Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Trong 45 năm thuyết pháp, những lời Phật dạy - kinh Phật là rất nhiều. Phải nói rằng Đức Phật đã để lại cho đời một kho tàng kinh điển với hàng ngàn bài Kinh.

Có bao nhiêu bộ kinh Phật?

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào? 1

Kinh Phật là một ngôi trong ba ngôi Tam bảo

Kinh Phật là những lời dạy của Đức Phật, luôn đúng với lý giác ngộ, giải thoát của chư Phật. Dù trải qua bao trầm luân, khổ ái của cuộc đời, kinh Phật vẫn giúp ích cho chúng sinh. Nếu chúng sinh hiểu rõ mọi căn cơ, thông điệp từ những lời Phật dạy thì sớm ngày sẽ thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Trong đọan Trưởng Lão Tăng Kệ, 1024, kinh Tiểu Bộ, Phật có dạy, như sau:

Ta nhận từ đức Phật,

Tám mươi hai ngàn pháp,

Còn nhận từ Tỷ-kheo,

Thêm hai ngàn pháp nữa,

Tổng cộng tám tư ngàn,

Là pháp ta chuyển vận...

Kinh Phật là gì?

Theo đó, kinh Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu phổ cập sâu rộng trong thập phương pháp giới. Có lẽ để chỉ điểm chính xác có bao nhiêu bài kinh thì thật là khó bởi hình thức lưu truyền kinh Phật là truyền thống tụng đọc và sau đó là bằng chữ viết. 

Nói gọn lại kinh Phật bao gồm ba tạng kinh điển gồm có: Kinh tạng, ghi lại những lời Phật dạy; Luật tạng, ghi lại những giới luật làm khuôn phép sinh hoạt và tu học cho tu sĩ; Luận tạng, gồm các bộ luận do các luận sư, đệ tử Phật trình bày, giải thích một cách có hệ thống và theo chiều sâu giáo lý đạo Phật. Mỗi lời Phật để lại là một toa thuốc tâm linh với diệu dụng là trị lành các chứng bệnh khổ đau trong nhân sinh. Biết đến Phật pháp quả là một duyên lành của mỗi chúng sinh, vì vậy tùy căn cơ, sở học mà quý vị tiếp cận, tiếp nhận kinh Phật khác nhau. 

Người Phật tử đọc kinh Phật phải chân thành và cung kính

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào? 2

Khi đọc kinh Phật, Phật tử cần để tâm thanh tịnh, cung kính.

Đọc kinh Phật hay còn gọi là tụng kinh là đọc lên thành tiếng những bài kinh do Phật thuyết có thể bằng Phạn văn hoặc bằng Việt văn. Tùy căn cơ từng người mà việc đọc và hiểu kinh Phật ở từng mức độ. Nếu Phật tử không trực nhận được những nghĩa lý sâu xa, vi diệu của kinh thì vô thức ta cũng có dịp ghi nhận và khắc sâu câu kinh, tiếng kệ ấy. Câu kinh tiếng kệ khi đã khắc sâu vào vô thức rồi thì chính vô thức ấy sẽ tác động ý thức, dẫn dắt ý thức, ảnh hưởng ý thức và chuyển hóa được ý thức.

Là người đệ tử Phật không thể không học giáo lý Phật học và không thể không thông giáo lý. Quý vị không thể không có quá trình tinh chuyên tu hành. Tuy nhiên, đời sống làm Phật tử học Phật cần phải có thời dụng biểu phân định rõ ràng công việc đời việc đạo, những lúc nào tu, lúc nào làm việc nhà, việc xã hội thì không có gì phải lo âu việc đúng sai.

Vấn đề Phật học, học là hiểu, hằng ngày những lúc rỗi rảnh cũng cần phải đọc học kinh Phật để tu, học giáo lý Phật để mở mang trí tuệ. Học là học nhưng cũng không nên quá cố chấp câu nệ vào kinh mà sinh các bệnh chúng sinh khó chữa trị.

Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Hoa Nghiêm: Phẩm Bồ Tát Vấn Minh Thứ mười (Tập 1)

Kinh Phật 17:35 16/03/2025

Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Tiểu Kinh xóm ngựa

Kinh Phật 18:22 14/03/2025

Phật nói Tiểu Kinh xóm ngựa, trích từ Kinh Trung Bộ tập 1, Tiểu Kinh xóm ngựa số 40, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Đại Kinh xóm ngựa

Kinh Phật 21:14 13/03/2025

Phật nói Đại Kinh xóm ngựa, trích từ Kinh Trung Bộ tập 1, Đại Kinh xóm ngựa số 39, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Tiểu Kinh người chăn bò

Kinh Phật 20:13 12/03/2025

Phật nói Tiểu Kinh người chăn bò, trích từ Kinh Trung Bộ tập 1, Tiểu Kinh người chăn bò số 34, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Xem thêm