Sự sống chỉ là những dòng diễn biến, chẳng có ai ở đó

Có một câu nói rất hay của Ngài Ananda Pereira (người Tích Lan - nay là Đại Đức Kassapa Thera), Ngài nói “không có người tạo nhân, không có người gặt quả, chỉ có dòng nghiệp báo triền miên”. Câu nói này thực ra cũng dễ hiểu thôi.

Giờ Thầy lấy một vài ví dụ:

Như ngọn đèn sáp

Khi mình thắp ngọn lửa lên, ngọn lửa bắt đầu cháy thì mình chỉ thấy có một ngọn lửa, và mình cho rằng ngọn lửa ấy nó cứ duy trì cho đến khi cháy hết sáp trong đèn, nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy!

Đó không phải là một ngọn lửa như mình nghĩ, mà là vô số ngọn lửa tiếp nối nhau, lúc đầu là ngọn lửa từ đoạn tim đèn này và đoạn sáp này, còn kế tiếp lại là ngọn lửa từ đoạn tim khác và đoạn sáp khác. Trông bề ngoài thì ngọn lửa có vẻ cháy liên tục, nhưng thật ra nó là sự tiếp nối của vô số ngọn lửa với nhau.

Thấy các ngọn lửa ấy cháy liên tục như một dòng như vậy mà mình nói là chúng là khác cũng không đúng, mà nó chúng là một cũng không đúng. Chỉ có thể nói ngọn lửa là một dòng hiện tượng tiếp diễn vậy thôi. 

Cho nên thật ra không có cái nào gọi là đèn sáp cả, “ngọn đèn sáp” là cái ngọn đèn lúc đầu mới châm lửa, hay là ngọn đèn sáp lúc đã cháy hết sáp? Nếu mình chia tim đèn và sáp ra 10 phần bằng nhau thì mình sẽ có 10 ngọn đèn sáp khác nhau, khi phần thứ nhất cháy hết thì ngọn lửa chuyển sang cái đèn thứ 2, rồi cái thứ 3, rồi cái thứ 4,... nhưng nhìn bề ngoài thì vẫn thấy chỉ có một ngọn đèn sáp đang cháy vậy thôi.

Như cây mít non

Khi quan sát lại chính mình trong tinh tấn-chánh niệm-tỉnh giác thì cũng sẽ thấy mình chỉ là một dòng chuyển biến của thân-tâm-cảnh.

Ví dụ ví tế hơn một chút là cây mít non, mỗi lần trải qua một phản ứng sinh-vật lý trong sự tương giao với môi trường xung quanh thì cây mít lại chết đi và sinh ra một cây mít mới lớn hơn một chút, trong từng khoảnh khắc tăng trưởng luôn có một cây mít chết đi và sinh ra một cây mít mới. Đó là một dòng phản ứng sinh-vật lý diễn biến liên tục, những phản ứng tự thân bên trong cây mít gọi là Nhân, chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài như thời tiết, đất đai gọi là Duyên, đó là một dòng Nhân-Duyên liên tục sinh-diệt, mà nhìn bề ngoài lại tưởng như vẫn chỉ là một cây mít. 

Đối với con người cũng như vậy, mỗi kiếp sống lại chết đi, sống rồi lại chết đi, sự sống là vậy đó, cũng chỉ là một dòng diễn biến nhân-quả-nghiệp báo, một dòng nhân-duyên liên tục mà không thể xác định rõ ràng cái nào ra cái nào nhất định. 

Giả sử giờ cây mít nói “Tôi là Mít, còn anh là Xoài”, tức là nó tự dựng lên một cái ngã Mít, nhưng nếu hỏi nó “cái nào là Mít, là cây mít khi còn non, hay cây mít khi trái đã chín?” thì nó sẽ không trả lời được rõ ràng, bởi vì “mít” thật ra chỉ  là một dòng diễn biến, cái ngã Mít chỉ là cái do nó tự thêm vào thôi chứ không có thực. Trên thực tế cái gọi là Mít chỉ là một dòng diễn biến, không thể xác định “Mít” là một cái nào nhất định cả!

Tất cả chỉ là những dòng diễn biến, chẳng có ai cả

Mít là một dòng diễn biến, Xoài lại là một dòng diễn biến khác, cái nào theo dòng cái đó. Đại Đức Kassapa Thera nói “không có người tạo nhân, không có người gặt quả, chỉ có dòng nghiệp báo triền miên” chính là ý như vậy.

Khi quan sát lại chính mình trong tinh tấn-chánh niệm-tỉnh giác thì cũng sẽ thấy mình chỉ là một dòng chuyển biến của thân-tâm-cảnh.

Khi đứng là một dòng chuyển biến, khi ngồi là một dòng chuyển biến, khi nằm cũng là một dòng chuyển biến, ăn lại là một dòng chuyển biến khác, thở lại là một dòng chuyển biến khác nữa, vv… 

Cái gọi là “mình” chỉ là một dòng chuyển biến, khi thấy tất cả đều là những dòng chuyển biến thì sẽ không còn thấy mình là “Ta” nữa. Cái gọi là “Ta” chỉ là ảo tưởng.

Giả sử nếu có Ta, thì cái “Ta” này là lúc mình 10 tuổi hay là mình bây giờ 20 tuổi? 

Hay lại thấy lúc 10 tuổi mình còn dở quá đi, mà bây giờ mình 20 tuổi ngon lành rồi thì mình chối “Không! Tôi là tôi của bây giờ, chứ không phải như hồi 10 tuổi”. Nhưng thực ra đó đó chỉ là một dòng diễn biến từ 10 đến 20 tuổi, nếu không có mình lúc 10 tuổi “ngã lên ngã xuống” thì cũng không có mình "20 tuổi ngon lành" như bây giờ, có phải vậy không?

Nên cái gọi là Ta, là Tôi chỉ là khái niệm. Trên thực tế không có bản ngã, không có cái Ta nào cả! 

Giác ngộ là thật sự thấy ra tất cả chỉ là những dòng chảy của sự sống, và bản ngã chỉ là ảo tưởng do chính mình dựng lên mà thôi…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự sống chỉ là những dòng diễn biến, chẳng có ai ở đó

Phật giáo thường thức 06:09 23/12/2024

Có một câu nói rất hay của Ngài Ananda Pereira (người Tích Lan - nay là Đại Đức Kassapa Thera), Ngài nói “không có người tạo nhân, không có người gặt quả, chỉ có dòng nghiệp báo triền miên”. Câu nói này thực ra cũng dễ hiểu thôi.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Xem thêm