, đạo tặc không xâm tổn, khi chết sanh lên trời Phạm thiên. Đó gọi là Tỳ-kheo hay thực hành tâm từ được mười một phước này.

Thế Tôn liền nói kệ này:

Nếu người hành lòng từ

Không có hạnh phóng dật

Các kết dần dần mỏng

Dần thấy dấu vết đạo.

 Do hay hành lòng từ

Sẽ sanh lên Phạm thiên

Được diệt độ mau chóng

Hằng đến chỗ vô vi.

Không sát, không tâm hại

Cũng không ý hơn thua

Lòng từ trùm tất cả

Trọn không tâm oán hận.

Thế nên, Tỳ-kheo nên tìm phương tiện thực hành lòng từ, lưu truyền rộng nghĩa ấy. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Chăn trâu [2], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.474)

Chúng ta vốn dĩ ai cũng muốn bình an. Sự thật là chúng ta đã nhiều lần chí thành chí kính cầu an nhưng không hẳn sẽ được an vui như nguyện. Rõ ràng muốn được “ngủ an ổn, thức an ổn, không chiêm baodữ, trời ủng hộ, người thương mến, không có độc hại, không bị binh đao, nước, lửa, đạo tặc không xâm tổn, khi chết sanh lên trời Phạm thiên”, thì phải có tâm từ, chính tâm từ mới có công năng làm nên những điều kỳ diệu ấy.

Mới hay thiền quán từ bi - rải tâm từ đến vô lượng vô biên chúng sanh - nếu được tu tập hàng ngày chính là giải pháp hóa giải tất cả mọi bất an, mâu thuẫn và xung đột trong cuộc sống ngắn ngủi này. Thực hànhtâm từ phải được thể hiện ra bằng thân hành thiện, bằng miệng nói điều thiện, bằng ý nghĩ điều thiện với mọi người, mọi chúng sinh cả khi có mặt lẫn lúc vắng mặt.

Một khi yêu thương với tâm từ đã đong đầy thì ngoài hiệu quả an vui cho mình và người, bản thân người thực hành tâm từ sẽ có thêm những trải nghiệm tâm linh thú vị. Đó là các phiền não, tập khí tham sân cố hữu nhờ tâm từ tưới tẩm nên ngày càng co lại, dễ dàng thành tựu các thiền chứng từ sơ thiền cho đến tứ thiền, mở ra con đường thênh thang hướng đến giải thoát.

Thế nên, nguyện sống với tâm từ, không giết và làm tổn hại, cũng không hề có ý niệm hơn thua hay oán hận, đem lòng yêu thương bao trùm khắp tất cả mọi người cùng hết thảy chúng sanh chính là cách sốngvà hành xử cao cả của những người con Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm