Thứ bảy, 11/05/2019, 20:27 PM

Khai mạc Hội thảo Quốc gia ‘Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững’ tại Đại lễ Vesak 2019

Sáng nay, ngày 11/5 tại Hội trường phía dưới điện Tam Thế – Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc đã diễn ra lễ khai mạc Hội thảo Quốc gia ‘Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững’ tại Đại lễ Vesak 2019. 

>>ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC 2019

Lễ khai mạc Hội thảo Quốc gia ‘Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững’ tại Đại lễ Vesak 2019. 

Lễ khai mạc Hội thảo Quốc gia ‘Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững’ tại Đại lễ Vesak 2019. 

Phatgiao.org.vn xin được trích dẫn bản đề dẫn Hội thảo Khoa học tại Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019: “Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững” do Hòa thượng Thích Gia Quang tuyên đọc tại buổi khai mạc:

ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC

TẠI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ - VESAK 2019:

“SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÍNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG”

Kính thưa quý Đại biểu, khách quý!

Kính thưa toàn thể Hội thảo!

Trước hết cho phép tôi được thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban tổ chức Đại lễ Phật Đản - Vesak LHQ năm 2019 nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của Quý vị Đại biểu, Quý vị khách quý đến từ các cơ quan, ban ngành và các tỉnh, thành trong nước, các vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, các học giả, các chức sắc tôn giáo trong nước và Quốc tế đến từ hơn 112 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến Dự Đại lễ Phật đản - Vesak LHQ năm 2019 và tham dự cuộc Hội thảo khoa học sáng hôm nay.

Kính thưa toàn thể Quý vị Đại biểu!

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, trong đó Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam hơn 2000 năm lịch sử.

Trong lịch sử, Việt Nam là một đất nước phải chịu dựng quá nhiều đau thương, mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược; hơn ai hết Việt Nam luôn khát khao hòa bình - một nền hòa bình phải trên cơ sở độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ - để xây dựng đất nước, cải thiện đời sống và chăm lo hạnh phúc cho nhân dân”.

Trên có sở đó, trong tư duy người Việt Nam - Hòa Bình là điều ước vọng, đồng thời cũng là mệnh lệnh của lý trí của một dân tộc đã thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Những đóng góp vô cùng to lớn của Phật giáo trong tất cả các mặt của đời sống tôn giáo, đời sống xã hội là hết sức to lớn và đa dạng. Hôm nay tại Hội thảo Khoa học với Chủ đề: “Sự Lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững” được đặt trong bối cảnh của Cuộc Cách mạng về Khoa học kỹ thuật giai đoạn thứ 4 đang hiện hữu, giúp chúng ta cơ hội cùng nhau soi rọi và làm rõ các nội hàm đó.

Như Quý vị đã biết, Đại Tứ Thập Kinh nói: “Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến, đó là chánh tinh tấn của vị ấy. Chính niệm, vị ấy đoạn trừ tà kiến; chính niệm vị ấy chứng nhập và an trú trong chính kiến. Đây là chính niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy vòng quanh và chạy theo chính kiến. Đó là chính kiến, chính tinh tấn và chính niệm.”.

Cụ thể với sự Lãnh đạo thì khi ra Quyết định như thế nào để đó được coi là Quyết định của chính niệm. Nên chăng Hội thảo chúng ta cũng tập trung thảo luận một số ý:

Tập trung trọn vẹn đến việc đang làm, đó có phải là tư duy chính niệm?

Chúng ta phải biết rõ việc gì nên làm,việc gì không nên làm trong xã hội hiện tại?

Nhận ra những cảm xúc để điều phối nó và không bị cuốn theo những tư tưởng được coi là tà niệm, tạp niệm?

Tôi trải nghiệm trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại? Cùng nhau nhận thấy những suy nghĩ đến rồi đi và không theo nó?

Ở mặt cá nhân của người lãnh đạo, các câu hỏi thường trực là:

Tôi biết rõ cảm xúc của mình nhưng không bị cuốn vào nó?

Tôi tích cực khám phá những trải nghiệm của tôi trong hiện tại?

Tôi cảm nhận rõ ràng những gì ảnh hưởng bởi các Quyết định của tôi?

Tuy nhiên, mức độ tham gia, sự thể hiện khái niệm chính niệm vì sự phát triển hòa bình bền vững cần được hiểu như thế nào để đem lại những giá trị tốt đẹp phục vụ xã hội hiện đại ngày nay?

Đâu là các lĩnh vực mà Phật giáo có thể làm tốt nhất khi tham gia vào công cuộc tham vấn và ra quyết định của Lãnh đạo?

Cơ chế nào cần có để Phật giáo phát huy giá trị và năng lực của mình?

Vậy nên, Hội thảo sẽ rất hữu ích cũng đồng thời là cơ hội để các diễn giả, nhà khoa học đưa ra các quan điểm, cách nhìn nhận, ngõ hầu đóng góp hữu ích vào việc nghiên cứu, ứng dụng về giáo lý của Phật giáo, góp phần xây dựng hòa bình cho mỗi quốc gia và trên toàn cầu.

Kính thức toàn thể quý vị Đại biểu!

Với Chủ đề: “Sự Lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững”, Ban Tổ chức đã nhận được 62 tham luận của các nhà nghiên cứu, diễn giả trong nước và Quốc tế với nhiều ý kiến và nhận định đa chiều, những kiến giải trí tuệ, nhiệt huyết.

Chúng tôi tin tưởng rằng, các tham luận sẽ giúp ích nhiều trong công tác định hướng xây dựng, tham mưu và tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ xác định và nhận diện trách nhiệm của người Lãnh đạo trong việc ra Quyết định, trong phương pháp tư duy chính niệm để làm cho thế giới ngày càng hòa bình hơn, hữu nghị hơn và phát triển bền vững hơn.

Kính chúc Hội thảo Quốc tế mở đầu các hoạt động của Đại lễ Vesak LHQ năm 2019 diễn ra thành công tốt đẹp.

Một lần nữa xin được cảm ơn và kính chúc sức khỏe tất cả các Đại biểu!

Chùa Tam Chúc - Hà Nam, ngày 11/05/2019

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tịnh xá Ngọc Châu Như, Sóc Trăng, tổ chức Đại lễ Phật Đản

VESAK 2019 10:25 18/05/2019

Trong không khí của mùa Phật Đản năm 2019 – Phật lịch 2563, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thị xã Vĩnh Châu tiến hành Đại lễ Phật Đản vào sáng ngày 13/4 năm Kỷ Hợi (17/5/2019), tại Tịnh xá Ngọc Châu Như – Phường 2 – Thị xã Vĩnh Châu.

Kết thúc đại lễ Vesak 2019 để mở ra một đề tài nóng cần được quan tâm cấp thiết tiếp theo

VESAK 2019 10:27 17/05/2019

Với trên 300 tin, bài, phản ánh tâm tư nguyện vọng, quá trình chuẩn bị, thúc đẩy tinh thần hướng tới đại lễ Vesak, BBT phatgiao.org.vn đã nêu cao tinh thần đại hỷ xả từ bi trí tuệ của toàn thể Tăng ni Phật tử, bà con gần xa đã hướng về Vesak để đại lễ được thành công tốt đẹp.

Đại lễ Vesak 2019: Minh chứng về đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện

VESAK 2019 15:59 15/05/2019

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp. Đây là đánh giá của Hòa thượng Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) cũng như nhiều đại biểu dự Đại lễ Vesak 2019.

Sau Việt Nam, nước nào sẽ đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak năm 2020?

VESAK 2019 14:30 15/05/2019

Đại lễ Phật đản liên hợp quốc lần thứ 16 được tổ chức tại chùa Tam Chúc, Hà Nam vừa bế mạc sau 3 ngày (từ ngày 12 – 14/5). Quốc gia nào sẽ được chọn đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak năm 2020 lần thứ 17?

Xem thêm