Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Khái lược Phật giáo Vương quốc Scotland

Vương quốc Scotland, một quốc gia có chủ quyền ở Tây Bắc châu Âu, tồn tại từ năm 843-1707. Giữa năm 2011 - 2012, số lượng phật tử ở vương quốc này tăng từ 6.830 lên 12.795.

Vương quốc này nằm ở phía bắc và chiếm khoảng một phần ba Đảo Anh và có chung đường biên giới với Vương quốc Anh, vương quốc mà về sau, thể theo Đạo luật Thống nhất năm 1707, Scotland hợp nhất vào tạo thành một quốc gia thống nhất toàn bộ đảo Anh.

Sự xuất hiện của Phật giáo tại Vương quốc Scotland gần đây. Tại Vương quốc Scotland chiếm khoảng 0,13% dân số.

Theo báo Triratna News trước đây về nhân khẩu học Phật giáo ở Vương quốc Anh và xứ Wales, theo đã tìm số liệu điều tra dân số vào năm 2011 của Vương quốc Scotland, với sự giúp đỡ của độc giả Maureen Corroll. Họ cho thấy số lượng Phật tử tăng nhiều hơn ở Vương quốc Anh và xứ Wales.

Tin PGQT 1

Tu viện Kagyu Samyé Ling

Lịch sử Phật giáo ở Scotland

Ảnh hưởng Phật giáo sớm nhất tại Vương quốc Scotland đến từ các mối liên hệ Hoàng gia với Đông Nam Á, và kết quả là những kết nối ban đầu với truyền thống Phật giáo Theravāda với các quốc gia Phật giáo  Myanmar, Thái Lan và Sri Lanka.

Khoảng 150 năm về trước, ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo bắt đầu lan tỏa chủ yếu qua các lĩnh vực học thuật, truyền thống nghiên cứu sâu rộng dẫn  đến nền tảng của Hội văn bản Pali, đã thực hiện nhiệm vụ lớn lao trong việc phiên dịch các kinh điển Phật giáo Theravāda Pali sang tiếng Anh.

Tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định qua hơn một thế kỷ, giữa thế kỷ 20 những thập niên 1950 đã chứng kiến sự phát triển của sự quan tâm đến việc tu học Thiền định Phật giáo.

Tin PGQT 2

Tu viện Kagyu Samyé Ling

Năm 1967, Tu viện Kagyu Samyé Ling và Trung tâm Tây Tạng được thành lập bởi các vị Lạt Ma Tây Tạng và những người tỵ nạn như các ngài Tôn giả Chögyam Trungpa và Tôn giả Akong. Cơ sở Phật giáo tọa lạc tại Eskdalemuir, phía tây nam Vương quốc Scotland và Trung tâm Phật giáo Tây Tạng lớn nhất ở Tây Âu, và là một phần của truyền thống Karma Kagyu.

Cũng có những phong trào hệ phái Phật giáo mới như truyền thống Kadampa, Cộng đồng Phật giáo Triratna và Hiệp hội Sōka Gakkai Quốc tế (SGI). Cộng đồng Phật giáo Triratna duy trì một trung tâm nhập thất tu thiền định tại Balquhidder, Trosschs.

Cơ sở tự viện Phật giáo

Tu viện Kagyu Samye'Ling được thành lập vào năm 1967, là một cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng có sự liên hệ với trường phái Kagyu tọa lạ tại thành phố Eskdalemuir gần Langholm, Vương quốc Scotland.

Các khu định cư trên đảo bao gồm Trung tâm Hòa bình và Sức khỏe Thế giới, một trung tâm nhập thất chuyên tu thiền định dành cho các vị nữ tu. Hệ thống tu viện Kagyu Samye'Ling cũng đã thành lập các trung tâm Phật giáo Tây Tạng tại hơn 20 quốc gia, bao gồm Bỉ, Ireland, Ba Lan, Nam Phi, Tây Ban Nha và Thụy Sỹ.

Vùng đất này nguyên thủy là của nhóm người săn bắn. Sau đó được vị ngài Anandabdhi, vị tăng sĩ Phật giáo Theravāda phát triển thành một tu viện. Ngài Anandabdhi đã đến Cananda và được tấn phong hàng giáo phẩm trong truyền thống Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, và đã trở thành vị Tôn giả Chögyam Trungpa.

 Ngài Chogyam Trungpa là vị thiền sư, là một học giả, giảng sư và nghệ sĩ. Ngài sinh tại Tây Tạng, Ngài là vị thứ 11 của Trungpa hóa thân, đóng một vai trò quan trọng trong hệ phái Kagyu của Phật giáo Tây Tạng.

Tin PGQT 3

Tu viện Kagyu Samyé Ling

Năm 1959, sau biến cố bành trướng Bắc Kinh cưỡng chiếm Tây Tạng, Ngài rời khỏi quê hương và xuyên qua dãy núi Hy Mã Lạp Sơn bằng đường bộ để tỵ nạn sang đất Phật Ấn Độ. Ngài đặt tên cho tu viện là Samyé Ling. Sau đó, Ngài rời trung tâm Samyé Ling sang Hoa Kỳ và viên tịch tại Hoa Kỳ vào năm 1986.

Sau đó, Tu viện Kagyu Samye'Ling được giao cho Tôn giả Akong và bào huynh là vị Lạt Ma Yeshe Losal. Trung tâm được coi như là ngôi già lam Phật giáo Tây Tạng đầu tiên được kiến tạo tại Âu Châu và một ngôi bảo tháp vĩ đại, tại nơi đây giảng dạy giáo lý Phật đà và hướng dẫn tu tập thiền định.

Tôn giả Akong là một vị hóa thân. Ngài sinh năm 1939 tại Tây Tạng. Khi lên 4 tuổi đã được đưa đến Dolma Lhakang để tu học Phật giáo Tây Tạng và truyền thống Y học cổ truyền dân tộc Tây Tạng.  

Năm 1959, sau biến cố Trung Cộng cưỡng chiếm Tây Tạng, Ngài đành phải rời quê hương Tây Tạng thân yêu và tỵ nạn sang Ấn Độ. Hiện nay, Ngài là người trụ trì, điều hành tu viện Tu viện Kagyu Samye'Ling tại Vương quốc Scotland.

Nhân vật nổi tiếng Phật giáo Vương quốc Scotland đương đại

1. Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo

Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.

Phật giáo đã tồn tại hơn 25 thế kỷ qua bởi khả năng tái tạo lại chính nó, và luôn thích nghi với nhu cầu của các xã hội châu Á khác nhau, nó đã tương tác sáng tạo trong suốt lịch sử của nó. Khi Phật giáo gặp hiện đại, nó bước vào một giai đoạn phát triển mới quan trọng. Thông qua các tác phẩm, bản dịch của mình, Cư sĩ Stephen Batchelor đã tham gia vào một cuộc thăm dò quan trọng về vai trò của Phật giáo trong thế giới hiện đại.

Cư sĩ Stephen Batchelor sinh ngày 07 tháng 04 năm 1953, tại thành phố Dundee, Vương quốc Scotland. Vừa lên 3 tuổi, gia đình ông chuyển đến Toronto, Ontaria, Canada, nơi cha mẹ ông đã ly hôn. Ông trở về với mẫu thân là cụ bà Phylli (1913) và người anh trai Dvid (1955) ở Watford, Hertfordshire, phía bắc London, Vương quốc Anh.

Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học tại trường Watford Grammar, vừa tròn 18 tuổi thanh xuân, vào tháng 02 năm 1972, ông bắt đầu chuyến du hành đó đây cầu học, trên hành trình cuối cùng ông hành hương chiêm bái đất Phật Ấn Độ.

Cư sĩ Stephen Batchelor định cư tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong, và cầu học Phật pháp với Tôn giả Geshe Ngawang Dhargyey (1925-1995) tại Thư viện các tác phẩm và lưu trữ Tây Tạng (LTWA). Năm 1974, ông xuất gia dự vào hàng Thích tử dự vào hàng tăng sĩ Phật giáo theo truyền thống Gelug - Hạnh Đức và còn được gọi là dòng Hoàng Mão (Mũ Vàng) Do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 hiện nay trì giữ. Vài tháng sau khi thọ Tỳ kheo giới, ông dự một khóa nhập thất chuyên tu thiền Vipassana 10 ngày với vị giáo thọ sư Ấn Độ SN Goenka, đã chứng minh một ảnh hưởng lâu dài về thực hành của ông, và khơi dậy sự tìm hiểu nghiên cứu của ông về các truyền các truyền thống khác nhau của Phật giáo.

Năm 1975, ông rời Ấn Độ để học triết học và giáo lý Phật giáo dưới sự hướng dẫn của Tôn giả Geshe Rabten (1921-1986), lần đầu tiên tại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Rikon, Thụy Sỹ, sau đó ở Le Mont Pelerin, Thụy Sỹ, nơi Tôn giả  Geshe Rabten kiến tạo và thành lập trung tâm Rabten Choeling theo mô hình tu viện Phật giáo Kim Cang thừa và là trung tâm tu học dành cho người xuất gia và tại gia, tọa lạc tại thành phố Mont Pèlerin, Thụy Sỹ (nay là Rabten Choeling).

Năm 1979, ông chuyển đến Cộng hòa Liên bang Đức để làm phiên dịch cho Tôn giả Geshe Thubten Ngawang (1932-2003) tại Viện Tibetisches, Hamburg. Tôn giả Geshe Thubten Ngawang, một trong những vị Đạo sư vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng, một số người vẫn nhận được sự giáo dục của Ngài ở Tây Tạng cổ đại. Ngài là Giám đốc tâm linh của Trung tâm Tâm linh Tây Tạng từ năm 1979 cho đến khi Ngài viên tịch vào tháng 01 năm 2003.

Vào tháng 04 năm 1981, ông sang Hàn Quốc và đến Tổ đình Tăng Bảo Tòng Quảng Tự (Songwangsa), Phường Songgwang Thành phố Sooncheon, tỉnh Jeollanam-do, đảnh lễ cầu pháp với Thiền sư Kusan Suryeon (구산수련-九山秀蓮, 1908-1983).

Tại Tổ đình Tăng Bảo Tòng Quảng Tự, ông đã kết duyên bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Ni cô Martine Fages disrobed một người Pháp đã xuất gia vào năm 1975. Ông  ở lại Hàn Quốc cho đến màu thu năm 1984, khi ông đi hành hương đến các danh lam thắng cảnh Phật giáo Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Tạng.

Vào tháng 02 năm 1985, ông đã hoàn tục và kết hôn với nàng Martine Fages disrobed tại Hồng Kông, sau đó trở về Anh quốc và gia nhập cộng đồng Bắc Sharpham ở gần thị trấn Totnes, Devon, một hạt lớn ở Tây Nam Vương quốc Anh.

Trong suốt 15 năm, Cư sĩ Stephen Batchelor sống tại ngôi làng Sharpham, ông trở thành Điều phối viên của Sharpham Trust (1992) và là người đồng sáng lập Sharpham College for Buddhist Studies và Contemporary Enquiry (1996). Trong suốt thời gian này, ông làm việc với tư cách là một giáo sĩ Phật giáo tại Nhà tù HM, Channings Wood, ở ngôi làng Denbury (gần Newton Annot), Devon, Vương quốc Anh. Nhà tù này được điều hành bởi Dịch vụ Nhà tù của Nữ hoàng Anh.

Từ năm1990, ông là một giáo thọ hướng dẫn tại trung tâm thiền định Gaia House ở Devon và từ năm 1992, ông là một biên tập viên đóng góp cho Tạp chí Tricycle: The Buddhist Review.

Vào tháng 08 năm 2000, ông và nàng Martine Fages disrobed chuyển đến Aquiaine, một vùng của Pháp quốc, nơi họ sống trong ngôi làng nhỏ gần Bordeaux, một thành phố cảng quan trọng của Pháp quốc.

Tại tư gia, ông theo đuổi công việc của mình như vị học giả, nhà văn và nghệ sĩ. Trong vài tháng mỗi năm, ông vân du đó đây khắp thế giới để lãnh đạo các khóa tu thiền định, và dạy giáo lý Phật đà (xem lịch biểu). Ông càng quan tâm giáo lý Phật giáo Nguyên thủy tạng Pali. Ông là một thành viên cốt lõi của khoa Bodhi College, trong đó tập trung vào giải thíhc căn văn bản Phật giáo Nguyên thủy, chẳng hạn như tam tạng giáo điển Pali, theo cách thức áp dụng cho thế giới hiện đại.

Ông là người phiên dịch và là tác giả của nhiều sách khác nhau (xem sách) và các bài viết về Phật giáo (xem Ấn phẩm) bao gồm sách Phật giáo bán chạy nhất như the bestselling Buddhism Without Beliefs (Riverhead 1997 and Living with the Devil: A Meditation on Good and Evil (Riverhead, 2004). His most recent publication is Confession of a Buddhist Atheist (Spiegel&Grau, 2010).

Ông cũng là một thành viên của Hội đồng Tư vấn cho Trung tâm thực hành Phật giáo thực dụng.

Các tác phẩm trước tác:

- Batchelor, Stephen (editor). The Jewel in the Lotus: A Guide to the Buddhist Traditions of Tibet. Wisdom Publications, 1986. ISBN 0-86171-048-7.

- Batchelor, Stephen. The Tibet Guide. Foreword by the Dalai Lama. Wisdom Publications, 1987. ISBN 0-86171-046-0. (Revised edition: The Tibet Guide: Central and Western Tibet. Wisdom Publications, 1998. ISBN 0-86171-134-3.)

- Batchelor, Stephen. The Faith to Doubt: Glimpses of Buddhist Uncertainty. Parallax Press, 1990. ISBN 0-938077-22-8.

- Batchelor, Stephen. Alone with Others: An Existential Approach to Buddhism. Foreword by John Blofeld. Grove Press, 1994. ISBN 0-8021-5127-2.

- Batchelor, Stephen. The Awakening of the West: The Encounter of Buddhism and Western Culture. Foreword by the Dalai Lama. Echo Point Books & Media, 2011. ISBN 0-9638784-4-1.

- Batchelor, Stephen. Buddhism Without Beliefs. Riverhead Books, 1997. ISBN 1-57322-058-2.

- Batchelor, Martine. Meditation for Life. Photography by Stephen Batchelor. Wisdom Publications, 2001. ISBN 0-86171-302-8.

- Batchelor, Stephen. Living with the Devil: A Meditation on Good and Evil.. Penguin Books/Riverhead Books, 2005. ISBN 1-59448-087-7.

- Batchelor, Stephen. Confession of a Buddhist Atheist. Random House, 2010. ISBN 0-385-52706-3.

- Kusan Sunim. The Way of Korean Zen. Translated by Martine Fages Batchelor. Edited with an introduction by Stephen Batchelor. Weatherhill, 1985. ISBN 0-8348-0201-5. (2nd Revised Edition: Weatherhill, 2009. ISBN 1-59030-686-4.)

- Mackenzie, Vicki. "Life as a Question, Not as a Fact: Stephen Batchelor – author, teacher and skeptic." Why Buddhism? Westerners in Search of Wisdom. HarperCollins, 2003. ISBN 0-00-713146-1. pp. 142–62.

- Watson, Gay, Stephen Batchelor and Guy Claxton (editors). The Psychology of Awakening: Buddhism, Science, and Our Day-to-Day Lives. Weiser Books, 2000. ISBN 1-57863-172-6.

- Batchelor, Stephen. "A Secular Buddhism". Journal of Global Buddhism 13 (2012):87-107

- Batchelor, Stephen. After Buddhism: Rethinking the Dharma for a Secular Age. Yale University Press, 2015.

- Batchelor, Stephen. Secular Buddhism: Imagining the Dharma in an Uncertain World Yale University Press, 2017. ISBN 978-0-300-22323-1

Sách phiên dịch:

- Batchelor, Stephen. Verses from the Center: A Buddhist Vision of the Sublime. Riverhead Books, 2001. ISBN 1-57322-876-1. This is a translation of the Mūlamadhyamakakārikā (Fundamental Verses on the Middle Way) by Nagarjuna.

- Rabten, Geshé. Echoes of Voidness. Translated and edited by Stephen

Batchelor. Wisdom Publications, 1983. ISBN 0-86171-010-X.

- Rabten, Geshé. Song of the Profound View. Translated and annotated by

Stephen Batchelor. Wisdom Publications, 1989. ISBN 0-86171-086-X.

- Shantideva. A Guide to the Bodhisattva's Way of Life. Translated by Stephen Batchelor. Library of Tibetan Works and Archives, 1979. ISBN 81-85102-59-7.

2. Cư sĩ Bodhipaksa, sinh ngày 04 tháng 01 năm 1961, tại thành phố Dundee, Vương quốc Scotland

Túc duyên nhiều đời kính tin Tam bảo, Cư sĩ Bodhipaksa ăn chay và là một thành viên của Phật giáo Tây Tạng vào năm 1993. Ông tham gia chương trình nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Montana, Hoa Kỳ đã phát triển kỹ thuật giảng dạy thiền định, sử dụng khả năng đa phương tiện của Internet, trung tâm thiền trực tuyến truy cập trên trang web  http://www.wildmind.org.

Ông đã phát tâm ăn chay khi học để trở thành một bác sĩ Thú y và kết quả trải nghiệm này, ông viết cuốn sách đầu tiên “Ăn chay”. Kể từ đó, ông đã viết tốt nghiệp Thạc sĩ với luận văn “Nghiên cứu Kinh doanh qua Kinh tế học Phật giáo” và hợp tác với cuốn sách “Tái tạo bánh xe” viết một bài luận về “Đạo đức Phật giáo trong Thương mại”.

Ông đã xuất bản một số sách bao gồm các hướng dẫn về “Sự thức tỉnh trong thiền định, nhận thức và tình yêu thương nhân loại chúng sinh”; “10 điều giúp bạn sống hạnh phúc”; Ăn chay dành cho người bận rộn”; “Living as a river :  finding fearlessness in the face of change”;

Ông đã có những tác phẩm được xuất bản trên tạp chí Tricycle và tạp chí Dharma Lifi, cũng như xuất bản về đạo đức kinh doanh, hàng hóa tâm linh: Truyền thống đức tin và thực hành kinh doanh, ông sáng lập Wildmind.org, một tài nguyên thiền trực tuyến.

3. Cư sĩ Alex Ferns (Alexander Kirk Ferns) sinh ngày 13/10/1968 tại Lennoxtown, Scotland, ông sống ở Nam Phi 17 năm và học kịch nghệ tại Đại học Cape Town trước khi trở về Vương Quốc Anh vào năm 1991

Ông là một diễn viên và nhà sản xuất, nổi tiếng với EastEnders (1985), diễn viên cá tính truyền hình Scotland, nổi tiếng bởi nhân vật phản diện nhất từ năm 2000 đến 2002,  Joyeux Noël (2005) và The Legend of Tarzan (2016). Ông được biết đến với vai diễn Rick Harper trong BBC Scotland opera, River City từ năm 2017 đến 2018.

Cư sĩ Alexander Ferns đã kết hôn với nữ diễn viên Nam Phi Jennifer Woodburne từ năm 1996. Hai vợ chồng hiện đang sống ở London, Vương quốc Anh với hai đứa con trai, Cameron và Mackenzie.

Anh đã thắng trận chung kết Kitchen Burnout vào tháng 05/2010.

4. Cư sĩ Rupert Gethin (Rupert Mark Lovell Gethin) sinh năm 1957 tại Edinburgh, thủ đô của Scotland,  Giáo sư Tiến sĩ Phật học thuộc Bộ Thần học và Tôn giáo học và Codirector của Trung tâm Nghiên cứu Phật học tại Đại học Bristol, và từ năm 2003 là Chủ tịch của Hội Văn bản Pali

Ông tốt nghiệp Cử nhân về So sánh Tôn giáo (980), hoàn thành học vị Thạc sĩ về Nghiên cứu Phật học (1982) và đỗ Tiến sĩ về Nghiên cứu Phật học (1987), tất cả thuộc Đại học Manchester. Ông được bổ nhiệm Giảng viên tại các tôn giáo Ấn Độ bởi Đại học Bristol năm 1987, và sau đó là Giáo sư Nghiên cứu Phật học năm 2009.

Lĩnh vực nghiên cứu của ông là lịch sử và phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ trong các nguồn kinh tạng Nikāyas/Āgamas và Pali và Phạn có liên quan đến luận A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma-阿鼻達磨).

Cư sĩ Rupert Gethin hiện đang làm việc trên hai dự án chính: Một loạt các nghiên cứu về các khía cạnh lý thuyết thiền định Phật giáo Ấn Độ, và một cuốn luận A Tỳ Đạt Ma với tựa đề “Bản đồ Phật giáo của Tâm trí và Cơ thể: một nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo Theravāda, Luận Thuyết nhất thiết Hữu bộ (Sarvāstivāda-說一切有部) và Phật giáo Mahāyāna Yogācāra,  luận A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma)”.

Các ấn phẩm của ông bao gồm “Con đường Phật giáo để Thức tỉnh &Những lời Phật dạy: Những bản dịch mới từ Palay Nikaya”. Cuốn sách năm 1998 của ông “Các nền tảng Phật giáo thường được sử dụng trong các trường Đại học Phật giáo tại các quốc gia tiếng Anh”.

Ở cấp Đại học, Cư sĩ Rupert Gethin dạy về các khóa Phật học, Ấn Độ giáo và Triết học Ấn Độ: Nền tảng, tư tưởng và thực hành Phật giáo, Tình yêu thiêng liêng trong Ấn Độ giáo, Triết học Ấn Độ, Yoga và Thiền, Tâm lý Phật giáo và Sức khỏe Tâm thần.

Cư sĩ Rupert Gethin Là một hành giả chuyên tu thiền định Phật giáo. Ban đầu, ông tu học thiền định trong tổ chức Samatha Trust, có nguồn gốc từ thực hành thiền định của Nai Boonman, một cựu tu sĩ Phật giáo Thái Lan Theravada. Cư sĩ Rupert Gethin đã dẫn đầu một lớp học về chánh niệm quán niệm hơi thở ở Bristol từ những năm 1990.

5. Ni sư Ajahn Candasiri, một trong những nữ tu Phật giáo Theravāda, đồng sáng lập Tu viện Phật giáo Chithurst ở West Aussex, Vương quốc Anh, một tu viện chi nhánh của dòng truyền thừa Phật giáo Ajahn Chah

Hiện Ni sư được phong hàng giáo phẩm như 15 Sīladhārā, mức cao nhất được cho phép đối với nữ tu trong truyền thống rừng Phật giáo Thái Lan. Ni sư là một trong những nữ tu cao cấp ở Tây Tạng Phật giáo Theravāda và được đào tạo cùng với những nữ tu trở thành Tỳ kheo ni và đủ tư cách trụ trì tu viện.

Sinh năm 1947, Ajahn Candasiri được nuôi dạy như một Cơ Đốc nhân ở thủ đô Edinburgh, Scotlan.

Ni sư đã làm việc như một nhà trị liệu tại Vương quốc Anh, sau khi tốt nghiệp Đại học. Ni sư đã bén duyên Phật pháp, tiếp nhận ánh sáng từ bi trí tuệ của Đức Phật vào năm 1977 qua trưởng lão Hòa thượng Ajahn Sumedho, một trong những vị đại diện cấp cao của phương Tây về truyền thống Phật giáo Theravāda Thái Lan. Ngài là trụ trì Tu viện Phật giáo Amaravati, Vương quốc Anh.

Sau khi khám phá một số truyền thống thiền định Phật giáo. Ni sư đã được xuất gia vào năm 1979,  một vị Anagārikā 8 tuổi, mặc áo choàng trắng, tại tu viện Phật giáo Chithurst.

Ni sư Ajahn Candasiri là một trong bốn nữ tu Anagārikā đã khắc họa một sự tồn tại trong những ngày đầu của tu viện Phật giáo Chithurst cùng với chư tăng.

Năm 1979, của tu viện Phật giáo Chithurst đơn sơ, không thua gì ngôi nhà bị bỏ hoang, đổ nát. Sau khi nó biến thành một dinh thự chức năng, các nữ tu di chuyển đến một ngôi nhà nhỏ gần đó và sửa nó lại. Họ gọi nó là Āloka Cottage, và cuối cùng thành lập cộng đồng phong giới phẩm Anagārikā ở đó.

Năm 1983, Ni sư Ajahn Candasiri thụ giới Sīladhārā (áo choàng màu nâu và 10 giới Sa di ni). Nó bao gồm 137 quy tắc và một phiên bản mới Patimokkha được tạo ra bởi trưởng lão Hòa thượng Ajahn Sumedho, để các nữ tu có thể được đào tạo trong dòng truyền thừa của Phật giáo Ajahn Chah.

Ni sư Ajahn Candasiri là một trong những nữ tu Sīladhārā tiên phong, được thụ giới Tỳ kheo ni trong bộ phận của Sutavibhanga và một phiên bản của luật Bhikkhunī Pāṭimokkha. Một số chị em của Sīladhārā trở thành thành viên có năng lực trong Tăng đoàn, có khả năng thụ trì giới phẩm Bhikkhunī Pāṭimokkha, sống trong chế độ lục hòa kỉnh pháp, và duy trì cộng đồng của họ.

Ni sư Ajahn Candasiri là một trong những người Sīladhā được phép giảng dạy và lãnh đạo các cuộc nhập thất tu thiền định. Ni sư sống tại tu viện Chithurst cho đến năm 1999, khi Ni sư di  chuyển đến tu viện Phật giáo Amaravati, nơi Ni sư tiếp tục giảng dạy giáo lý Phật đà.

Tính đến năm 2015, Ni sư là một trong những giáo phẩm cao nhất trong Tăng đoàn tu viện Phật giáo Amaravati.

Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến bài viết qua các video dưới đây:

Samye Ling Monastery in Scotland (Aug 11th - 13th 2017)

https://www.youtube.com/watch?v=NYy_SpLonUY

Scotland Buddhist Vihara New Buddha Statue Unveiling Ceremony 2015

https://www.youtube.com/watch?v=CTwPDjIVI2g

Venerable Kamburawala Sri Rewatha Thero - Scotland's Buddhist Vihara - Glasgow - Sri Lanka

https://www.youtube.com/watch?v=RcB34PIQvik

Vân Tuyền

(Nguồn: Revolvy)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Pháp chủ: Lấy giới luật làm căn bản để giải quyết vấn đề của Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tin tức 16:35 04/11/2024

Chiều nay, 4-11-2024 (4-10-Giáp Thìn), phái đoàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, tân Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu đã đến chùa Huê Nghiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đảnh lễ Đức Pháp chủ GHPGVN.

Thả cá phóng sanh tại Tp.Hồng Ngự, Đồng Tháp

Tin tức 10:44 04/11/2024

Nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt, góp phần làm sạch nguồn nước, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái. Sáng ngày 03/11/2024, TT. Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành (huyện Tam Nông) tổ chức lễ thả cá nhằm tái tạo và bảo vệ môi trường tại Tp.Hồng Ngự.

Về nhà nghiên cứu, Phật tử Phan Đăng

Tin tức 10:05 04/11/2024

Nhà nghiên cứu Phan Đăng, pháp danh Tâm Quyền, dịch giả cuốn "Hoàng Việt nhất thống dư địa chí" (tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia 2022) đã qua đời tại Huế vào ngày 31/10.

Lễ thỉnh nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh nhập kim quan

Tin tức 08:39 04/11/2024

Tối 3/11/2024 (mùng 3/10/Giáp Thìn), tại Tổ đình Phật Bửu (Quận 3), trong bầu không khí nghiêm trang và lòng thành kính niệm Phật của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử, môn đồ đệ tử đã cung thỉnh nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh nhập kim quan.

Xem thêm