Khảo cứu về ngày, tháng Đức Phật thành đạo theo kinh tạng Nikāya
Ở đây, chúng tôi không có tham vọng làm sáng tỏ hoàn toàn câu hỏi này, mà sẽ cố gắng minh định ngày thành đạo của Đức Phật, dựa trên những sự kiện liên quan đến thời điểm Đức Phật thành đạo, được cả hai truyền thống Phật giáo công nhận.
2. Ngày, tháng Đức Phật thành đạo theo kinh tạng Nikāya.
2.1 Cơ sở tư liệu
Có nhiều bản kinh trong năm bộ Nikāya tuy ghi nhận về lịch sử cuộc đời Đức Phật, nhưng không đề cập chi tiết về ngày, tháng thành đạo. Có thể nói, lịch sử Đức Phật nói chung và chi tiết về ngày thành đạo nói riêng theo quan điểm Phật giáo Nam truyền, có thể tìm thấy trong hai nguồn tư liệu chính, đó là tác phẩm Nidānakathā và Mahāvaṃsa.
Theo tác phẩm Nidānakathā, sau khi thọ dụng bát cháo sữa từ nàng Sujātā vào ngày trăng tròn tháng Vesākha (Visākhapuṇṇamāya)[17], Bồ-tát Siddhattha đã thiền tọa dưới gốc cây Bồ-đề (Bodhirukkha)[18], hàng phục ma quân và chứng thành Phật quả (Buddhabhūtassa)[19].
Theo tác phẩm Mahāvaṃsa (Mhv.I,12), tại Ưu-lâu-tần-loa (Uruvela) thuộc vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha), dưới gốc cây Bồ-đề (Bodhimūla), bậc đại sĩ (Mahāmuni) đã chứng đạt quả vị Toàn giác tối thắng (patto sambodhimuttamaṃ) vào ngày trăng tròn tháng Vesākha (Visākhapuṇṇamāyaṃ)[20].
Như vậy, cả Nidānakathā và Mahāvaṃsa đều ghi nhận Đức Phật thành đạo vào ngày trăng tròn tháng Vesākha. Với sự khẳng định quan trọng như vậy, thì việc thẩm sát về nguồn gốc, cũng như các khía cạnh liên quan của hai tác phẩm này là những yêu cầu quan thiết.
Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại
2.2 Thẩm định về hai nguồn tư liệu
Trước hết, Nidānakathā là một văn bản nằm phía trước tập truyện tiền thân Đức Phật (Jātaka). Theo T.W.Rhys Davids, tác phẩm Nidānakathā được xem như một đề dẫn về lịch sử Đức Phật (Buddhavaṃsa)[21]. Theo tác giả Oskar von Hinüber, Nidānakathā là tư liệu quan trọng nhất về lịch sử Đức Phật của Phật giáo Theravāda[22]. Với tác giả Hajime Nakamura (1912-1999), thì Nidānakathā là một nguồn tư liệu quan trọng không thể thiếu để ông viết nên tác phẩm Đức Phật Gotama: một tiểu sử căn cứ vào những bản kinh uy tín nhất[23]. Do vậy có thể thấy, nghiên cứu về lịch sử Đức Phật thì không thể không tham khảo văn bản Nidānakathā. Cũng theo tác giả Hajime Nakamura, tác phẩm Nidānakathā được cho là của ngài Buddhaghosa ở thế kỷ thứ V[24]. Quan điểm này hiện vẫn chưa được khảo chứng.
Theo nội dung được chuyển tải trong Nidānakathā, thì Bồ-tát đã thọ dụng món cháo sữa (khīra) do nàng mục nữ Sujātā hiến cúng vào ngày trăng tròn tháng Vesākha (Visākhapuṇṇamāya). Sau đó, Bồ-tát phải trải qua bảy lần bảy ngày, tức 49 ngày dưới cội Bồ-đề mới chứng thành Phật quả. (Buddhabhūtassa sattasattāhaṁ bodhimaṇḍe vasantassa ekūṇapaññāsa divasanī)[25]. Bốn mươi chín ngày đã gần hai tháng. Do vậy, theo logic nội tại từ tác phẩm Nidānakathā, thì thời điểm thành đạo của Đức Phật đã không nằm trong tháng Vesākha!
Kế đến, tác phẩm Mahāvaṃsa do tôn giả Mahānāma biên soạn vào cuối thế kỷ thứ V đầu thế kỷ thứ VI[26]. Nội dung của tác phẩm đề cập đến lịch sử của Sri Lanka và Phật giáo, là tư liệu quý hiếm về lịch sử Phật giáo trong giai đoạn này. Tuy nhiên, do tác phẩm trộn lẫn giữa huyền thoại và hiện thực lịch sử, nên cần phải tham chiếu nhiều tài liệu liên quan khi cần xác tín một dữ kiện nào đó.
Sự trộn lẫn giữa yếu tố huyền thoại và hiện thực trong tác phẩm Mahāvaṃsa, theo tác giả Douglas Bullis trong tác phẩm Mahavamsa: The great chronicle of Sri Lanka, là thủ pháp biên soạn của ngài Mahānāma, nhằm hóa giải xung đột giữa truyền thống Theravāda cổ điển và lý tưởng Bồ-tát, trong giáo nghĩa Mahāyāna đang diễn ra trong thời đại của ngài Mahānāma[27].
Ở đây, tác phẩm Mahāvaṃsa đã khẳng định Đức Phật thành đạo vào ngày trăng tròn tháng Vesākha có phần giống như câu chuyện được ghi lại trong tác phẩm Nidānakathā. Phải chăng, trong quá trình biên soạn, tôn giả Mahānāma đã kế thừa tư liệu từ Nidānakathā? Điều này hiện vẫn chưa được khảo chứng, thế nhưng trong thực tế, tác phẩm Mahāvaṃsa đã kế thừa nhiều nguồn sử liệu, trong đó có tác phẩm Dīpavaṃsa.
Theo tác phẩm Nidānakathā đã được khảo chứng ở trên, thì Đức Phật thành đạo không nằm trong tháng Vesākha. Thế nhưng ở Mahāvaṃsa vẫn khẳng định Đức Phật thành đạo vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, xuất hiện trong một câu đơn lập, và không có tư liệu liên quan để bổ trợ thông tin. Đây cũng là một tồn nghi theo quan điểm của chúng tôi.
Mặc dù vậy, khách quan mà nhìn nhận, sự khẳng định về ngày thành đạo của Đức Phật trong tác phẩm Mahāvaṃsa ở thế kỷ thứ VI, cũng tương tự như ghi chép của ngài Huyền Tráng (602-664) ở thế kỷ thứ VII. Cụ thể là, theo tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký, quyển tám ghi rằng: Thượng-tọa-bộ cho rằng Như Lai thành Đẳng-chánh-giác vào ngày 15 nữa tháng sau của tháng Phệ-xá-khư, tương đương ngày 15 tháng 3 ở Trung Hoa vậy[28].
Nếu căn cứ vào niên đại của văn bản này, thì truyền thống Đức Phật thành đạo vào ngày trăng tròn tháng Vesākha của Phật giáo Nam truyền cũng có lịch sử gần 1.500 năm, cũng gần bằng với khoảng thời gian mà Phật giáo Bắc truyền tổ chức, vào ngày mùng 8 tháng 12 ở thời ngài Tuệ Tư (515-577), mà chúng tôi đã nêu dẫn.
Như vậy, theo những khảo chứng trên, cả Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền đều tổ chức ngày lễ Thành đạo vào những thời điểm khác nhau trong năm và đã có lịch sử gần 1.500 năm. Thử hỏi, trong hai truyền thống đó, thì truyền thống nào gần với hiện thực lịch sử?
Ở đây, chúng tôi không có tham vọng làm sáng tỏ hoàn toàn câu hỏi này, mà sẽ cố gắng minh định ngày thành đạo của Đức Phật, dựa trên những sự kiện liên quan đến thời điểm Đức Phật thành đạo, được cả hai truyền thống Phật giáo công nhận. Và, một trong những cơ sở khảo sát của chúng tôi, đó chính là sự kiện Đức Phật thọ nhận bó cỏ Kusa trải làm tòa ngồi suốt 49 ngày đến khi Ngài thành đạo.
Chú thích:
[1]大正藏第 01 冊 No. 0001 長阿含經, 卷第四, 遊行經
[2]大正藏第 03 冊 No. 0189 過去現在因果經, 卷第三
[3]大正藏第 23 冊 No. 1440 薩婆多毘尼毘婆沙, 卷第二
[4]大正藏第 01 冊 No. 0005 佛般泥洹經, 卷下
[5]大正藏第 01 冊 No. 0006 般泥洹經, 卷下
[6]大正新脩大藏經第 16 冊 No. 0696 佛說摩訶剎頭經
[7]大正藏第 48 冊 No. 2025 敕修百丈清規
[8]大正藏第 46 冊 No. 1933 南嶽思大禪師立誓願文
[9]大正藏第 51 冊 No. 2069 天台九祖傳
[10]大正藏第 46 冊 No. 1933 南嶽思大禪師立誓願文. Nguyên văn:至癸未年年三十.是臘月月八日得成道
[11]大正藏第 51 冊 No. 2087 大唐西域記, 卷第二.
[12]大正新脩大藏經第 50 冊 No. 2061 宋高僧傳卷第五
[13]大正藏第 49 冊 No. 2037 釋氏稽古略, 卷三, 一行禪師.
[14]大正藏第 54 冊 No. 2126 大宋僧史略
[15]大正藏第 54 冊 No. 2126 大宋僧史略, 卷上. Nguyên văn:臘月乃周之二月也.
[16]大正藏第 52 冊 No. 2118 折疑論, 卷第一.Nguyên văn:周時正月建子.二月八日即今十二月八日是也
[17] The Pāli Text Society. The Jātaka together with its commentary, being tales of the anterior births Gotama Buddha. Vol 1. Edited by V. Faus Boll. London: Messrs. Luzac and Company, Ltd. 1962. p.68
[18] Tên khoa học là Ficus religiosa.
[19] The Pāli Text Society. The Jātaka together with its commentary, being tales of the anterior births Gotama Buddha. Vol 1. Edited by V. Faus Boll. London: Messrs. Luzac and Company, Ltd. 1962. p.70
[20]The Pāli Text Society. The Mahāvaṃsa. Wilhelm Geiger Ph.D, trans. Oxford: University Press, Amen Corner, E.C 1912. p.2
[21]Buddhist Birth Story,(Jataka tales): The commentarial introduction entitled Nidānakathā, The story of the lineage. Translated from Prof. V. Faus Boll’s editionof the Pāli text by T.W Rhys Davids. London: G.Routledge. 1925. p.xii. Cf:The Nidānakathā, as forming a running commentary on the Buddhavamsa.
[22]Oskar von Hinüber. A Handbook of Pāli Literature. Berlin -New York: Walter de Gruyter. 1996. p.56. Cf: The Nidānakathā is the most important Theravāda source for the life of the Buddha.
[23] Hajime Nakamura. Gotama Buddha – A biography based on the most reliable texts. 2 Vol. Tokyo: Kosei Publishing Co. 2000. Xem thêm bản dịch tiếng Việt: Hajime Nakamura, Đức Phật Gotama: một tiểu sử căn cứ vào những bản kinh uy tín nhất, Trần Phương Lan dịch, NXB. Phương Đông, 2011.
[24] Hajime Nakamura. Gotama Buddha – A biography based on the most reliable texts. 2 Vol. Tokyo: Kosei Publishing Co. 2000. p.16.
[25] The Pāli Text Society. The Jātaka together with its commentary, being tales of the anterior births Gotama Buddha. Vol 1. Edited by V. Faus Boll. London: Messrs. Luzac and Company, Ltd. 1962. p.70.
[26]Pāli Text Society. The Mahā Vaṃsa or The Great chronicle of Ceylon. Trans. Wilhelm Geiger. London: Henry Frowde, Oxford University Press, Amen Corner. 1912.p.xi. See also, Malalasekera, G.P. Buddhist Dictionary of Pāli Proper Names. Vol 2. London: Luzac & Company Ltd., 1960, p.553.
[27]Douglas Bullis. Mahavamsa: The Great Chronicle of Sri Lanka. Fremont, CA: Asian Humanities Press. 2012. p.54.
[28]大正藏第 51 冊 No. 2087 大唐西域記,卷第八. Nguyên văn:上座部則吠舍佉月後半十五日成等正覺,當此三月十五日也.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm