Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/12/2018, 10:15 AM

Thiền sư ni Diệu Nhân với bài kệ “Thị tịch”

Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử.

>NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT CỦA PHẬT GIÁO

Dù chỉ một bài thi kệ, nhưng với một bài thôi, một lời thôi, Ni Sư Diệu Nhân đã để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và ngày mai.

Dù chỉ một bài thi kệ, nhưng với một bài thôi, một lời thôi, Ni Sư Diệu Nhân đã để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và ngày mai.

Ni Sư Diệu Nhân, người nữ Phật tử đầu và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam. Dù chỉ một bài thi kệ, nhưng với một bài thôi, một lời thôi đã để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và ngày mai. Chừng đó, chỉ chừng đó, với chừng đó, cũng đủ bặt ngôn trọn ý, phủ trùm lên cõi tử sinh vô tận, đong đầy kín lối nẻo nhân gian, đưa đường dẫn lối chúng ta, từ sông mê bể khổ, tìm về bờ giác.

Ni Sư Diệu Nhân (1042 - 1113) thế hệ thứ 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tên húy là Lý Ngọc Kiều ở làng Hương Hải, Phù Đổng, huyện Tiên Du. Bà là con gái lớn của Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung, được vua Lý Thánh Tông nuôi ở trong cung từ nhỏ, lớn lên phong làm công chúa. Ngôn hạnh đoan trang, thuần hậu, bà được vua gả cho người họ Lê, không rõ tên, làm quan Châu Mục ở Chân Đăng, chồng mất bà thủ tiết không chịu tái giá. Một hôm bà nói: “Ta xem tất cả các pháp trong thế gian đều như mộng ảo, huống gì những thứ vinh hoa phù phiếm mà có thể trông cậy được hay sao?”

Từ đó bà đi xuất gia, thọ giới với thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng, được thiền sư ban cho pháp danh Diệu Nhân, một bậc mẫu mực đức độ trong Ni chúng thời ấy. Vào ngày mồng một tháng sáu năm Hội Trường Đại Khánh thứ 4 (1113) đời vua Lý Nhân Tông, một hôm sư lâm bệnh gọi Tăng chúng đến đọc bài kệ thị tịch, sau đó sư tắm gội sạch sẽ, rồi ngồi kiết già viên tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.

Dưới đây là bài kệ:

“Sinh, lão, bệnh, tử

Tự cổ thường nhiên

Dục cầu xuất ly

Giải phọc thiêm triền

Mê chi cầu Phật

Hoặc chi cầu thiền

Thiền, Phật bất câu

Uổng khẩu vô ngôn.”

Dịch:

Sinh, lão, bệnh, tử

Lẽ thường tự nhiên

Muốn cầu thoát ly

Càng thêm trói buộc

Mê, mới cầu Phật

Hoặc, mới cầu Thiền

Chẳng cầu Thiền, Phật

Mím miệng ngồi yên.

Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga dịch, Thiền Uyển Tập Anh, trang 235. Trong sách Thiền Sư Việt Nam, Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch bài kệ thị tịch, trang 163 như sau:

Sanh già bệnh chết

Xưa nay lẽ thường

Muốn cầu thoát ra

Mở trói thêm ràng

Mê đó tìm Phật

Lầm đó cầu thiền

Phật, thiền chẳng cầu

Uổng miệng không lời.

Bài liên quan

Từ cô công chúa đến thiền sư, từ nữ nhi cao sang quyền quý đến bậc xuất trần, một bước nhảy tâm linh cao tột, như đường tơ kẽ tóc, như nhát kiếm chém phăng vào dòng nước không để lại dấu, cánh nhạn vượt trời không, lặng thinh phổ cập, một sự đến đi trong vô cùng không tận, không nghĩ chẳng bàn. Đọc bài thơ trên, chiêm nghiệm từng lời từng chữ, mỗi câu mỗi chữ là cả một sự đánh động vào tâm thức, thấm sâu lắng đọng, một sự đập thẳng dội mạnh vào tâm ý, sự khẳng định xác quyết về chân lý như thật, sự có mặt của tướng trạng, sự biến đổi của vô thường, chặng đường sanh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh, là sự hẳn nhiên, điều tự nhiên, là lẽ thường.

Nhìn từ bình diện tỷ giảo, thước đo tâm thức, so sánh đối thoại, thì thấy như vậy, có cảnh có người, có sinh có tử, có khổ có đau, và cũng vậy có sanh nên mới có tử, có thân ắt có bệnh, có già đương nhiên phải có chết, không gì khác hơn. Ở khía cạnh tâm linh giác ngộ, nhận biết bản thể như thật của các pháp, thì không có tướng trạng, năng sở, đến đi, sanh diệt, còn mất, già chết, một sự thường hằng phổ cập, bất sinh trong sự sinh diệt, chân thường trong cõi vô thường, an bình trong sự biến động.

Sanh, lão, bệnh, tử, là danh từ trong nhà Phật, không phải sản phẩm của Đạo Phật. Đó là nguyên lý tự nhiên, lẽ thường, vốn như thế, sẵn như vậy, có như vậy, và như vậy, không gì có thể làm thay đổi, không ai có thể mặc cả trả giá, vì là như vậy, chỉ có vậy, nên phải như vậy, chỉ vậy mà thôi. Bài thơ ấy, lời thơ ấy, thi kệ ấy, khiến ta nhìn thẳng, trực nhận thẳng vào thực tại, sáng tỏ trên dòng nhân sinh, hòa nhập với quy luật tự nhiên, hẳn nhiên của kiếp người, đất trời thi nhau phổ nhịp, thuận theo duyên theo, những nổi trôi đẩy đưa, vươn lên thoát khỏi thân phận mong manh, thong dong về miền xa thẳm, cuốn hút ở trời không, phổ giai điệu lên từng cung bậc, mở ra phương trời lắng đọng, một cõi thênh thang rộng mở.

Bài liên quan

Lời thơ đó, sự dứt khoát rõ ràng và trong sáng, nhẹ nhàng và bất tận, một sớm mai bình minh trỗidậy, xô đẩy bóng đêm, đẩy lùi bóng tối, khoát lên tâm thức trinh nguyên, sự an lạc thường hằng. Sợi nắng soi mình qua khe hở, giọt buồn rụng xuống nhân gian, lời thơ chắp cánh trên từng đi lại, cõi nhân sinh sâu thẳm đợi chờ. Bốn chặng đường sinh, lão, bệnh, tử, phải tới, phải đi, phải bước qua, có chặng nào ta trốn được. Vậy phải thích nghi, dấn bước, tùy duyên hành xử, duyên đến duyên đi cứ mặc cho duyên xoay vần. Điều quan trọng, là những tác tạo huân tập vào chủng tử, sự tỉnh thức và giác ngộ, hành trang cưu mang nặng hay nhẹ, có hay không, nhiều hay ít, chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền định đoạt.

Bài thơ đó, lời kinh đó, thi nhau gõ nhịp, in dấu trên từng tâm thức, bay bổng lên từng thận phận, sương khói mong manh, dòng đời, dòng thời gian, trông xa về cố quận, tâm thức trỗi dậy, nhịp sống của hôm qua và bây giờ, khúc ly biệt não nề vấn vương, sầu lo xa xăm tìm về chốn cũ.

Hai câu kết Ni sư dạy chúng ta, nếu không hướng ra ngoài để cầu Phật cầu thiền thì tâm an nhiên lặng lẽ. Tâm an nhiên lặng lẽ thì không còn gì để trình thưa, không còn gì để đàm luận nên nói nhọc miệng không lời, nói ra là mỏi miệng. Đa số chúng ta thì không sợ cái miệng nhọc mà thích nói đủ thứ, nên không có giây phút nào yên lặng và thân tâm luôn luôn trạo cử rộn ràng. Đây là bài kệ ý nghĩa thâm trầm của một thiền sư ni Việt Nam đã thấy đạo đến chỗ rốt ráo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm