Khám phá vẻ đẹp độc đáo chùa Dơi ở Sóc Trăng
Chùa Dơi hay còn được gọi là chùa Mã Tộc, chùa Mahatúp nằm tại phường 3, TP Sóc Trăng. Chùa Dơi được công nhận di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 1999. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống của người Khmer.

Cổng chính vào chùa Dơi, Sóc Trăng. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Chùa Dơi mang kiến trúc độc đáo của đồng bào Khmer. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Chùa Dơi được thiết kế bao gồm chánh điện với kiến trúc đặc trưng của người Khmer. Bên cạnh đó là khu Sala (hội trường cúng lễ), tăng xá (nơi nghỉ ngơi của các vị sư), các bảo tháp và miếu Bà Đen để du khách đến tham quan vào mỗi dịp lễ tết.
Đặc biệt, ngôi chùa này còn là nơi trú ngụ của loài dơi bao gồm dơi quạ, dơi ngựa. Ở đây, những con dơi trưởng thành có cánh dài từ 1 - 1,5 m và trọng lượng 0,5 - 1 kg.
Theo sách cổ của chùa, họ hàng dơi xuất hiện ở đây khoảng 300 năm về trước. Loài dơi sẽ sinh sản vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Dơi treo mình trên những tán cây ở chùa. Ảnh: VĂN PHONG.
Chùa Dơi nổi tiếng là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Đến chùa Dơi, ngay từ cổng vào, du khách không khỏi choáng ngợp trước hàng cây cổ thụ và quần thể gồm nhiều công trình có màu vàng rực lộng lẫy.
Mái của tòa chánh điện có chiều dài gần 21 m, chiều rộng hơn 11 m, được xây dựng trên nền cao hơn mặt đất tự nhiên 1 m, nổi bật với kết cấu gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau.
Mỗi mái đều được trang trí tượng hình rồng ở các góc, cùng nhiều tháp nhỏ và hình rắn Naga uốn lượn đầy tinh xảo phía đầu hồi chùa.

Chùa Dơi trở thành điểm đến hấp dẫn của đồng bào Khmer và du khách thập phương. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Bước vào bên trong chánh điện, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi vẻ bề thế và lộng lẫy với nhiều màu sắc, đậm chất văn hóa Khmer.
Chánh điện càng trở nên tôn nghiêm, uy nghi thanh thoát khi trần được trang trí những mảng tranh sơn dầu hình tiên nữ. Điều này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa giá trị nghệ thuật kiến trúc với hội họa mang đậm bản sắc văn hóa Khmer.

Ngôi chùa càng lộng lẫy hơn khi hòa mình vào rặng cây xanh mướt. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Bước vào phía sau khuôn viên chùa Dơi, không gian được mở ra là cả một cánh rừng với đủ loại cây, song nhiều nhất vẫn là cây Sao và cây Dầu.

Tượng hình rồng ở các góc, cùng với màu vàng nổi bật đã làm ngôi chùa hấp dẫn hơn. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Khám phá kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer nổi tiếng Sóc Trăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Cận cảnh ngôi chùa được làm từ vỏ ốc ở Cam Ranh
Chùa Việt
Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968, nổi bật với kiến trúc đặc biệt từ hàng triệu vỏ ốc và san hô. Đây là công trình do các nhà sư tự tay xây dựng và là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo tại Khánh Hòa.

Ghé thăm ngôi chùa kiến trúc Tây Tạng độc đáo ở Hà Nội
Chùa Việt
Chùa Long Quang tọa lạc trên đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 600 năm. Với vị trí hướng ra ngã ba sông Tô Lịch, ngôi chùa không chỉ là nơi cầu bình an của Phật tử mà còn nổi bật nhờ kiến trúc Tây Tạng.

Độc đáo ngôi chùa giữa lòng hang núi lửa
Chùa Việt
Chùa Hang không sư ở Lý Sơn, nằm hoàn toàn trong hang núi lửa, là điểm đến độc đáo. Với lịch sử hơn 400 năm, nơi đây từng là nơi thờ tự của người Chăm, giờ là chùa Phật giáo nổi tiếng.

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Việt
Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.
Xem thêm