Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Khai quang niềm tin tâm linh

...đừng để bị vướng chấp quá vào phương tiện, đừng vội nghe những điều nói xấu về bạn “Bát Hương” và nên tham khảo thêm giáo lý nhà Phật về “phong tục thờ cúng”, để thêm phần thành tựu trong công việc, dù việc riêng gia đình, hay việc nơi tôn nghiêm cửa Phật…

Tiếng chân hương bén lửa, tiếng cỏ khô, lá thông khô lách tách giữa đại ngàn Ngọa Vân, tại điểm đến Thông Đàn, nơi đặt bảo tháp PHỤNG PHẬT THÁP và Tháp Viên Mãn Chân Giác Thiền sư…

Sau khi bao sái bát hương ở tháp dưới, các phật tử dâng lễ, Thượng tọa Thích Vân Phong đã giới thiệu cho các phật tử về khu di tích Thông Đàn... 



Chị Hương hộ trợ Thượng tọa Thích Vân Phong bao sái bát hương

Lần đầu tiên, tôi thấy một Sư thầy, không còn thời gian để ý xung quanh, bắt tay ngay vào việc “chẳng thể đừng”, rõ thấy “vướng mắt, bộn bề” là Thầy khó thể ngồi yên. Các phật tử như hiểu ý Thầy, mỗi người một tay cùng Thầy “chăm sóc” chu đáo bát hương do ai đó đã lập tại Thông Đàn.

Bát hương được lau sạch "bụi trần", khai quang niềm tin tâm linh...

Chân hương được Thầy gom lại, khẽ đến một góc khuất để hóa. Anh phật tử đi cùng đoàn, mang bật lửa nhóm lên, từng chân hương bén lửa, rồi thêm chút cỏ khô được “gom nhặt, phát quang”, góp phần nhanh chóng nhen lên ngọn lửa nhỏ, bập bùng, lách tách.

Ngày thứ 7 cuối tuần, gió đại ngàn hun hút, rì rào “đủ thứ chuyện”. Tôi như nghe rõ có tiếng tranh luận: Kỳ lạ, sao Thầy rút chân hương, rồi hóa đi nữa? Thầy không sợ “Ngài” phạt sao? Đốt lửa, lỡ “cháy rừng thì sao”?

Có tiếng cười khúc khích, rồi tiếng đáp lại, “định tâm” kỹ, tôi mới phát hiện xuất phát từ đám lửa: Này, bạn Gió, bạn Mây ơi. Tớ là “Chân Hương” đây. Tớ nghe các bạn nói chuyện mà thấy mắc cười quá. Quả thực, tớ đã mòn mỏi tháng năm, mong có “người thăm hỏi”. Các bạn có biết, bạn “Bát Hương” buồn lắm không? Mưa, nắng, gió bão, mặc cho thời gian lãng quên, thời tiết trêu quấy…



Nghe "Chân Hương" lách tách:
Đừng nghĩ tớ "nóng" nghe
Tớ hoan hỷ lắm đấy
Sắp về với hư không
Đến Phật tính không cùng
Trở về với cát bụi
Thôi "trêu bạn" môi sinh
Mỗi khi gió thình lình
Tàn hương bay lả tả
Vướng mắt khách hàng hương
Có khi chẳng xót thương
Khói cay xè, mặc kệ...


Bát hương, một phương tiện đã gắn bó với văn hóa thờ cúng, gắn bó với tín ngưỡng người Việt. Ai cũng cần tỉnh giác, “buông chấp, lìa mê” đừng để bị vướng chấp quá vào phương tiện, đừng vội nghe những điều nói xấu về bạn “Bát Hương” và nên tham khảo thêm giáo lý nhà Phật về “phong tục thờ cúng”, để thêm phần thành tựu trong công việc, dù việc riêng gia đình, hay việc nơi tôn nghiêm cửa Phật…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Phật giáo thường thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Phật giáo thường thức 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Phật giáo thường thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Phật giáo thường thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Xem thêm