Hội thảo khoa học với chủ đề “nữ Phật tử với Phật giáo Việt Nam” nhân tưởng niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân
Ni giới Việt Nam cần trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, sống tốt đời đẹp đạo, nghiêm trì và bảo tồn giới luật Phật, xứng danh là những người con gái ưu tú của Đức Phật, của Di mẫu Kiều Đàm Di, là những người đệ tử xuất sắc của các bậc tôn túc Ni tiền bối của Phật giáo Việt Nam.
Sáng 26/10, Hội thảo khoa học với chủ đề 'Nữ Phật tử với Phật giáo Việt Nam' do Phân ban Ni giới TƯ phối hợp với Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức khai mạc tại Hội trường Bảo tàng của Học viện (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), sự kiện trong khuôn khổ Đại lễ tưởng niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân (1042-1113) viên tịch và chư Tổ sư Ni tiền bối hữu công.
Hội thảo diễn ra dưới sự chứng minh và tham dự của Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPG Việt Nam quang lâm chứng minh. Hiện diện còn có chư vị giáo phẩm Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS: Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu; Thượng toạThích Đức Thiện (kiêm Tổng Thư ký); Hòa thượng Thích Gia Quang (kiêm Phân viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam); Thượng toạThích Thanh Quyết (kiêm Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội); cùng chư vị giáo phẩm trưởng các ban, viện TƯ… Lãnh đạo Ni giới có Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện, Trưởng Phân ban Ni giới TƯ, Trưởng ban chỉ đạo đại lễ.
Về phía chính quyền, có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước cùng các vị nguyên lãnh đạo các cơ quan TƯ; ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cùng các học giả, nhà nghiên cứu đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, các tỉnh, thành tham dự.
Sau lời phát biểu khai mạc Hội thảo của Ni trưởng Thích Đàm Nghiêm, Hoà thượngThích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS đánh giá cao sáng kiến của Phân ban Ni giới TƯ về đại lễ và hội thảo này.
“Đây cũng là cơ hội để Ni giới Việt Nam tiếp tục noi gương các bậc nữ lưu tinh nghiêm giới luật, trí tuệ siêu việt, tên tuổi ngang hàng với các bậc cao Tăng, được tôn xưng là Tổ sư thiền như Ni sư Diệu Nhân, qua đó làm hành trang cho sự phát triển của Ni giới Việt Nam trong thời đại mới”, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh.
Qua đó, Hòa thượng mong rằng toàn thể Ni giới Việt Nam tiếp tục đoàn kết, hòa hợp trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, sống tốt đời đẹp đạo, nghiêm trì và bảo tồn giới luật Phật, xứng danh là những người con gái ưu tú của Đức Phật, của Di mẫu Kiều Đàm Di, và đặc biệt là những người đệ tử xuất sắc của các bậc tôn túc Ni tiền bối của Phật giáo Việt Nam.
Hoà thượng Thích Gia Quang báo cáo đề dẫn Hội thảo, khẳng định Ni sư Diệu Nhân là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam, gương mặt Ni duy nhất được đề cập trong Thiền tuyển Tập anh, được Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại.
Hoà thượng Thích Gia Quang cũng cho biết từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các bài tham luận xử lý một cách căn cơ nguồn tư liệu ít ỏi hiện có liên quan tới Ni sư Diệu Nhân, chắt lọc nguồn tư liệu phong phú, đa dạng về Ni giới, nữ Phật tử Việt Nam thời hiện đại. Nội dung các tham luận nhấn mạnh vai trò hộ trì Phật pháp, những đóng góp cho dân tộc của nữ Phật tử Việt Nam, khẳng định Ni sư Diệu Nhân là vị Ni có uy tín lớn, am hiểu giáo lý đạo Phật một cách sâu sắc.
Sau khi Hòa thượng Thích Gia Quang báo cáo đề dẫn Hội thảo, dưới sự điều hành của đoàn chủ tọa, hội chúng đã lắng nghe các bài tham luận tiêu biểu đại diện cho hơn 120 bài tham luận đến từ quý chư tôn đức, các vị học giả, các nhà nghiên cứu đóng góp cho Hội thảo.
Bàn chủ tọa có: Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban thông tin Truyền thông TƯ GHPGVN, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Hà Nội; Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban giáo dục Phật giáo TƯ, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Hòa thượng Thích Thanh Đạt – Ủy viên thư ký HĐTS, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện – Ủy viên thường trực HĐTS, Trưởng Phân ban Ni giới TƯ; Ni trưởng Thích Đàm Nghiêm – Ủy viên thường trực HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Phân ban Ni giới TƯ, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ; Ni trưởng Thích Đàm Thành – Ủy viên thường trực HĐTS, Phó trưởng Phân ban Ni giới TƯ; Ni trưởng Thích Đàm Lan – Ủy viên thường trực HĐTS, PHó trưởng Phân ban Ni giới TƯ.
Nội dung hội thảo được chia làm 3 phần: Những vấn đề lý luận chung; Ni sư Diệu Nhân và các vị danh Ni Việt Nam; Ni giới Việt Nam truyền thống và hiện đại. Sau phiên khai mạc, hội thảo đã đi vào nội dung chính. Theo đó, trong buổi sáng cùng ngày, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, TS.Bùi Hữu Dược, GS.TS Nguyễn Hồng Dương, PGS.TS Trần Hồng Liên, Ni TrưởngThích nữ Tịnh Nghiêm (Tiền Giang), Ni sư Thích Đàm Lan (Hà Nội)… đã phát biểu, tham luận trước toàn thể đại biểu.
Hội thảo tiếp tục tham luận trong buổi chiều cùng ngày, cũng tại hội trường chính của Bảo tàng Học viện ở Sóc Sơn, Hà Nội.
Trước đó, ngày 25/10, đoàn chư Ni Phân ban Ni giới TƯ đã đến chùa Hương Hải (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), ngôi chùa có từ thời Lý, nơi Ni sư Diệu Nhân trụ trì và hành đạo, được xem là Ni viện đào tạo Ni giới thời bấy giờ, để đảnh lễ tưởng niệm bậc danh Ni của Phật giáo Việt Nam.
Tối 26/10, tại quảng trường Viên Quang trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội sẽ diễn ra lễ thắp nến tri ân.
Sáng 27/10, cũng tại hội trường Bảo tàng của Học viện ở Sóc Sơn, sẽ chính thức diễn ra Đại lễ tưởng niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân (1042-1113) viên tịch.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 08:30 03/12/2024Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Tin Phật sự 06:45 03/12/2024Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng
Tin Phật sự 14:14 02/12/2024Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.
Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 17:18 01/12/2024Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Xem thêm