Hoạt động của Phật tử đối với sự phát triển bền vững đất nước
Sáng nay, 28/7/2019 (ngày 26 tháng 6 năm Kỷ Hợi), Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư đã long trọng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia "Hoạt động của tín đồ Phật tử với sự phát triển bền vững đất nước" tại chùa Khai Nguyên (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội).
Quang lâm chứng minh và tham dự Hội thảo có sự hiện diện của HT.Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban TTTT GHPGVN; HT.Thích Thanh Hùng - UVTT HĐTS, Trưởng ban HDPT T.Ư cùng các chư Tôn đức Phó ban HDPT TƯ. Chủ trì Hội thảo có HT.Thích Thanh Điện - Phó Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban tổ chức; chư Tôn đức lãnh đạo GHPGVN; các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và hơn 2000 tín đồ Phật tử.
Về phía đại diện chính quyền có sự tham dự của Ông Nguyễn Văn An - Nguyên Chủ tịch Quốc hội; Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Ngô Sách Thực - Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; ông Lê Đình Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Tôn giáo, Ban Dân vận Trung ương; bà Phạm Thị Thanh Mai - Bí thư Thị ủy Sơn Tây, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, HT. Thích Thanh Điện cho biết, Hội thảo sẽ gồm 2 phiên làm việc, tập trung thảo luận, làm rõ trên các phương diện lý luận, nhận thức và những nội dung về vị trí, vai trò của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử và hiện tại; của khuynh hướng Phật giáo nhập thế cũng như việc Phật giáo tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đương đại; phát huy các giá trị tinh hoa tốt đẹp của Phật giáo cho hòa bình, ổn định và phát triển của xã hội.
Dịp này, Ban Thường trực HĐTS đã trao nhiều Bằng Tuyên dương Công đức đến các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác tổ chức hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” và Hội thảo khoa học Quốc gia "Hoạt động của tín đồ Phật tử với sự phát triển bền vững đất nước".
Phát biểu đề dẫn hội thảo, HT. Thích Thanh Điện cho biết, Hội thảo đã nhận được gần 70 bài viết, tham luận của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài GHPGVN, trong đó Hội thảo vinh dự đón nhận bài viết của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban ngành Trung ương và địa phương.
Hội thảo là dịp thúc đẩy sự đối ngoại và quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước về Phật học và là dịp động viên, khích lệ các Tăng ni, tin đồ Phật tử sống "tốt đời, đẹp đạo", tích cực tham gia xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tiếp đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bài tham luận với chủ đề: "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội" - Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia phát triển bền vững đất nước. Theo đó, trải qua hơn 2000 năm du nhập và phát triển vào Việt Nam, Phật giáo ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của đông đảo nhân dân; tin đồ, Phật tử ngày càng có những có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, của dân tộc.
Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng khi được truyền bá và phát triển vào Việt Nam, Phật giáo lại rất nhập thế. Thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh: khi đất nước hùng cường, Phật giáo hưng thịnh; khi Tổ quốc lâm nguy, Phật giáo tham gia chống giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc; khi đất nước hòa bình, an lạc, Phật giáo tích cực tham gia xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc.
Trong lịch sử, với tư tưởng từ bi cứu độ, tinh thần nhập thế của Phật giáo đã sớm thể hiện ở việc Phật giáo quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc đời. Ở Việt Nam, tinh thần "Hào quang đồng trần", nhập thế, hòa cùng thế tục để dẫn dắt nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội và con người đã là dòng lớn từ Phật giáo thời Trần với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Phật giáo đã nhập thế vào nhân gian, phục vụ nhân dân với phương châm "Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật". Cho đến thời kỳ sau, diện mạo Phật giáo Việt Nam luôn thấm đẫm tính chất nhân văn và đồng hành cùng dân tộc.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành có bài phát biểu tham luận tại Hội thảo với chủ đề "Mục tiêu phát triển bền vững - hướng lựa chọn cho Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay. Thượng tướng nêu rõ, ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức to lớn trong yêu cầu của sự phát triển bền vững như sự phân hóa giàu - nghèo, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận nhân dân, trong đó có một bộ phận giới trẻ. Trước tình hình đó, tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thể hiện ở việc bằng lăng kính của mình, Phật giáo góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như giáo dục đạo đức, lối sống; bảo vệ môi trường; an sinh xã hội, v.v.. từ đó định hướng nhận thức cho nhân dân về các giá trị tốt đẹp của dân tộc trong xã hội đương đại, góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước. Bước vào thời hiện đại, Phật giáo nhập thế đã thực sự trở thành một khuynh hướng và ngày càng mang tính phổ quát.
Với chủ đề "Phát huy giá trị đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay", PGS.TS Hoàng Trúc Lân - Trưởng khoa Triết học, trường Đạo học Sư phạm Hà Nôi nhấn mạnh, Phật giáo chứa đựng nhiều giá trị nhân sinh sâu sắc. Nhân sinh quan Phật giáo chứa đựng nhiều giá trị đạo đức phù hợp với tâm lý, văn hóa và nhu cầu của người Việt Nam như đạo hiếu, tính thiện, nhẫn, từ, bi, hỷ, xả, v.v.. Vì thế, cùng với các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tư tưởng nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác -Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thì việc khai thác, phát huy giá trị đạo đức của Phật giáo là việc làm cần thiết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Xin trân trọng gửi tới quý độc giả một số hình ảnh đã ghi nhận được:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới
Tin tức 15:49 22/11/2024Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Xem thêm