Hòa thượng Thích Bích Lâm: Tấm gương dấn thân vì đạo pháp
HT. Thích Bích Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921-1972).
1. Thân thế sự nghiệp:
HT. Thích Bích Lâm, thế danh Trần Văn Vinh, huý thượng Chơn hạ Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Thân phụ là cụ ông Trần Đức Tựu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đủ, nguyên quán làng Xuân Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ngài là người con thứ tám trong gia đình mười anh chị em.
Ðược sinh ra trong một gia đình nhân hậu, đời đời kính tin Tam Bảo, nên năm lên 8 tuổi, Ngài đã được Tổ Phước Huệ, chùa Sắc Tứ Hải Đức Nha Trang cho quy y, pháp danh Chơn Phú.
Năm Kỷ Mão (1939), Ngài được Tăng cang HT. Phước Huệ cho thế độ, phú pháp tự là Chánh Hữu.
Năm 1945, Ngài được HT. Bổn Sư cho thọ Tam đàn Cụ Túc giới tại chùa Sắc Tứ Tịnh Quang (Quảng Trị) và được HT. Bổn sư phú pháp nhãn tạng hiệu BÍCH LÂM.
Sau khi Tổ Khai sơn Tổ Đình Nghĩa Phương viên tịch, Tổ Phước Huệ đã cử HT. Thích Bích Lâm về Trụ trì Chùa Nghĩa Phương vào tháng 7 năm 1948.
- Năm Nhâm Thìn (1952) tại Đại giới đàn Tổ Đình Thiên Bửu, Ninh Hòa, Khánh Hoà, Ngài được tôn cử làm Tôn chứng sư.
- Tháng 1 năm Đinh Dậu (1957) Ngài đã vận động Phật tử phát tâm cúng dường Đại trùng tu ngôi Tam Bảo Nghĩa Phương, gồm Nhà Tổ, Chánh điện, giảng đường, nhà Linh, Văn phòng giáo hội…
- Tháng 7 năm Đinh Dậu (1957) nhân lễ Khánh tạ Lạc thành chùa Nghĩa Phương, Ngài đã kiến tạo Đại giới đàn cung thỉnh HT. Thích Trí Thắng Chứng minh. Tăng cang HT. Thích Huệ Pháp chùa Sắc tứ Minh Tịnh, Quy Nhơn đương vi Đường đầu Hoà Thượng truyền giới, Ngài được tôn cử làm Giáo thọ A Xà Lê sư.
- Tháng 1 năm 1958, Ngài xây trường Nghĩa thục Bát Nhã Nha Trang dạy dỗ con em nghèo, đây là tiền thân của trường Tư thục Bát Nhã, Tư thục Vạn Hạnh sau này.
- Tháng 12 năm 1958 (Mậu Tuất) Ngài vận động Phật tử mua đất tại Đồng Đế để làm Nghĩa Trang.
- Năm 1959, Ngài tiếp nhận ngôi thảo am của cụ Trần Trứ tại Ba Ngòi Cam Ranh do con cháu cụ hiến cúng, và khai sơn lập tự an danh là chùa Thiên Long.
- Năm 1959 Ngài kiến tạo Tăng Học Viện tại Đồng Đế Nha Trang, để đào tạo tăng tài.
- Năm Canh Tý (1960), sau khi xây cất Tăng Học Viện Phật Giáo Cổ truyền Trung phần hoàn thành, Khánh thành và khai giảng Tăng học viện, nhân dịp này Ban đại diện Giáo hội Phật Giáo Cổ truyền miền Trung kiến lập giới đàn, Chư Sơn thiền đức cung thỉnh Ngài làm Đường đầu Hòa Thượng truyền giới.
- Năm 1961, để phát triển Phật sự tại tỉnh Phú Yên, Ngài đã khai sơn chùa Nghĩa Phú, tại thôn Đông Phước, xã Hoà Thắng, huyện Tuy Hoà.
- Năm 1962, Ngài khuyến hoá bổn đạo mua ruộng tại thôn Tân Lâm, huyện Ninh Hoà, để hằng năm cung cấp gạo cho tăng chúng yên tâm tu học.
- Năm 1963 (Quý Mão) tại giới đàn chùa Sắc tứ Minh Tịnh , Quy Nhơn, Ngài được cung thỉnh làm Tuyên Luật sư.
- Năm 1969 sau khi TT. Thích Trí Giác (Huệ Hải) đại trùng tu chùa Nghĩa Phú, Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên hoàn thành, trong lễ khánh tạ Lạc thành, đã kiến tạo giới đàn Ngài được cung thỉnh làm Tuyên luật sư.
- Năm Canh Tuất (1970), để phát triển Phật sự tại Diên Khánh, TT. Thích Trí Minh (Huệ Đăng) khai sơn kiến tạo chùa Phước Duyên tại xã Diên Phước, huyện Diên Khánh đã cung thỉnh Ngai Chứng minh khai sơn. Trong lễ khánh tạ lạc thành chùa Phước Duyên đã kiến lập giới đàn, đại chúng cung thỉnh Ngài tái thí Đường đầu Hòa Thượng.
2. Các nhiệm vụ Phật sự:
Trong suốt cuộc đời hành đạo Ngài được Chư Tôn đức giao cho các nhiệm vụ:
- Từ năm 1950 đến 1954: Ngài làm Tổng Thư ký Giáo Hội Tăng Già Khánh Hòa.
- Từ năm 1955 đến 1959: Tăng Giám Trung Việt, Phật Giáo Tịnh Độ Tông Việt Nam.
- Từ năm 1960 đến 1968: Ngài đảm nhiệm chức vụ Chánh Đại diện Trung phần kiêm Giám đốc Tăng học viện Phật Giáo Cổ Truyền miền Trung.
- Từ năm 1969 đến 1972: Ngài được tôn cử đảm nhiệm Phó Viện Trưởng Nội Vụ, Viện Hoằng Đạo Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam.
Ngài đã thay mặt Giáo hội Phật Giáo Cổ Truyền đi hoằng pháp, thăm viếng thân hữu Phật giáo các nước: Thái Lan (tháng 5.1958).. Hai lần hoằng pháp thăm viềng thân hữu Phật giáo Nhật Bản vào năm 1968, 1969. Thăm viếng thân hữu Phật giáo Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc v.v...vào tháng 11.1969.
Bằng giới đức trang nghiêm, túc duyên thù thắng, năng lực phi thường, Hòa Thượng là Bổn Sư, là Y Chỉ Sư của nhiều Tăng, Ni và Phật tử.
Đồng thời để có người thừa kế sự nghiệp đạo pháp nên Ngài đã cho hai đệ tử là HT. Thích Trí Tâm, TT. Thích Trí Đức đi đu học tại Nhật Bản.
Đệ tử xuất gia của Ngài có gần 100 vị, chỉ nói riêng hàng đệ tử lớn đã có gần 20 vị được Ngài truyền trao Phú pháp Nhãn tạng và hiện nay đã có những vị đã được tấn phong Hoà Thượng như: Cố HT.Thích Huệ Quang, Cố HT. Thích Trí Tâm (Huệ Minh), Cố HT. Thích Trí Giác (Huệ Hải), Cố HT. Thích Huệ Đăng (Trí Minh), Cố Ht.Thích Trí Hải (Huệ Lạc), HT.Thích Trí Đức, HT.Thích Tâm Khai, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nguyện (Huệ Hạnh) v.v…
- Năm 1965 (Ất Tỵ) Ngài đã đại trùng tu ngôi Tam bảo Nghĩa Phương, như quy mô hiện nay và suốt hơn một phần tư thế kỷ hoằng pháp lợi sanh, dấu chân Ngài bước đến đâu là nơi đó nở hoa chánh pháp, Ngài đã khai sơn trên hai mươi ngôi tự viện tại Khánh Hòa cùng các tỉnh miền Trung như:
1. Chùa Nghĩa Quang, Phường Phương Sài, Nha Trang.2. Chùa Nghĩa Lương, Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, Nha Trang,3. Chùa Nghĩa Minh, Hoàng Diệu, Vĩnh Nguyên, Nha Trang.4. Chùa Nghĩa Hương, Phường Phước Tiến, Nha Trang5. Chùa Nghĩa Hoà, Phường Vĩnh Hiệp, Nha Trang.6. Chùa Nghĩa Phước, Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, Nha Trang.7. Tăng Học Viện Trung Phần, nay là chùa Phước Huệ, Phường Vĩnh Hải, Nha Trang8. Chùa Thiên Long, Ba Ngòi, Cam Ranh.9. Chùa Ngọc Lâm, Ngọc Diêm, Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa.10. Chùa Nghĩa Phú, Đông Phước, Đông Hoà, tỉnh Phú Yên.11. Chùa Nghĩa Lâm, Phước Lộc 2, Đông Hoà, Phú Yên12. Chùa Nghĩa Thành, Phước Thành, Tuy Hoà, Phú Yên..13. Chùa Nghĩa Phong, Phong Niên, Tuy Hoà, Phú Yên.14. Chùa Nghĩa Lâm, Lâm Trúc, Hoài Thanh, Hoài Nhơn, Bình Định.15. Chùa Nghĩa Bổn, xã IA Rbol, Phú Bổn, tỉnh Gia Lai.v.v…
Ngoài ra Ngài còn Chứng minh Đại trùng tu trên 20 ngôi chùa thuộc Môn phong Tổ Đình Nghĩa Phương như: Chùa Sắc tứ Minh Thiện, Chùa Phước Duyên, Chùa Oai Linh, Chùa Minh Quang, Chùa Minh Thành v.v…
3. Thời kỳ viên tịch:
Cuối năm 1970, Hoà Thượng lâm trọng bệnh, tuy được các thầy thuốc Đông y, các bác sĩ bệnh viện Gral Sài Gòn, Quân y viện Đại Hàn tận tình chữa trị, nhưng sức khỏe của Ngài dần dần giảm sút. Thế rồi ngày qua tháng lại, sức khỏe Ngài yếu dần theo bạo bệnh, tuy vậy Hoà Thượng vẫn tỉnh giác chánh niệm an nhiên tự tại với các Phật sự, sinh hoạt thường nhật trong ý niệm “vô thường lão bệnh bất dữ nhân kỳ, triêu tồn tịch vong sát na dị thế”.
Rồi những ngày giữa đông, cuối tháng mười một Tân Hợi đã đến, chùa xưa còn đó, pháp lữ còn đây mà Ngài đã thuận thế vô thường, an tường xả báo thân vào lúc 19 giờ ngày 24 tháng 11 năm Tân Hợi (10.01.1972). Trụ thế 49 năm. trãi qua 28 mùa an cư kiết hạ. Tháp của Ngài được tôn trí tại chùa Phước Huệ, Nha Trang
Nam mô Nghĩa Phương Đường thượng Từ Lâm Tế chánh Tông, Tứ thập thế, huý thượng Chơn hạ Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm, Trần công Hoà Thượng Bổn Sư giác linh, thuỳ từ chứng giám.
Đệ tử Trí Bửu cúi đầu đảnh lễ Tưởng niệm Húy kỵ lần thứ 45 Hòa Thượng Bổn sự thượng Bích hạ Lâm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
HT.Thích Chơn Kim - đời khí phách, tu nghiêm mật
Tăng sĩ 09:47 19/12/2024HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam.
Lễ giỗ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo tại tổ đình Chúc Thánh
Tăng sĩ 13:45 07/12/2024Chư tôn đức Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh sáng 6/12 đã cử hành khóa lễ cung tiến Giác linh Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo và lịch đại Tổ sư, tại tổ đình Chúc Thánh (P.Tân An, TP.Hội An, Quảng Nam).
Thà chết chứ nhất định không phá giới
Tăng sĩ 19:30 27/11/2024“Nếu chết thì xin được chết, chứ không thể phá bỏ giới luật”.
Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Tăng sĩ 11:21 27/11/2024Hòa thượng Giới Đức có thế danh Nguyễn Duy Kha, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Dạ Lê thượng, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Thân sinh Hòa thượng Giới Đức là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Sừng.
Xem thêm