Thứ bảy, 28/05/2022, 07:50 AM

Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng

Thiện nam tử, việc cúng dường của ai cũng thế. Dù một môi cháo, một muỗng cơm, khi ta hồi hướng phước đức do công cúng dường ấy qua những người khác, phước sẽ gia tăng theo số người được hồi hướng. (Tích Truyện Kinh Pháp Cú_Pali, Phẩm XXV Tỳ Kheo, phần Tỳ Kheo A-Na-Luật)

Khi thực hiện một thiện sự nào đó, chẳng hạn như bố thí, cúng dường, công phu tu tập, chăm sóc bệnh nhân, xây cất nhà tình thương...quý thiện hữu nên hồi hướng công đức cho nhiều người khác, công đức nhờ đó mà tăng trưởng hơn. Đặc biệt, khi hành giả hồi hướng công đức chơn thiện cho hết thảy hữu tình trong mười phương, thì công đức vô lượng không thể tính kể, và tối thượng nhất là hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề, hay trang nghiêm Phật Tịnh Độ, thì công đức ấy trở nên viên mãn. Có thể thấy thói quen hồi hướng công đức như thế này của quý Phật tử theo truyền thống Phật giáo Bắc Truyền. Điều này đã được hiển bày trong các kinh điển Đại Thừa, quen thuộc nhất là trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Quyển Hạ, Phẩm 12: So Sánh Công Đức Bố Thí.

Dù một môi cháo, một muỗng cơm, khi ta hồi hướng phước đức do công cúng dường ấy qua những người khác, phước sẽ gia tăng theo số người được hồi hướng.

Dù một môi cháo, một muỗng cơm, khi ta hồi hướng phước đức do công cúng dường ấy qua những người khác, phước sẽ gia tăng theo số người được hồi hướng.

Việc hồi hướng công đức có được nhờ sự hoan hỷ phát tâm thực hành bố thí, cúng dường hay công phu tu tập, hoặc những thiện sự khác của quý Phật tử cũng được ghi lại trong kinh Tạng Pali, cho thấy sự cần thiết trong việc thành tâm hồi hướng công đức chơn thật cho càng nhiều người càng tốt. Nhờ vậy, không những công đức của hành giả được tăng trưởng, mà còn là duyên lành trưởng dưỡng tâm từ bi của hành giả khi chia sẻ công đức (yêu thương này) cho nhiều hữu tình (nhất là hữu tình đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khốn khổ, chẳng hạn như người dân Ukraine hiện đang phải hứng chịu khổ đau, chết chóc do sự tàn khốc của chiến trang gây ra hàng ngày kể từ ngày 24 tháng 02 năm 2022).

Tâm Tịnh hoan hỷ xin chia sẻ đoạn trích dẫn từ Tích Truyện Kinh Pháp Cú để quý đạo hữu có cái nhìn khách quan trên nền tảng giáo điển Nam Tông. Quý đạo hữu có thể theo link bên dưới để vào đọc toàn tích truyện này.

Với công đức chia sẻ Phật ngôn, Tâm Tịnh xin hồi hướng công đức này cho hết thảy hữu tình chúng sanh trong khắp pháp giới được ánh sáng trí tuệ và từ bi của chư Phật, xua tan bóng đêm phiền não và khổ đau do vô minh chấp trước của chúng hữu tình,  bỏ tà theo chánh, đoạn ác tu thiện, để được sống chơn lạc, hạnh phúc, giải thoát, niết bàn, đại bát niết bàn.

Trích đoạn:

Quan chưởng khố cho gọi Annabhara đến hỏi:

- Hôm nay, anh có cúng dường ai không?

- Thưa ông chủ có ạ. Tôi đã cúng dường phần cơm tôi cho Phật Ðộc Giác Uparittha.

- Anh cầm đồng xu này và nhường cho tôi phần cúng dường ấy nhé!

- Thưa ông, không được đâu.

Quan chưởng khố tăng giá lên một ngàn đồng, Annabhara vẫn không chịu. Ông bèn nói:

- Thôi được rồi, nếu anh không nhường phần cúng dường ấy thì hãy lấy một ngàn đồng này và hồi hướng cho tôi phần phước vậy.

- Xin ông hãy để tôi hỏi ý kiến Ngài rồi quyết định ạ.

Chàng chạy đến gặp đức Phật Ðộc Giác.

- Bạch Ngài, quan chưởng khố trao con một ngàn đồng và yêu cầu hồi hướng công đức cho ông ấy. Con phải làm sao?

Ðức Phật dùng thí dụ đáp:

- Như trong làng kia có một trăm nhà, một người chỉ thắp một ngọn đèn nhà mình rồi các nhà khác đến đó châm đèn mang về. Vậy ánh sáng đó phải của ngọn đèn dầu đầu tiên không?

- Bạch Ngài trong trường hợp ấy ánh sáng của cây đèn đầu tiên đã gia tăng lên.

- Thiện nam tử, việc cúng dường của anh cũng thế. Dù một môi cháo, một muỗng cơm, khi ta hồi hướng phước đức do công cúng dường ấy qua những người khác, phước sẽ gia tăng theo số người được hồi hướng. Ðây anh chỉ cúng dường một phần ăn. Nhưng khi anh hồi hướng quan chưởng khố phước đức ấy thì nó tăng lên gấp đôi, một thuộc về anh và một thuộc quan chưởng khố.

- Bạch Ngài, quý hóa quá.

Annabhàra từ giã vị Phật Ðộc Giác đến gặp quan chưởng khố:

- Thưa ông, xin ông hãy nhận phần phước đức cúng dường của tôi.

- Ðây anh cầm lấy tiền.

- Tôi không bán đâu ạ. Tôi tặng ông phần phước đức ấy là từ lòng tin của tôi thôi.

- Vậy cũng tốt. Về phần tôi, tôi cảm phục nhân cách cao quý của anh lắm. Anh bạn, hãy nhận số tiền này đi. Từ nay anh khỏi cần cực nhọc làm thuê mướn cho tôi nữa. Anh hãy cất một căn nhà nơi đường phố lớn mà ở. Lúc nào cần thức gì, anh cứ lại kho tôi lấy.

Aáy là quả hiện báo do cúng dường bữa ăn cho một vị xuất định diệt thọ tưởng. Nhà Vua nghe chuyện cũng cho gọi Annabhàra đến, xin chàng một phần phước đức, ban thưởng chàng rất hậu và cho làm chức chưởng khố.

Bây giờ Annabhàra là bạn hữu của quan chưởng khố Sumana. Chàng tiếp tục làm việc phước thiện cho đến khi mãn kiếp, được thọ sanh lên cõi trời. Qua nhiều lần tái sinh trong cõi trời và người, chàng thọ sanh vào một gia dình hoàng tộc dòng Thích Ca, hoàng thân Amitodana, tại thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới thời đức Phật hiện tại (Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Sau mười tháng cưu mang, phu nhân Amitodana mới sinh chàng, đặt tên A-na-luật. Tôn giả là em út vương tử Mahanam, anh em chú bác của Phật. Tôn giả được nuôi dưỡng trong sự chăm sóc cưng chiều, là vị vương tử có phước báo rất lớn. (Sau đó, A Na Luật xuất gia và chứng đạo quả tối thượng A La Hán và trở thành vị đại đệ tử đệ nhất thiên nhãn thông trong thời Đức Phật còn tại thế.)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm