Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/11/2022, 08:25 AM

Khổ đau trên thế giới

Câu hỏi: Làm thế nào để chống lại những bất công trên thế giới mà không bị chìm đắm trong sự giận dữ, cay đắng, phẫn nộ và oán hận?

Audio

Sư Ông Làng Mai trả lời:

Chúng ta cứ tưởng tượng có một ông bác sĩ, ông gặp rất nhiều bệnh nhân và ông nói:“ Làm thế nào mà tôi thấy vui vẻ, khỏe mạnh được trong khi nhiều người chung quanh tôi đều bị bệnh?“ Chúng ta biết là nếu ông bác sĩ cũng bị bệnh thì không còn hy vọng gì nữa cả. Bổn phận của ông bác sĩ là phải giữ cho mình được khỏe mạnh để có thể chữa trị cho các bệnh nhân.

Cũng tương tự như vậy, nếu thấy có quá nhiều người đau khổ chung quanh mà ta không biết cách nào để đau khổ ít hơn, ta không biết cách nuôi dưỡng mình bằng niềm vui và hạnh phúc thì ta sẽ không giúp được gì cho ai cả. Có một phương pháp thực tập có thể giúp ta bớt khổ đau để ta có thể giúp được cho những người đau khổ nhiều hơn mình, đó là sự thực tập chánh niệm.

Chúng ta biết là có rất nhiều yếu tố tươi mát đang có mặt cho mình như nước mát, không khí trong lành,…những mầu nhiệm của sự sống đang có mặt ở trong ta và chung quanh ta. Nếu tiếp xúc với những yếu tố đó thì ta được nuôi dưỡng và trị liệu. Và khi ta đau khổ ít, ta nuôi dưỡng được mình bằng niềm vui và hạnh phúc thì ta sẽ có khả năng giúp được cho những người xung quanh mình.

Screenshot_40

Sự thực tập của chúng ta là phải tự bảo hộ cho mình, không để bị tràn ngập bởi những đau khổ chung quanh. Điều này ta có thể làm được bằng sự thực tập chánh niệm. Ta ý thức là không khí trong lành, ánh sáng mặt trời, nước mát và rất nhiều mầu nhiệm của sự sống đang có mặt cho ta. Đất Mẹ có mặt đây để nuôi dưỡng và trị liệu cho ta. Nếu ta ý thức được điều đó và để cho Đất Mẹ cùng những mầu nhiệm của sự sống nuôi dưỡng và trị liệu thì ta mới có thể giúp ích được cho những người chung quanh mình.

Ông bác sĩ phải biết chăm sóc cho mình. Ông phải ý thức là sức khỏe và hạnh phúc của mình rất cần thiết cho những bệnh nhân đang tìm đến ông để được chữa trị. Sự thực tập thở trong chánh niệm, đi trong chánh niệm, thực sự có mặt trong giây phút hiện tại để được nuôi dưỡng và trị liệu bởi thiên nhiên là sự thực tập rất quan trọng.

Khi ta dừng lại mọi rong ruổi, tìm cầu thì ta mới có thể thật sự có mặt trong giây phút hiện tại để được nuôi dưỡng và trị liệu bởi những yếu tố tươi mát của thiên nhiên. Khi đó ta sẽ chuyên chở năng lượng của bình an, niềm vui và hạnh phúc để giúp cho người khác bớt khổ hơn.

Chung quanh ta có rất nhiều hận thù, giận dữ, cay đắng, v.v. Nếu ta không biết cách trở về với tự thân để chăm sóc cho mình thì ta sẽ bị tràn ngập bởi năng lượng tập thể của sự hận thù, giận dữ, cay đắng đó. Vì vậy chăm sóc cho chính mình là điều rất quan trọng! Muốn như vậy thì ta phải biết cách trở về với hải đảo tự thân trong chính mình bằng hơi thở và bước chân chánh niệm để làm lắng dịu hình hài và cảm thọ của mình. Khi đó trong ta bắt đầu có sự bình an, tĩnh lặng và ta có thể thấy được rõ hơn. Ta biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm để đừng đưa đến tình trạng tệ hại hơn.

Chúng ta nhận ra rằng chỉ cần một hơi thở vào hay một bước chân chánh niệm cũng đã có thể giúp ta có được một chút lắng dịu và bình an. Vì vậy ta đừng nên chịu chết, ta phải biết là luôn luôn còn có hy vọng. Ta không nên cảm thấy bất lực, tại vì nếu biết cách thực tập thở trong chánh niệm và đi trong chánh niệm thì một hơi thở vào hay một bước chân thôi cũng có thể làm thay đổi tình trạng rồi.

Vấn đề ở đây không chỉ là “mình làm được gì?“  Thường thì chúng ta  có ước muốn phải làm một cái gì đó để giúp cho thế giới bớt khổ. Nhưng “hành động“ (to do) chỉ là một trong những điều mà ta có thể cống hiến. “Sự có mặt“ (to be) cũng là một cách hành động. Nếu trong ta có sự thư giãn, sự bình an và lòng từ bi thì đó đã là hành động rồi. Cách ta nhìn người kia cũng có thể giúp được cho người đó rất nhiều. Nếu trong ta có sự bình an, tĩnh lặng và lòng từ bi thì sự có mặt của ta đã giúp ích được rất nhiều rồi. “Sự có mặt“ rất quan trọng và nó là nền tảng cho hành động. Trước hết mình phải có bình an trong tự thân, rồi sau đó mình mới có thể hành động để đem lại bình an cho người khác (To be peace first and to do peace later).

Chúng ta nói đến yếu tố tăng thân. Nếu thực tập với những người bạn nắm vững được phương pháp “có mặt“, có mặt một cách thư giản, bình an, tươi mát và lành mạnh thì ta sẽ được yểm trợ bởi năng lượng tập thể hùng hậu của sự bình an, niềm vui, hạnh phúc và ta có thể giúp được được rất nhiều người. Khi chúng ta có sự bình an, tươi mát và lòng từ bi thì năng lượng tập thể của sự bình an, sự tươi mát và lòng từ bi đó đã là sự đóng góp cho bình an và hạnh phúc trên thế giới. Chính năng lượng bình an và từ bi sẽ cho ta biết cần phải làm gì để nuôi lớn bình an, sự tươi mát và niềm vui cho thế giới này.

Câu trả lời là: Chúng ta phải thực tập chánh niệm để tự bảo hộ mình, không để cho năng lượng lượng tập thể của hận thù, bạo động, giận dữ, … cuốn mình đi. Đồng thời ta phải biết cách trở về với hải đảo của bình an, tươi mát và từ bi trong tự thân. Nếu chúng ta có một nhóm bạn cùng thực tập như vậy thì chúng ta sẽ là chỗ nương tựa cho nhiều người khác. Vì vậy xây dựng một tăng thân cùng nhau tu tập là điều rất quan trọng!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm