Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/06/2024, 10:07 AM

Đức Phật nói về cái đẹp của con người

"Người đời họ cho cái đẹp của sắc thân là đẹp, còn Ta cho rằng cái thân chẳng làm điều xấu ác, cái miệng chẳng nói lời xấu ác, tâm ý chẳng nghĩ điều xấu ác mới là đẹp vậy”.

Audio

“Có một người nhà giàu sinh được bảy cô con gái xinh đẹp tuyệt trần. Vừa là bậc đại phú gia, lại có con gái nhan sắc không ai bì, ông nhà giàu rất lấy làm hãnh diện.

Một hôm có một người bạn nói với ông:

Anh hãy đưa các con anh vào trong thành dạo chơi, dân chúng trong thành trông thấy con anh, nếu có người chê một trong bảy cô xấu thì anh đưa cho tôi năm trăm lạng vàng, bằng như không có ai chê thì tôi thua anh năm trăm lạng.

Người nhà giàu đồng ý đánh cuộc với người bạn. Thế là hai người dẫn bảy cô gái đi dạo khắp nơi trong thành. Họ đi đến đâu, mọi người đều hết lời ngợi khen bảy cô con gái xinh đẹp. Thời gian dạo chơi đến chín mươi ngày mà họ không nghe thấy một ai chê bảy cô con gái xấu dù chỉ nửa lời.

Bấy giờ hai ông nghe tin Đức Phật đang giảng pháp tại tinh xá Kỳ Viên, bèn rủ nhau đến gặp Phật mà thưa rằng:

Ngài hay du hóa nhiều nơi, đi khắp các nước, Ngài đã từng thấy có người con gái nào xinh đẹp như các con của tôi không?

Đức Phật mỉm cười bảo:

- Những cô gái này không có gì đẹp cả.

Ông nhà giàu hết sức kinh ngạc, tỏ ra không bằng lòng, thắc mắc:

- Cả nước không một ai chê các con tôi xấu, cớ sao Ngài lại chê chúng xấu?

Đức Phật đáp:

- Người đời họ cho cái đẹp của sắc thân là đẹp, còn Ta cho rằng cái thân chẳng làm điều xấu ác, cái miệng chẳng nói lời xấu ác, tâm ý chẳng nghĩ điều xấu ác mới là đẹp vậy”.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Lời bàn: Người đời thường chú trọng vẻ đẹp bên ngoài, cho rằng một người đẹp là người có hình dung, tướng mạo khiến người khác nhìn vào sinh tâm ưa thích, có sức hấp dẫn cuốn hút người khác, tức đẹp về cái răng, cái tóc, đôi mắt, làn da, đẹp về hình thể. Ngược lại, Đức Phật khẳng định chân giá trị của một con người ở chỗ đời sống của người đó có giá trị, ý nghĩa, tâm hồn của người đó cao quý. Một người đẹp lý tưởng là một người không chỉ đẹp về ngoại hình như nhan sắc, trang phục, về dáng vẻ, hình thức bên ngoài mà còn đẹp cả tư cách, nếp suy nghĩ, ngôn ngữ và hành vi, lối sống.

Một người đàn ông hay một người phụ nữ đẹp cần có “nội dung” bên trong nếu như không muốn mình sinh ra chỉ để làm trò tiêu khiển giải trí, giải buồn. Nội dung bên trong là gì? Đó là tâm hồn, tình cảm, đạo đức, là trí tuệ, là ý chí, năng lực góp phần làm đẹp cuộc đời. Đối với những chàng trai, những cô gái xinh đẹp, có ngoại hình thì ước mơ được nhiều người theo đuổi dễ dàng thực hiện được. Nhưng điều đó chỉ mang lại cảm giác thích thú, thỏa mãn một lúc rồi dần dần tan biến, và người ta nhận ra rằng đó chỉ là những giá trị ảo hết sức phù du, giả tạm. Cái con người cần là đời sống hạnh phúc được xây dựng bằng nhiều nhân tố chứ không chỉ có vẻ đẹp và sự đam mê vẻ đẹp. Những nhân tố căn bản mang lại hạnh phúc cho con người là: Ở người đàn ông cần có tri thức, trình độ hiểu biết, có ý chí, nghị lực, có tình cảm đạo đức, sự chân thành, tính rộng lượng, có tinh thần trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác… Ở người phụ nữ cần có công, dung, ngôn, hạnh. Công là trình độ hiểu biết, học vấn, nghề nghiệp chuyên môn. Dung là dáng vẻ, ngoại hình, cách ăn mặc, trang điểm sao cho sạch đẹp, dễ nhìn. Ngôn là lời ăn tiếng nói, khả năng giao tiếp, ứng xử. Hạnh là đức hạnh, những phẩm chất đạo đức, chẳng hạn như lòng tự trọng, lòng chung thủy, tinh thần trách nhiệm, đức tính hy sinh, cần cù, đảm đang tháo vát.    

Chỉ vẻ đẹp bên ngoài thôi chưa đủ để đánh đồng nó với giá trị một con người, giá trị một đời sống. Bởi chỉ vẻ đẹp thì không thể làm nên cuộc sống, vẻ đẹp chỉ góp phần tạo “sắc màu” cho cuộc sống. Hơn nữa cái đẹp rất phù du, nó không tồn tại lâu dài, không có cái đẹp nào vĩnh cửu với thời gian. Sự đánh giá về cái đẹp cũng không nhất định, không có cái đẹp nào là tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực, và nhất là tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của con người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trên thế gian, điều gì khiến người ta vui thích nhất?

Lời Phật dạy 14:00 22/06/2024

Hầu hết những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời chính là lạc thọ; cảm thọ vui thích, hợp ý. Mà cảm thọ vốn do duyên sinh nên cũng do duyên diệt. Nói cụ thể, niềm vui là có thật nhưng rất chóng vánh, vô thường.

Điều kiện đủ để vị “sứ giả Như Lai” hoằng pháp thành công là gì?

Lời Phật dạy 08:15 22/06/2024

Tôn giả Phú-lan-na (Phú-lâu-na, Punna) là vị Đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất, đương thời ngài đã đi đến một nơi được xem là khó hoằng pháp và đã giáo hóa thành công.

Phạm hạnh thanh tịnh thì không cãi nhau

Lời Phật dạy 08:00 21/06/2024

Hội chúng của Thế Tôn là một đoàn thể sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố cơ bản để xây dựng nên hòa hợp là nhờ ứng dụng triệt để tinh thần lục hòa. Sáu pháp hòa kính này là giềng mối, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Sangha.

Phật dạy về ba loại bệnh của người tu

Lời Phật dạy 13:45 20/06/2024

Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.

Xem thêm