Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 26/06/2023, 09:27 AM

Hướng dẫn cách lạy Phật tại nhà và khi đi chùa đúng nhất

Lễ hay lạy đều là hành động thể hiện sự tôn kính của người thực hành đến với đối tượng mà họ hướng tới. Lễ Phật cũng vậy, chúng ta hướng tâm về Phật, hạ thấp mình xuống để cung kính cũng thể hiện sự kính lễ một đấng tôn quý giúp mang đến sự an lành và phúc báu.

Đức Phật là bậc tối thượng, tối tôn quý trong trời người. Việc lễ Phật, lạy Phật đúng cách sẽ mang đến công đức và phúc lành vô lượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lạy Phật đúng để đem lại lợi ích cho bản thân mình.

Dù thực hiện cách lạy Phật khi đi chùa hay lạy Phật khi ở nhà thì đây đều là hành động để tỏ lòng tôn thờ một bậc tối thượng. Tuy nhiên đâu là cách lạy Phật đúng nhất thì không phải Phật tử nào cũng nắm được. Thông thường mỗi người có quan niệm lạy Phật khác nhau. Dưới đây là một số cách bái lạy Phật hay được sử dụng.

Cách lạy Phật đúng mang lại lợi ích cho người thực hành

Cách lạy Phật đúng mang lại lợi ích cho người thực hành

Lạy úp 2 bàn tay

Mỗi khi cung kính đảnh lễ Phật thì đệ tử thường úp mặt xuống 2 bàn chân Đức Phật mà hôn để tỏ lòng thành tôn kính.

Ý nghĩa: Cách lạy Phật này thể hiện sự cung kính bởi khi úp 2 bàn tay xuống đất tưởng tượng như hai bàn chân của Phật đang duỗi ra để mình gieo mặt xuống hôn lấy.

Lạy ngửa 2 bàn tay

Nếu muốn cầu xin giáo pháp, ngưỡng mong sự thương xót và ban cho thì khi lạy Phật cung kính ngửa đôi bàn tay lễ sát đất.

Ý nghĩa: Thể hiện sự cầu xin, ban cho ân đức để người lạy tăng thêm phần phước đức.

Lạy theo kiểu Phật giáo Tây tạng

Chắp tay để từ trán trở lên, khi lạy quỳ xuống và cúi thẳng nằm sấp về phía trước.

Ý nghĩa: Cách lạy này có lẽ lấy theo thời Phật tổ Đăng Nhiên, ngài Thiện Huệ Bồ Tát cung kính dọn đường cho Phật đi và được thọ ký 91 kiếp sau sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Lạy không sát đất, gối và 2 tay trước chống xổm lên

Đây có thể hiểu là cách lạy Phật sám hối thể hiện sự ăn năn, hối hận chuộc lỗi lầm và cầu mong sự tha thứ.

Hướng dẫn cách lạy Phật tại nhà và khi đi chùa 

Đầu tiên, chúng ta bước chân ra một chút sao cho khoảng cách hai chân hơi rộng. Hai tay chắp trước ngực, các ngón tay khép vào nhau, lòng bàn tay chạm vào nhau đặt giữa ngực. Lưng ở tư thế thẳng đứng.

 Lạy Phật để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ

 Lạy Phật để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ

Bước 1: Từ ngực, đưa hai tay lên trước mặt, đặt hơi chéo. Đầu ngón tay chạm vào giữa hai lông mày ở trên trán. Đầu hơi cúi nhẹ xuống.

Bước 2: Đưa hai tay xuống vị trí giữa ngực, mắt nhìn thẳng hướng về phía trước, hoặc ngước lên tượng Phật, hình Phật, mắt nhìn theo. Trở về tư thế như điểm xuất phát đầu tiên.

Bước 3: Khuỵu gối xuống nhẹ nhàng. Khi khuỵu chân xuống thì hai đầu gối chạm vào nhau, quỳ thẳng đứng. Hai tay vẫn chắp trước ngực. Mặt hướng thẳng về phía trước hoặc ngước lên trên tượng Phật, hình Phật, mắt nhìn theo.

Bước 4: Hai bàn chân duỗi thẳng ra sau, người đẩy ra phía sau, quỳ ngồi xuống sao cho mông chạm vào hai gót chân. Lưng vẫn giữ thẳng. 

Bước 5: Từ từ lễ xuống, trán chạm đất. Đồng thời hai tay tách ra hạ xuống đất, lòng bàn tay úp sấp, chạm đất, khuỷu tay cũng chạm đất, hai bàn tay đặt sát đầu. Mông vẫn giữ ở tư thế chạm vào gót chân, không chổng lên cao.

Bước 6: Từ từ nhấc người lên, quỳ ngồi như bước 3, lưng thẳng đứng. Mặt hướng ra phía trước, hai tay buông thẳng.

Bước 7: Đẩy người ra phía sau, đồng thời, hai bàn chân co lại, hai đầu gối nhấc lên để mông chạm vào hai gót chân. Hai tay vẫn buông thẳng, dọc theo người. Người ở tư thế cân bằng, mắt hướng lên tượng Phật.

Bước 8: Từ từ đứng dậy, hai bàn tay dần chắp vào nhau, đặt ở vị trí giữa ngực. Hai gót chân chạm xuống đất, trở về vị trí như điểm xuất phát ban đầu. Mắt nhìn thẳng hướng về phía trước hoặc ngước lên trên tượng Phật, hình Phật.

Lưu ý: 

Sau khi lễ Phật xong, chúng ta xá xuống một xá. Khi xá, tay chúng ta vẫn để ở vị trí trước ngực, cổ tay xoay nhẹ xuống. Vai và đầu của chúng ta cũng cúi xuống vừa phải, không cúi thấp quá. 

Trong trường hợp lễ từ hai lễ trở lên, chúng ta không cần xá mỗi khi xong một lễ mà chỉ đến lễ cuối cùng chúng ta mới xá Phật. Còn trường hợp lễ một lễ xong thì chúng ta xá Phật luôn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Kiến thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Thiền tắm

Kiến thức 17:39 30/10/2024

Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm