Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/11/2023, 09:15 AM

Hôn nhân viên mãn nhờ đọc Kinh Lăng Nghiêm

Thục đổi việc ở một số công ty, cô cũng có những người yêu mới. Trải qua bốn lần yêu và chia tay trong mệt mỏi, đau khổ, mỗi lần chia tay bạn trai thì Thục đều phải xin nghỉ việc ở công ty vài ngày và nằm khóc ở nhà.

Thục biết yêu từ năm 22 tuổi, lúc cô vừa tốt nghiệp đại học. Đó là một anh chàng học cao đẳng giao thông vận tải tên Mạnh, anh ấy làm bên cầu đường nên lương và thưởng cũng cao, thời gian đầu hai người rất quấn quýt, thậm chí mẹ của Mạnh đã đến nhà Thục chơi và nói chuyện với ba mẹ của Thục.

Ai cũng thấy Mạnh rất thương Thục, thương thật tình và chiều chuộng cô. Bà con họ hàng đều nghĩ là hai người sẽ sớm cưới nhau. Thế nhưng chẳng bao lâu thì Mạnh và Thục chia tay và cả hai thề là sẽ không bao giờ muốn thấy mặt nhau nữa. Nguyên nhân thì cả hai đều không nói ra.

Sau đó, cô đổi việc ở một số công ty, cô cũng có những người yêu mới. Trải qua bốn lần yêu và chia tay trong mệt mỏi, đau khổ, mỗi lần chia tay bạn trai thì Thục đều phải xin nghỉ việc ở công ty vài ngày và nằm khóc ở nhà.

Thục cũng đi chùa, mấy cô làm công quả ở chùa đã hướng dẫn Thục đọc kinh vào những ngày cuối tuần.

Rồi Thục được nhỏ Quỳnh bạn thân, rủ đi coi bói ở một bà bói nổi tiếng. Bà ấy phán là số của Thục phải trải qua 5, 6 lần đau khổ vì tình, bị chia cắt, chia tay, thậm chí là bà coi chỉ tay thì đường hôn nhân của cô không hề có đám cưới. Bà bói nói là do nghiệp chướng của cô mà ra, giờ cô phải lo làm nhiều việc thiện, lo đọc kinh, đọc thần chú, giúp người, cứu vật… thì mới mong qua được nghiệp chướng.

Thục nghe mà buồn rầu, não lòng, đau đớn. Cô đã chia tay hết 4 lần rồi. Nếu đúng như bà bói nói thì cô sẽ bị thêm 2 lần nữa đau khổ vì tình.

Hôm đó cô về chùa, đang thắp hương vái lạy trước bàn thờ Địa Tạng bồ tát thì Thục gặp cô Sinh, cô Sinh có để hũ cốt của mẹ ở chùa này và thường về làm công quả, nấu cơm chay cho chùa.

Cả gia đình cùng đọc Kinh Lăng Nghiêm và lần lượt đều được linh ứng kỳ diệu

00

Cô Sinh mỉm cười với Thục, rủ Thục ở lại ăn cơm chay và cùng đọc kinh Lăng Nghiêm với cô, vì sư phụ vừa tặng cho cô Sinh một cuốn kinh Lăng Nghiêm in bìa cứng màu nâu, có bọc ny-lông rất trang trọng.

Thục thấy cô Sinh tấm tắc khen kinh Lăng Nghiêm, tán thán ca ngợi về cuốn kinh này. Cô Sinh nói về tầm quan trọng của kinh này, rằng: ”Kinh Lăng Nghiêm mà diệt thì đạo Phật diệt. Ở đời mạt pháp thì kinh Lăng Nghiêm diệt trước nhất..."

Vì vậy cô Sinh ở nhà hay khuyên con gái Út của cô cùng tụng kinh Lăng Nghiêm với cô mỗi buổi tối.

Do Thục rất quý cô Sinh nên lần nào về chùa mà gặp cô ở trong bếp đang nấu cơm chay cho các thầy thì Thục cũng mang tặng những văn phòng phẩm của công ty mà cô đang làm thuê như bút bi, giấy note, bút xóa, bút dạ… còn cô Sinh thì hay gói mấy cái bánh ít mà cô làm để gởi cho Thục mang về, cả 2 người rất hoan hỷ.

Có lần Thục về chùa nhưng sắc mặt rất u ám, mắt sưng vù do cô vừa khóc tối hôm qua, cũng vì chuyện tình cảm. Cô Sinh gặng hỏi thì Thục cũng kể thực tình là cô đang đau khổ vì tình.

Do vậy nên cô Sinh cũng biết rằng trong lòng Thục hiện đang không vui, không thoải mái vì chuyện tình cảm.

Lần nào cô Sinh cũng khuyên Thục buông bỏ bớt những chuyện không vui, đừng chấp vào nó và hãy giữ tinh thần lạc quan.

Lần này, cô Sinh lấy cuốn kinh Lăng Nghiêm và 2 cô cháu ra ngồi nơi bộ bàn ghế làm bằng đá, kê dưới gốc cây sa la, gần mấy cây cau kiểng, kế đó là 1 hòn non bộ có tượng Mẹ Quán Âm ở trên cao, có đàn cá chép màu cam đang bơi phía dưới rất đẹp.

Hai cô cháu cùng đọc chậm rãi nhưng đọc to, rõ ràng kinh Lăng Nghiêm, khi đọc hết "PHẦN LƯU THÔNG" trong kinh thì Thục cảm thấy đầu óc khoan khoái, thoải mái, dễ chịu chưa từng có.

Thấy vậy cô Sinh đề nghị tặng quyển kinh mà cô vừa được thầy tặng, tặng lại cho Thục để mang về nhà tự đọc. Thục ban đầu còn từ chối, sau cô thấy cô Sinh rất thực lòng nên Thục nhận kinh và mang về nhà tự đọc vào mỗi cuối tuần. Cô cảm thấy cuốn kinh này quý báu vô cùng, nếu ai mà cũng chịu đọc kinh này thì rất tốt...

Sau một thời gian đọc kinh Lăng Nghiêm thì Thục vô tình quen một chàng trai hơn cô 2 tuổi, là đối tác kinh doanh của công ty mà cô làm. Anh ấy tên Tuấn, trong nhiều lần đến liên hệ công việc, anh ấy gặp Thục và cảm mến cách giao tiếp khéo léo và thông minh, thật tình của Thục nên Tuấn hẹn hò cô đi uống café, đi xem phim.

Thục cũng không hy vọng lần này cô có thể có cái kết mỹ mãn với Tuấn vì cô đã đau khổ vì tình 4 lần, thêm nữa là thầy bói phán là cô còn bị đau khổ thêm vài lần nữa nên Thục cũng giữ chừng mực, cô không đặt nặng tình cảm của mình vào Tuấn cho lắm. Mặc cho Tuấn ra sức chăm sóc, quan tâm cô. Cô vẫn chăm chỉ đọc kinh Lăng Nghiêm vào mỗi cuối tuần khi cô được nghỉ làm.

Quen nhau được hơn 1 năm thì Tuấn dẫn ba của anh đến gặp ba mẹ Thục, vì mẹ anh đã mất từ lúc anh 12 tuổi.

Sau đó 2 tháng thì Tuấn bàn đến việc kết hôn và cả 2 gia đình đã thống nhất được 1 ngày tổ chức đám cưới cho đôi trẻ.Kết hôn xong, 1 năm sau thì 2 người đón đứa con gái đầu lòng rất giống Tuấn, Tuấn không đi làm thuê nữa mà mở doanh nghiệp riêng.

Anh còn mở cho Thục một cửa hàng văn phòng phẩm để vợ không phải đi làm thuê mà có thể chủ động thời gian chăm sóc con. Cuộc sống của gia đình Tuấn và Thục rất hạnh phúc viên mãn khiến những người xung quanh vô cùng ngưỡng mộ.

Nguồn bài viết: Diễn Đàn Phật Pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm