Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kinh Đại nhật (Tông phái Mật Tông)

Kinh Đại tỳ Lô Giá Na thành Phật thần biến gia trì, quyền thứ Nhất; Hán dịch: Đời Đường, Nước Trung Thiên Trúc Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY (Śubhākara-siṃha) và Sa môn NHẤT HẠNH đồng dịch.

Audio

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ - QUYỂN THỨ NHẤT.

Hán dịch: Đời Đường, Nước Trung Thiên Trúc Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY (Śubhākara-siṃha) và Sa môn NHẤT HẠNH đồng dịch.

Phục hồi Phạn chú và Việt dịch: Cư sĩ HUYỀN THANH.

VÀO MÔN CHÂN NGÔN - TRỤ TÂM - PHẨM THỨ NHẤT.

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ:Thế Tôn) ngự tại Cung Kim Cương Pháp Giới (Vajra-dharma-dhātu-pura) rộng lớn của Như Lai Gia Trì (Tathāgatādhiṣṭana), tất cả bậc Trì Kim Cương (Vajra-dhāra) đều đến tập hội. Do Pháp Tín Giải Du Hý Thần Biến (Adhimukti-vikṛinitādhiṣṭa) của Như Lai(Tathāgata) sinh ra Bảo Vương (Ratna-rāja) làm thành lầu gác lớn, cao không thấy bờ giữa. Các Đại Diệu Bảo Vương này âm thầm dùng mọi thứ trang sức cho thân Bồ Tát làm Tòa Sư Tử (Siṃhāsana). Tên Kim Cương của các vị ấy là: Hư Không Vô Cấu Chấp Kim Cương (Vimalākāśa-vajradhāra, hay Gaganāmala-vajradhāra), Hư Không Du Bộ Chấp Kim Cương (Ākāśa-vicaraṇa-vajradhāra, hay Gagana-vikrama-vajradhāra), Hư Không Sinh Chấp Kim Cương (Ākāśa-saṃbhava-vajradhāra, hay Gagana-saṃbhavavajradhāra), Bị Tạp Sắc Y Chấp Kim Cương (Citra-vasa-dhṛk-vajradhāra), Thiện Hành Bộ Chấp Kim Cương (Vicitra-caraṇa-vajradhāra, hay Vicitra-cārin-vajradhāra), Trụ Nhất Thiết Pháp Bình Đẳng Chấp Kim Cương (Sarva-dharma-samata-sthitavajradhāra, hay Sarva-dharma-samatāvihārin_vajradhāra), Ai Mẫn Vô Lượng Chúng Sinh Giới Chấp Kim Cương (Apramana-sattvadhatvonukampana-vajradhāra, hayAnanta-sattva-dhātu-paritrāṇa-vajradhāra), Na La Diên Lực Chấp Kim Cương (Nārāyaṇa-bala-vajradhāra, hay Nārāyaṇa-balin-vajradhāra), Đại Na La Diên LựcChấp Kim Cương (Mahā-nārāyaṇa-bala-vajradhāra, hay Mahā-nārāyaṇa-balinvajradhāra), Diệu Chấp Kim Cương (Su-vajradhāra), Thắng Tấn Chấp Kim Cương(Paramavega-vajradhāra), Vô Cấu Chấp Kim Cương (Vimala-vajradhāra), Lực Tấn Chấp Kim Cương (Balavega-vajradhāra, hay Vajrāgra-vajradhāra) [Nhận Tấn Chấp Kim Cương], Như Lai Giáp Chấp Kim Cương (Tathāgata-kavaca-vajradhāra, hayTathāgata-varman-vajradhāra), Như Lai Cú Sinh Chấp Kim Cương (Tathāgatapādobhava-vajradhāra), Trụ Vô Hý Luận Chấp Kim Cương (Niḥprapanca-pratiṣṭhavajradhāra, hay Aprapañca-vihārin-vajradhāra), Như Lai Thập Lực Sinh Chấp KimCương (Tathāgata-daśabalodbhava-vajradhāra, hay Tathāgata-daśabala-saṃbhavavajradhāra), Vô Cấu Nhãn Chấp Kim Cương (Vimalanetra-vajradhāra), Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ (Vajrapāṇi guhya-nātha).

Các vị Thượng Thủ (Pramukha) như vậy dẫn chúng Trì Kim Cương nhiều như số hạt bụi nhỏ của mười cõi Phật (Buddha-kṣetra) đến dự, cùng với các vị Đại Bồ Tát thuộc nhóm: Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra), Từ Thị Bồ Tát (Maitreya), Diệu Cát Tường Bồ Tát (Mañjuśrī), Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát (Sarva nīvaraṇaviṣkaṃbhin)… trước sau vây quanh mà diễn nói Pháp. Ấy là ngày của Như Lai vượt ba Thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) gia trì, cho nên gọi là Pháp Môn ba câu bình đẳng của Thân Ngữ Ý.

Lúc ấy, do sự gia trì của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana Tathāgata) nên hai vị Thượng Thủ của chúng Bồ Tát với chúng Chấp Kim Cương là Phổ Hiền Bồ Tát và Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ đều phấn tấn thị hiện Tạng Vô Lượng Trang Nghiêm của Thân, như vậy phấn tấn thị hiện Tạng Vô Lượng Trang Nghiêm Bình Đẳng của Ngữ Ý mà chẳng theo Thân hoặc Ngữ hoặc Ý của Tỳ Lô Giá Na Phật để sinh ra. Tuy mọi bờ mé khởi diệt của tất cả Xứ chẳng thể đắc nhưng tất cả Thân Nghiệp, tất cả Ngữ Nghiệp, tất cả Ý Nghiệp, Tất cả Xứ, tất cả Thời của Đức Tỳ Lô Giá Na nơi Giới Hữu Tình đều diễn nói Pháp Câu (pādaṃ) của Đạo Chân Ngôn (Mantra-patha, hayMantra-mārga). Lại hiện ra Tướng Mạo của nhóm Bồ Tát: Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra), Phổ Hiền (Samanta-bhadra), Liên Hoa Thủ (Padmapāṇi) rộng khắp mười phương tuyên nói Pháp Câu thanh tịnh của Đạo Chân Ngôn từ lúc mới phát Tâm cho đến Thập Địa theo thứ tự sinh đầy đủ ngay trong đời này là: Duyên Nghiệp sinh ra thêm lớn, trừ bỏ hạt giống Nghiệp Thọ (tuổi thọ của Nghiệp) của loài Hữu Tình, lại có mầm giống mới (mầm giống giải thoát sinh tử luân hồi) sinh khởi.

Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ ngồi trong Chúng Hội ấy bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Đấng Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri (Tathāgatārhatesamyaksaṃbuddha) đắc được Nhất Thiết Trí Trí (Sarvajña-jñāna) như thế nào? Khi được Nhất Thiết Trí Trí rồi lại vì vô lượng chúng sinh rộng diễn chia bày tùy theo mỗi một nẻo (6 nẻo luân hồi), mỗi một loại Tính Dục, mỗi một Đạo Phương Tiện (Upāyanaya) để tuyên nói Nhất Thiết Trí Trí. Hoặc Đạo Thanh Văn Thừa (Śrāvaka-yānanaya), hoặc Đạo Duyên Giác Thừa (Pratyeka-yāna-naya), hoặc Đạo Đại Thừa (Mahā-yāna-naya), hoặc Đạo Ngũ Thông Trí (Pañcābhijñā-Jñāna) Hoặc nguyện sinh về cõi Trời (Deva), hoặc nói về Pháp sinh trong hàng: Người (Nāra), Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yakṣa), Càn Đạt Bà (Gandharva), cho đến Pháp sinh trong hàng Ma Hầu La Già (Mahoraga). Nếu có chúng sinh đáng được Phật độ liền hiện Thân Phật (Buddhākāya), hoặc hiện Thân Thanh Văn (Śrāvaka-kāya), hoặc thân Duyên Giác(Pratyeka-kāya), hoặc thân Bồ Tát (Bodhisattva-kāya), hoặc thân Phạm Thiên(Brahma-kāya), hoặc thân Na La Diên (Nārāyaṇa-kāya), Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇakāya) cho đến thân của hàng Ma Hầu La Già (Mahoraga-kāya), Người (Manuṣyakāya), Phi Nhân (Amanuṣya-kāya)… mỗi mỗi đều đầy đủ ngôn âm với mọi uy nghicủa từng loại thân nhưng vẫn có một Vị của Đạo Nhất Thiết Trí Trí, ấy là Vị Giải Thoát của Như Lai.

Thế Tôn! Ví như Hư Không Giới xa lìa tất cả phân biệt, không phân biệt, không có không phân biệt. Như vậy Nhất Thiết Trí cũng lìa tất cả phân biệt, không phân biệt, không có không phân biệt.

Thế Tôn! Vì như Địa Đại là nơi nương tựa của tất cả chúng sinh. Như vậy Nhất Thiết Trí Trí cũng là nơi nương tựa của Trời (Deva), Người (Nāra), A Tu La (Asura).

Thế Tôn! Ví như Hỏa Giới thiêu đốt tất cả loại củi mà không biết chán. Như vậy Nhất Thiết Trí Trí cũng thiêu đốt tất cả loại củi Vô Trí (không có Trí) mà không biết chán. Thế Tôn! Ví như Phong Giới trừ bỏ tất cả bụi bặm. Như vậy, Nhất Thiết Trí Trí cũng trừ khử tất cả các loại bụi Phiền Não.

Thế Tôn! Ví như Thủy Giới là nơi nương tựa cho tất cả chúng sinh hoan lạc. Như vậy, Nhất Thiết Trí Trí cũng làm lợi lạc cho chư Thiên và người đời.

Bạch Đức Thế Tôn! Trí Tuệ như vậy, lấy gì làm NHÂN? Lấy gì làm CĂN (gốc rễ)? Lấy gì làm CỨU CÁNH?Nói như vậy xong Đức Tỳ Lô Giá Na Phật bảo Trì Kim Cương Bí Mật Chủ rằng: “Lành thay! Lành thay Chấp Kim Cương! Lành thay Kim Cương Thủ! Ông đã hỏi Ta về Nghĩa như vậy. Ông hãy lắng nghe, hãy khéo tác ý. Nay Ta sẽ nói”.

Kim Cương Thủ thưa: “Như vậy, Thế Tôn! Con xin vui nguyện lắng nghe”.

Đức Phật bảo: “Hãy lấy Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) làm Nhân (Hetu), Bi (Kāruṇa) làm gốc rễ (Mūla: căn), Phương Tiện (Upāya) làm Cứu Cánh (Uttara)Này Bí Mật Chủ (Guhyanātha)! Thế nào là Bồ Đề (Boddhi)? Ấy là biết như thật về Tâm của mình. Bí Mật Chủ! A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) đó cho đến Pháp ấy, dù chỉ một chút ít, cũng không có thể đắc được. Tại sao thế? Vì tướng của Hư Không là Bồ Đề, không có kẻ biết giải cũng không có khai mở hiểu rõ. Tại vì sao? Vì Bồ Đề vốn không có Tướng.

Này Bí Mật Chủ! Các Pháp không có Tướng là tướng của Hư Không”.

Bấy giờ Kim Cương Thủ lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Ai tìm cầu Nhất Thiết Trí? Ai dùng Bồ Đề để thành Bậc Chính Giác? Ai phát khởi được Nhất Thiết Trí Trí ấy?”. Đức Phật bảo: “Bí Mật Chủ! Tự Tâm tìm cầu Bồ Đề với Nhất Thiết Trí Trí. Vì sao thế? Vì Bản Tính (Svabhāva) vốn thanh tĩnh (Pariśuddha) cho nên Tâm chẳng ởtrong, chẳng ở ngoài, chẳng ở khoảng giữa của hai bên và Tâm chẳng thể đắc được.

Này Bí Mật Chủ! Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác chẳng phải màu xanh, chẳngphải màu vàng, chẳng phải màu đỏ, chẳng phải màu trắng, chẳng phải màu hồng, chẳng phải màu tím, chẳng phải màu thủy tinh, chẳng dài chẳng ngắn, chẳng trònchẳng vuông, chẳng sáng chẳng tối, chẳng phải nam, chẳng phải nữ, chẳng phải không nam nữ.

Bí Mật Chủ! Tâm chẳng đồng tính với cõi Dục (Kāma-dhātu), chẳng đồng tính với cõi Sắc (Rūpa-dhātu), chẳng đồng tính với cõi Vô Sắc (Arūpa-dhātu). Tâm chẳng đồng tính với các nẻo: Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yakṣa), Càn Đạt Bà (Gandharva), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma HầuLa Già (Mahoraga), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya)…

Bí Mật Chủ! Tâm chẳng trụ ở Giới của mắt, chẳng trụ ở giới của: Tai, Mũi, Lưỡi,Thân, Ý. Tâm chẳng phải thấy, chẳng phải hiển hiện. Tại sao vậy? Vì tướng của Hư Không và Tâm xa lìa các phân biệt, không phân biệt. Vì sao lại thế? Vì Tính đồng với Hư Không tức đồng với Tâm, Tính đồng với Tâm tức đồng với Bồ Đề.

Như vậy, Bí Mật Chủ! Ba thứ : Tâm, Hư Không Giới, Bồ Đề vốn không có hai. Từ điều này mà lấy Bi (Kāruṇa) làm căn bản và phương tiện (Upāya) có đầy đủ Ba La Mật (Pāramitā). Chính vì thế cho nên Ta nói các Pháp Như Thị (Evaṃ) khiến cho các chúng Bồ Tát dùng sự thanh tĩnh của Tâm Bồ Đề để nhận biết Tâm ấy.

Này Bí Mật Chủ! Nếu Tộc Tính Nam, Tộc Tính Nữ muốn nhận biết Bồ Đề thìnên nhận biết như vậy về Tâm của mình.

Bí Mật Chủ! Làm sao để tự biết Tâm? Ví như chia cắt hoặc hiển sắc, hoặc hình sắc, hoặc cảnh giới (Viṣaya) như là Sắc (Rūpa), như là: Thọ (Vedanā), Tưởng(Saṃjñā), Hành (Saṃskāra), Thức (Vijñāna). Như là Ngã (Ātman), như là Ngã Sở (Mama-kāra), như là Năng Chấp (Gràāaka), như là Sở Chấp (Grāhya), như là thanh tịnh (Pariśuddha), như là Giới (Dhātu), như là Xứ (Āyatana) …. Cho đến tìm cầu trong tất cả phần chia cắt đều chẳng thể đắc được.

Này Bí Mật Chủ! Môn Bồ Tát Tĩnh Bồ Đề Tâm này có tên là Sơ Pháp Minh Đạo (Prathama-dharma lokamukha). Vị Bồ Tát nào trụ ở đây tu học thì chẳng phải siêng năng cực khổ lâu dài liền được Tam Muội Trừ Cái Chướng (Sarva nīvaraṇaviṣkaṃbhin samādhi). Nếu được Tam Muội ấy ắt cùng an trú một nơi với chư Phật Bồ Tát, sẽ phát năm Thần Thông (Pañcābhijñā), được vô lượng Ngữ Ngôn Âm Đà La Ni, biết Tâm Hạnh của chúng sinh, được chư Phật Bồ Tát hộ trì, tuy ở trong sinh tử nhưng không bị nhiễm dính. Vì chúng sinh trong Pháp Giới (Dharma-dhātu) chẳng ngại laonhọc để thành tựu, trụ Vô Vi Giới (Asaṃskṛta), xa lìa Tà Kiến (Mithyā-smṛti), thông đạt Chính Kiến (Samyag-dṛṣṭi).

Lại nữa Bí Mật Chủ! Vị Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát này do sức Tín Giải cho nên chẳng phải siêng năng tu hành lâu dài sẽ đầy đủ tất cả Phật Pháp.

Bí Mật Chủ! Lấy chỗ tinh yếu mà nói thì kẻ trai lành, người nữ thiện này đều được thành tựu vô lượng Công Đức”. Khi ấy Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ lại dùng Kệ hỏi Phật rằng:

“Vì sao Thế Tôn nói

Tâm này sinh Bồ Đề (Bodhi)?

Lại dùng Tướng thế nào?

Biết phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)?

Nguyện Thức Tâm Tâm Thắng

Tự Nhiên Trí Sinh nói.

Đại Cần Dũng (Mahā-vīra), bao nhiêu

Tâm thứ tự nối sinh Tâm,

các Tướng và Thời

Nguyện Phật rộng khai diễn

Nhóm Công Đức cũng vậy

Sự tu hành Hạnh ấy

Tâm Tâm có sai khác

Xin Đại Mâu Ni (Mahā-muṇi) nói”

Nói như vậy xong Đức Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn bảo Kim Cương Thủ rằng:

“Lành thay Phật Chân Tử!

Tâm lợi ích rộng lớn

Câu Đại Thừa Thắng Thượng

Tướng nối sinh của Tâm

Đại Bí Mật của Phật

Ngoại Đạo chẳng thể biết

Nay Ta đều mở bày (khai thị)

Hãy nhất tâm lắng nghe

Vượt trăm sáu mươi (160)

Tâm Sinh công đức rộng lớn

Tính ấy thường bền chắc

Biết Bồ Đề ấy sinh

Vô lượng như Hư Không

Chẳng nhiễm ô, thường trụ

Các Pháp chẳng hề động

Xưa nay tịch (vắng lặng) Vô Tướng (animitta: không có Tướng)

Thành tựu vô lượng Trí

Hiển hiện Chính Đẳng Giác

Tu hành Hạnh cúng dường

Theo đấy mới phát Tâm”

Này Bí Mật Chủ! Kẻ Phàm phu ngu đồng (Bala) sống chết từ vô thủy đã chấp trước vào Ngã Danh, Ngã Hữu mà phân biệt vô lượng Ngã Phần.

Bí Mật Chủ! Nếu kẻ ấy chẳng quán sát được Tự Tính của Ngã ắt sinh ra Cái Ta(Ātma) và Cái của Ta (Mama-kāra: Ngã sở), sau đó lại chấp có Thời (Kāla), Địa (Thủy, Hỏa, Phong, Không) biến hóa, Du Già Ngã (Yoga-ātma), kiến lập Tịnh (Śuddha: trong sạch) chẳng kiến lập Vô Tịnh (không trong sạch) cho nên chấp Ngã như là Tự Tại Thiên (Īśvara), Ngã như là Lưu Xuất với Thời (Kāla), Ngã như là Tôn Quý, Ngã như là Tự Nhiên, Ngã như là Nội Tại, Ngã như là Nhân Lượng, Ngã như là Biến Nghiêm, Ngã như là Thọ Mệnh (Āyuḥ), Ngã như là Bổ Đặc Già La (Pudgala), Ngã như là Thức (Vijñāna), Ngã như là A Lại Gia (Ālaya), Ngã như là cái Thấy(Darśaṇa), Ngã như là cái Biết, Năng Chấp (Grāhaka), Sở Chấp (Grāhya), Nội Tri, Ngoại Tri, Xã Đát Phạm (Jnatvan: một Tôn Giáo Ngoại Đạo) Ý Sinh (Manuja), NhuĐồng (Mānava: Thắng Ngã), Thường Định Sinh, Tiếng (Śabda:Thanh), chẳng phải tiếng (Phi Thanh) …

Này Bí Mật Chủ! Từ xưa đến nay, các Ngã Phần như thế đều được tương ứng phân biệt mà mong cầu thuận theo Lý Giải Thoát.

Bí Mật Chủ! Kẻ phàm phu ngu đồng giống như con dê đực đang mê hoặc, bỗng có một Pháp Tưởng nảy sinh ấy là Pháp Trì Trai (giữ gìn chay tịnh). Do Tâm Ý suy tư dù chỉ một chút ít về Pháp này, kẻ ấy sẽ phát khởi lòng hoan hỷ mà thường xuyên tu tập.

Bí Mật Chủ! Đây là hạt giống Nghiệp Lành mới phát sinh như Ươm Giống. Nếu kẻ ấy lấy điều này làm Nhân (Hetu), trong sáu ngày Trai, cúng dường cha mẹ và bố thí cho người nam nữ thân thích.

Đấy là hạt giống nghiệp lành ở thời kỳ thứ hai nảy mầm.

Nếu người này lại bố thí cho kẻ không phải là thân thích. Đấy là hạt giống ở thờikỳ thứ ba nứt vỏ.

Nếu người này lại bố thí cho Bậc có khí lượng cao Đức. Đấy là thời kỳ thứ tưmọc lá

Nếu người này lại vui vẻ bố thí các loại kỹ nhạc , người…đem dâng hiến cho các Bậc Tôn Túc (Guru-pāda). Đấy là thời kỳ thứ năm nở hoa.

Nếu người này khi bố thí mà lại phát Tâm thân ái cúng dường. Đấy là thời kỳ thứsáu thành quả.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Nếu người ấy lại giữ Giới để sinh về cõi Trời. Đấy là thời kỳ thứ bảy gặt quả (thọ dụng hạt giống).

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Nếu kẻ ấy đem Tâm này lưu chuyển trong sinh tử, ở nơi cácbạn lành được nghe lời nói như vầy: “Đây là Trời Đại Thiên cùng với tất cả mọi hoan lạc. Nếu kiên cố thành kính cúng dường thì tất cả mong cầu được trọn vẹn như ý nguyện. Các cõi Trời ấy là: Tự Tại Thiên (Īśvara), Phạm Thiên (Brahma), Na LaDiên Thiên (Nārāyaṇa), Thương Yết La Thiên (Śaṃkara), Hắc Thiên (Mahā-kāla), Tự Tại Tử Thiên (Skandha), Nhật Thiên (Āditya), Nguyệt Thiên (Candra), LongTôn (Nāga-nātha) … Câu Phệ Lam (Kubera) Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa), Thích Ca(Śākya), Tỳ Lâu Bác Xoa (Virūpakṣa), Tỳ Thủ Yết Ma (Viśva-karma), Diêm Ma(Yama), Diêm Ma Hậu (Yamī), Phạm Thiên Hậu (Brahmāṇī)…. tất cả đều là nơi mà Thế Gian tôn kính phụng thờ (Lokanatha). Hỏa Thiên (Agni), Ca Lâu La (Garuḍa),Tử Thiên (Mṛtya), Tự Tại Thiên Hậu (Rudrī), Ba Đầu Ma (Padma), Đức Xoa CaLong (Takṣaka-nāga), Hòa Tu Cát (Vāṣuki), Thương Khư (Śaṅkha), Yết Cú TrácKiếm (Karkoṭaka), Đại Liên (Mahāpadma), Câu Lý Kiếm (Kulika), Ma Ha Phán Ni10(Mahā-phaṇi), A Địa Đề Bà (ādideva), Tát Đà Nan Đà Long (Sadānanta-nāga)…hoặc Thiên Tiên (Ṛṣī), Đại Vi Đà Luận Sư. Mỗi mỗi đều nên khéo cúng dường”.

Khi nghe như thế, kẻ ấy liền phát Tâm vui thích, ân trọng cung kính tùy thuận theo mà tu hành. Bí Mật Chủ! Đây gọi là Ngu Đồng Dị Sinh luôn luân chuyển trongsinh tử mà không hề biết sợ hãi, y theo thời kỳ thứ tám tâm hồn trẻ thơ.

Bí Mật Chủ! Lại nữa Hạnh Thù Thắng là tùy trong Điều Giảng kia, an trú thù thắng để cầu phát sinh Tuệ Giải Thoát. Điều Giảng ấy là: “Thường (Nitya), VôThường (Anitya), Không (Śūnya:trống rỗng)”. Hãy tùy thuận nói như vậy.

Này Bí Mật Chủ! Chẳng phải câu nói ấy tri giải (hiểu biết) được Không(Śūnya:trống rỗng), Chẳng phải Không, Thường, Đoạn, Chẳng phải Hữu, chẳng phải Vô mà hãy dùng câu nói ấy để phân biệt và không phân biệt. Thế nào là phân biệt Không? Ấy là chẳng biết các điều Không (trống rỗng) vì chẳng phải điều ấy có thể biết được Niết Bàn, cho nên tương ứng với sự biết Không (trống rỗng) rốt ráo mà xa lìa Thường, Đoạn.

Bấy Giờ Kim Cương Thủ lại thỉnh Phật rằng: “Nguyện xin Đức Thế Tôn giảng nói về các loại Tâm ấy”.

Như vậy nói xong, Đức Phật bảo Kim Cương Bí Mật Chủ rằng: “Này Bí Mật Chủ! Hãy lắng nghe! Tướng của Tâm gồm có: Tâm tham, Tâm không tham, Tâm sân, Tâm từ, Tâm si, Tâm trí, Tâm quyết định, Tâm nghi, Tâm tối, Tâm sáng, Tâm gom chứa, Tâm tranh hơn thua, Tâm ưa kiện cãi, Tâm không ưa kiện cãi, Tâm hàng Trời, Tâm A Tu La, Tâm loài Rồng, Tâm loài Người, Tâm người nữ, Tâm tự tại, Tâm thương nhân, Tâm nông dân,Tâm giòng sông, Tâm ao đầm, Tâm cái giếng, Tâm thủ hộ, Tâm keo kiệt, Tâm loài chồn, Tâm loài chó, Tâm Ca Lâu La (Kim Xí Điểu), Tâm loài chuột, Tâm ca vịnh,Tâm nhảy múa, Tâm đánh trống, Tâm nhà ở, Tâm loài sư tử, Tâm loài Cú mèo, Tâm loài quạ, Tâm La Sát, Tâm cây gai, Tâm hang hốc, Tâm gió, Tâm nước, Tâm lửa, Tâmbùn, Tâm hiển sắc, Tâm tấm ván, Tâm mê, Tâm thuốc độc, Tâm sợi dây, Tâm gôngcùm, Tâm mây, Tâm ruộng đồng, Tâm muối, Tâm dao cạo, Tâm Tu Di Lô, Tâm biển cả, Tâm hang huyệt, Tâm Thọ Sinh, (Tâm khỉ vượn).

1) Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Tâm Tham? Ấy là tùy thuận theo Pháp nhiễm

2) Thế nào là Tâm Không Tham? Ấy là tùy thuận theo Pháp không nhiễm

3) Thế nào là Tâm Sân? Ấy là tùy thuận theo Pháp giận dữ.

4) Thế nào là Tâm Từ? Ấy là tùy thuận tu hành theo Pháp Từ (Ban vui cho người khác).

5) Thế nào là Tâm Si? Ấy là thuận tu theo Pháp chẳng xem xét.

6) Thế nào là Tâm Trí? Ấy là thuận tu hành theo Pháp thù thắng cao thượng.

7) Thế nào là Tâm Quyết Định? Ấy là Tôn kính Giáo Mệnh, phụng hành y như điều đã nói.

8) Thế nào là Tâm Nghi? Ấy là thường lấy giữ các điều Bất Định.

9) Thế nào là Tâm Ám Tối? Ấy là đối với Pháp không đáng suy tư nghi ngờ mà phát sinh kiến giải suy tư nghi ngờ

10) Thế nào là Tâm Sáng Tỏ? Ấy là đối với Pháp chẳng nên nghi ngờ thì cứ theo đó mà tu hành, chẳng nghi ngờ gì

11) Thế nào là Tâm Gom Chứa? Ấy là bản tính hay gom vô lượng vô số làm một.

12) Thế nào là Tâm Tranh Hơn Thua? Ấy là bản tính hay hỗ trợ các điều thị phi(phải, trái )

13) Thế nào là Tâm Ưa Kiện Cãi? Ấy là ngay tự mình đã phát sinh ra sự phải trái.

14) Thế nào là Tâm Không Ưa Kiện Cãi? Ấy là luôn luôn buông bỏ các điều phải trái

15) Thế nào là Tâm hàng Trời? Ấy là Tâm nhớ nghĩ tùy thuận theo niệm màthành tựu

16) Thế nào là Tâm A Tu La? Ấy là vui thích ở trong nơi sinh tử

17) Thế nào là Tâm loài Rồng? Ấy là Tâm nhớ nghĩ đến những tài sản rộng lớn

18) Thế nào là Tâm loài Người ? Ấy là Tâm nhớ nghĩ làm lợi cho kẻ khác

19) Thế nào là Tâm người Nữ ? Ấy là tùy thuận theo Pháp ham muốn (Dục)

20) Thế nào là Tâm Tự Tại? Ấy là suy tư muốn ta được tất cả mọi điều như ý

21) Thế nào là Tâm người buôn bán (Thương Nhân)? Ấy là thuận tu theo Pháp:ban đầu thu góp, sau đó mới phân tích

22) Thế nào là Tâm người làm ruộng (Nông Phu)? Ấy là tùy thuận theo Pháp: ban đầu nghe nhiều, sau đó mới mong cầu Pháp

23) Thế nào là Tâm Giòng Sông? Ấy là thuận tu hành y theo Pháp Nhị Biên (hai bên bờ) của Nhân

24) Thế nào là Tâm Ao Đầm? Ấy là tùy thuận theo các Pháp không biết dứt ham muốn (Vô yếm túc)

25) Thế nào là Tâm Cái Giếng? Ấy là suy tư đã sâu mà lại muốn suy tư sâu hơnnữa

26) Thế nào là Tâm Thủ Hộ? Ấy là chỉ cho Tâm này là thật, còn các Tâm khác không thật

27) Thế nào là Tâm Keo Kiệt? Ấy là tùy thuận theo Pháp: Vì mình mà chẳng vìngười

28) Thế nào là Tâm loài Chồn? Ấy là thuận tu theo Pháp tiến từ từ

29) Thế nào là Tâm loài Chó? Ấy là Tâm mới được chút ít mà vui vẻ cho là đầyđủ

30) Thế nào là Tâm Ca Lâu La (Garuḍa: Kim Xí Điểu)? Ấy là tùy thuận theoPháp Bè Đảng Phe Cánh

31) Thế nào là Tâm loài Chuột? Ấy là suy tư cắt đứt mọi sự ràng buộc

32) Thế nào là Tâm Ca Vịnh? (Ấy là Tâm muốn cho người ta nghe Chính Pháp qua những Âm Thanh)

33) Thế nào là Tâm Nhảy Múa? Ấy là tu hành các Pháp như vậy thì ta sẽ bay lên cao, hiện ra mọi loại Thần Biến

34) Thế nào là Tâm Đánh Trống? Ấy là tu thuận theo Pháp đó thì ta sẽ đánh trống Pháp

35) Thế nào là Tâm Nhà Ở? Ấy là thuận tu theo Pháp tự bảo vệ thân

36) Thế nào là Tâm loài Sư Tử ? Ấy là tu hành tất cả Pháp không có khiếp nhược

37) Thế nào là Tâm loài Cú Mèo? Ấy là thường nghĩ nhớ trong đêm tối

38) Thế nào là Tâm loài Quạ? Ấy là nghĩ nhớ sự kinh sợ ở khắp mọi nơi

39) Thế nào là Tâm La Sát? Ấy là phát khởi điều chẳng lành ở trong điều lành

40) Thế nào là Tâm Cây Gai? Ấy là Tính hay phát khởi các hành động ác ở khắpmọi nơi

41) Thế nào là Tâm Hang Hốc? Ấy là thuận tu theo Pháp đi vào hang cốc

42) Thế nào là Tâm Gió? Ấy là Tính phát khởi ở khắp cả mọi nơi

43) Thế nào là Tâm Nước? Ấy là thuận tu tẩy rửa tất cả Pháp chẳng lành (BấtThiện

)44) Thế nào là Tâm Lửa? Ấy là Tính nóng nảy hừng hực45) Thế nào là Tâm Bùn? (Ấy là Tâm mờ mịt chẳng có thể ghi nhớ phân biệt)

46) Thế nào là Tâm Hiển Sắc? Ấy là Tâm giống như vật ấy (Hiển Sắc) làm Tính

47) Thế nào là Tâm Tấm Ván? Ấy là thuận tu theo Pháp Tùy Lượng, vứt bỏ cácđ iều lành khác

48) Thế nào là Tâm Mê Mờ? Ấy là Sở Chấp khác, Sở Tư khác (sự chấp khác, sựsuy nghĩ khác)

49) Thế nào là Tâm Thuốc Độc? Ấy là thuận tu theo Pháp không có phần sinh (Vô Sinh Phần)

50) Thế nào là Tâm Sợi Dây? Ấy là Tính hay trói buộc Bản Ngã trụ khắp mọi nơi

51) Thế nào là Tâm Gông Cùm? Ấy là Tính bắt buộc hai chân phải đứng yên

52) Thế nào là Tâm Mây? Ấy là thường nhớ nghĩ đến việc làm cho mưa rơi

53) Thế nào là Tâm Ruộng Đồng? Ấy là thường tu như vậy, lo làm việc cho bảnthân

54) Thế nào là Tâm Muối? Ấy là Tâm nhớ nghĩ điều ấy lại tăng thêm sự nhớnghĩ

55) Thế nào là Tâm Dao Cạo? Ấy là Tâm chỉ như vậy, dựa vào Pháp cắt tóc xuất gia

56) Thế nào là Tâm Di Lô Đẳng (Sumeru: núi Tu Di)? Ấy là Tâm thường suy tưcó tính vươn cao

57) Thế nào là Tâm Biển Cả? Ấy là Tâm thường thọ dụng tự thân như vậy mà trụ58) Thế nào là Tâm Hang Huyệt? Ấy là Tính thường hay quyết định trước, sauđó lại thay đổi

59) Thế nào là Tâm Thọ Sinh? Ấy là Chư Hữu tu tập hành nghiệp rồi từ ấy sinhTâm đồng tính như vậy.

60) Thế nào là Tâm Khỉ Vượn? Ấy là Tâm tán loạn xao động chẳng yên.

Này Bí Mật Chủ! Kể đi tính lại [5 tâm phiền não căn bản là: Tham, Sân, Si, Mạn Nghi] một (5x2=10) hai (10x2=20), ba (20x2=40), bốn (40x2=80), năm lần thành ra 160 Tâm (80x2=160). Vượt qua Tâm Vọng Chấp của Thế Gian (Lokika kalpa) thì nảy sinh ra Tâm Xuất Thế Gian (Lokottara-citta). Khi hiểu rõ như vậy thì chỉ có Uẩn Vô Ngã (Skandhātman: các Uẩn không có tự ngã riêng biệt) liền vận dụng Căn (Indriya), Cảnh (Viṣaya), Giới (Dhātu) tu hành lâu dài nhổ sạch nền gốc phiền não của nghiệp.

Hạt giống Vô Minh (Avidya) sinh ra 12 Nhân Duyên (dvādaśāṅgapratītyasamutpāda), xa lìa các Tông Kiến Lập. Điều vắng lặng sâu xa như vậy, tất cả Ngoại Đạo đều chẳng thể biết được.

Cho nên trước tiên Đức Phật tuyên nói rằng: “Hãy xa lìa tất cả lỗi lầm. ”Này Bí Mật Chủ! Tâm Xuất Thế Gian ấy trú ẩn trong các Uẩn (Skandha), có như thế Trí Tuệ (Prajña) mới tùy sinh. Nếu ở nơi các Uẩn mà phát khởi Tâm xa lìa sự đắm trước thì nên quán sát các Uẩn như: Bọt tụ, bong bóng, cây chuối bị lột bẹ, ánh mặt trờiảo hóa, để được sự giải thoát nghĩa là các Uẩn (Skandha), Xứ (Āyatana), Giới (Dhātu),Năng Chấp (Grāhaka), Sở Chấp (Grāhya) đều xa lìa Pháp Tính (Dharmatā). Biết được như thế sẽ chứng được Giới Tịch Nhiên, đây gọi là Tâm Xuất Thế Gian.

Bí Mật Chủ! Tâm ấy xa lìa các hành động nhập theo Tâm Tương Tục trong lưới nghiệp phiền não, đấy chính là Hạnh Du Kỳ (Yogi) vượt qua một kiếp (kalpa).

Lại nữa Bí Mật Chủ! Hạnh Đại Thừa (Mahā-yāna-caryā) là phát khởi Tâmkhông duyên vào một Thừa nào cả (Vô Duyên Thừa) bởi các Pháp không có Ngã Tính. Tại sao thế? Như thời xa xưa, các Bậc Tu Hành như vậy đều quán sát Uẩn (Skandha) A Lại Gia (Ālaya) để biết rõ Tự Tính như huyễn, như bóng nước dợn dưới nắng, như tiếng vang, như vòng tròn lửa, như thành Càn Thát Bà (Gandharva-nāgara).

Này Bí Mật Chủ! Do xả bỏ như vậy, các vị ấy hiểu rõ lý Vô Ngã (Anātman, haynir-ātman) nên Tâm Chủ tự tại, giác ngộ được Tự Tâm vốn chẳng sinh (ādyanutpāda:Bản bất sinh). Tại sao vậy? Vì Tâm tiền tế, Tâm hậu tế đều chẳng thể đắc được. Như vậy biết được Tính của Tâm mình. Đây chính là Hạnh Du Kỳ vượt qua hai kiếp.

Lại nữa Bí Mật Chủ! các vị Bồ Tát tu hành Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn đã trải qua vô lượng vô số trăm ngàn câu chi na dữu đa kiếp, gom chứa được vô lượng Công Đức (Guṇa) Trí Tuệ (Prajña), tu tập đầy đủ vô lượng Trí Tuệ Phương Tiện của các Hạnh và thảy đều thành tựu chỗ Quy Y của tất cả hàng Trời Người. Chỗ ấy vượt qua các Đẳng Địa của hàng Thanh Văn (Śrāvaka), Bích Chi Phật (Pratyeka-buddha), nơi thân cận kính lễ của nhóm Thích Đề Hoàn Nhân (Śakra-devendra)… Chỗ ấy gọi là Không Tính (Śūnyatā: Tính trống rỗng) , là nơi xa lìa các Căn, Cảnh, không có tướng, không có cảnh giới, vượt qua mọi hý luận, tương đồng với hư không vô biên. Tất cả Phật Pháp đều y theo nơi này mà tương tục sinh Tâm xa lìa Giới Vô Vi(Asaṃskṛta) và Giới Hữu Vi (Saṃskṛta), xa lìa tất cả hành động tạo tác, xa lìa sáu căn (Saḍāyatana): mắt (cakṣu), tai (Śrātra), mũi (Ghāna), lưỡi (Jihva), thân (Kāya), Ý(Mana) và cuối cùng phát sinh Tâm Vô Tự Tính (Asvabhāva: không có Tự Tính).

Bí Mật Chủ! Đức Phật nói cái Tâm ban đầu (Sơ Tâm ) như thế chính là Nhân thành Phật, cho nên giải thoát được sự phiền não của nghiệp mặc dù chỗ dựa của nghiệp phiền não vẫn đầy đủ. Vì thế Thế Gian hãy tôn phụng, thường nên cúng dườngTâm ấy.

Lại nữa Bí Mật Chủ! Tín Giải Hành Địa (Adhimukti-caryā-bhūmi) là quán sát vô lượng Tuệ Ba La Mật (Prajña-pāramitā) của ba Tâm (Nhân Tâm, Căn Tâm, Cứu CánhTâm), quán bốn Nhiếp Pháp (Catvāri-saṃgraha-vatūni), Địa Tín Giải (Adhimuktibhūmi) không có đối đãi, không có số lượng, chẳng thể nghĩ bàn, theo kịp mười Tâm sinh Trí Vô Biên. Tất cả chư Hữu mà Ta (Đức Phật) đã nói đều dựa vào đây mà được. Chính vì thế cho nên Bậc Trí Giả cần nên suy tư về Địa Tín Giải (Adhimukti-bhūmi)của Nhất Thiết Trí (Srava-jñā) lại được vượt qua một kiếp, lên trụ ở Địa này. Như vậy là được một trong bốn phần khi đã bước qua Địa Tín Giải”.

Lúc đó Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nguyện xin Đấng Cứu Thế hãy diễn nói về tướng của Tâm. Bồ Tát có bao nhiêu loại được Vô Úy Xứ?”. Nói như vậy xong thời Đức Thế Tôn Ma Ha Tỳ Lô Giá Na bảo Kim Cương Thủ rằng: “Hãy lắng nghe! Hãy khéo nghĩ nhớ cho kỹ!

Này Bí Mật Chủ! Kẻ phàm phu ngu đồng tu các Nghiệp Thiện (Kuśala-karma),trừ diệt (Hại) các nghiệp Bất Thiện (Akuśala-karma) sẽ được Thiện Vô Úy. Nếu như thật biết Ngã sẽ được Thân Vô Úy. Nếu đối với Thủ Uẩn, biết chỗ nhóm họp của nó là Ngã Thân, buông bỏ sắc tướng của mình mà quán sát sẽ được Vô Ngã Vô Úy. Nếu trừ diệt Uẩn, trụ vào Phan Duyên (bám vịn vào Duyên) của Pháp sẽ được Pháp Vô Úy. Nếu trừ diệt Pháp trụ vào Vô Duyên (không có Duyên) sẽ được Pháp Vô Ngã Vô Úy. Nếu lại đối với tất cả Uẩn, Xứ, Giới, Năng Chấp, Sở Chấp, Ngã, Thọ Mệnh… với Vô Duyên, Không (trống rỗng), Tự Tính, Vô Tính (?Vô Trụ) của Pháp mà sinh Không Trí (Śūnyatā-jñāna: Trí biết rõ sự trống rỗng) sẽ được Nhất Thiết Pháp Tự TínhBình Đẳng Vô Úy.

Này Bí Mật Chủ! Các Bồ Tát tu hành Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn , quán sát thâm sâu 10 câu Duyên Sinh, sẽ thông đạt tác chứng nơi Hạnh Chân Ngôn. Thế nào là 10 Duyên? Ấy là: Như huyễn, như dợn nước dưới ánh nắng, như Mộng, như Ảnh, như Thành Càn Thát Bà, như tiếng dội, như bóng trăng dưới nước, như bọt nổi, như hoa đốm giữa hư không, như vòng tròn lửa.

Bí Mật Chủ! Các Bồ Tát tu hành Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn ấy nên quán sát như vầy. Thế nào là Huyễn? Ví như Chú Thuật, sức của thuốc hay tạo ra các loại sắc tướng làm mê hoặc con mắt khiến cho mắt thấy những sự việc chưa từng có đang sinh hóalưu chuyển qua lại khắp mười Phương. Tất nhiên hiện tượng đó chẳng phải đi, chẳng phải không đi. Tại sao thế? Vì Bản Tính tĩnh lặng cho nên Chân Ngôn như vậy tuy là huyễn nhưng nếu trì tụng thành tựu lại có thể sinh ra tất cả.

Lại nữa Bí Mật Chủ! Tính của dợn nước dưới ánh nắng vốn là Không (trống rỗng). Nó dựa vào vọng tưởng của người đời thành ra có chuyện để đàm luận. Như vậy, tướng của Chân Ngôn chỉ là Giả Danh.

Bí Mật Chủ! Như cảnh thấy trong mộng, chỉ trong khoảng khắc [Mâu hô lật đa(Muhūrta): tức là thời gian trong một cái nháy mắt), sát na (Kṣana): tức là thời gian cực ngắn] của ban ngày mà thấy mình trải qua mấy năm dài với những cảnh khác lạ và thọ nhận các điều sướng khổ. Khi tỉnh giấc thì không thấy gì cả. Như vậy nên biết rằng Hạnh của Chân Ngôn cũng như giấc mộng.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Lấy ảnh làm ví dụ thì hiểu rõ Chân Ngôn có thể phát sinh Tất Địa (Siddhi) như soi mặt vào gương thì thấy hình tượng của mặt. Như vậy nên biết rằng Tất Địa của Chân Ngôn cũng như ảnh ấy vậy.

Lại nữa Bí Mật Chủ! Dùng thành Càn Thát Bà (Gandharva) làm ví dụ thì hiểu rõ sự thành tựu cung Tất Địa.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Lấy tiếng vang dội làm ví dụ thì hiểu rõ âm thanh của Chân Ngôn. Giống như duyên theo âm thanh mà có tiếng vang dội. Người trì Chân Ngôn ấy cũng nên hiểu như thế.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Do mặt trăng xuất hiện soi chiếu xuống mặt nước lặng yên mà hiện ra bóng trăng dưới nước. Như vậy, Chân Ngôn cũng như bóng trăng dướinước. Bậc Trì Minh ấy nên nói như thế.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Như trời đổ mưa tạo thành bọt bong bóng nước. Các biến hóa của Tất Địa thuộc Chân Ngôn ấy cũng nên biết như vậy.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Như trong hư không, không có chúng sinh, không có thọ mệnh, kẻ làm điều ấy cũng chẳng thể được. Vì dùng Tâm mê loạn cho nên phát sinh các loại vọng kiến như thế.

Lại nữa Bí Mật Chủ! Ví như lửa sắp tàn, nếu có người cầm cục than lửa trên tay rồi quay tròn trong hư không thì trên hư không sẽ xuất hiện một vòng lửa.

Này Bí Mật Chủ! Nên biết rõ các câu Đại Thừa (Đại Thừa Cú), câu của Tâm (Tâm Cú), câu không có gì ngang bằng (Vô đẳng đẳng cú), Câu Tất định, Câu Chính Đẳng Giác, lần lượt đến các câu sinh Đại Thừa (Đại Thừa Sinh Cú) theo thứ tự như thế sẽ được đầy đủ Pháp Tài, sẽ sinh ra được các loại Công Xảo Đại Trí. Như vậy biết khắp tất cả Tâm Tưởng..

VÀO MẠN TRÀ LA - CHÂN NGÔN ĐỦ DUYÊN_PHẨM THỨ HAI (Chi Một ).

Bấy giờ Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: “Thật hiếm có thay! Đức Thế Tôn nói Chư Phật Tự Chứng Tam Bồ Đề Bất Tư Nghị Pháp Giới Siêu Việt Tâm Địa này, dùng mọi thứ Đạo Phương Tiện tùy theo bản tính Tín Giải của từng loạichúng sinh mà diễn nói Pháp. Nguyện xin Đức Thế Tôn giảng tiếp về cách tu Đại Bi Thai Tạng sinh Đại Mạn Trà La Vương (Mahā-kāruṇa-garbhodbhava mahāmaṇḍala-rāja) của Hạnh Chân Ngôn cho đầy đủ, nhằm cứu giúp hộ trì cho vô lượng chúng sinh trong đời vị lai được an vui hạnh phúc”.

Khi ấy, Đức Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na ở trong Đại Chúng Hội, quán sát khắp cả xong rồi bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng: “Hãy lắng nghe! Này Kim CươngThủ! Nay Ta nói về cách tu hành Pháp Môn đầy đủ Nhất Thiết Trí Trí của Hạnh MạnTrà La”Bấy giờ, Đức Tỳ lô Giá Na Thế Tôn, do thuở xa xưa đã phát Thệ rằng: “Nguyện thành tựu Pháp Giới vô tận, cứu thoát tất cả chúng sinh giới không còn sót một ai”, cho nên tất cả các vị Như Lai cùng nhau tập hội, lần lượt theo thứ tự chứng nhập Đại Bi Tạng phát sinh Tam Ma Địa (Mahā-kāruṇa-garbhodbhava Samādhi). Tất cả chi phần của Đức Thế Tôn thảy đều hiện ra Thân Như Lai (Tathāgata-kāya), từ lúc mới phát Tâm cho đến Thập Địa (Daśa-bhūmi). Vì các chúng sinh cho nên biến hóa đếnkhắp cả mười Phương rồi quay về Bản Vị của Thân Phật.

Trụ trong Bản Vị rồi lại nhập vào Thời Đức Bạc Già Phạm lại bảo Kim Cương Bí Mật Chủ rằng: “Này Kim CươngThủ! Hãy lắng nghe về Man Trà La Vị. Trước hết, vị A Xà Lê (Ācārya) nên phát Tâm Bồ Đề, Diệu Tuệ Từ Bi, gồm thâu mọi nghề , khéo léo tu hành Bát Nhã Ba La Mật , thông đạt ba Thừa (Trīṇi-yānāni), khéo giải nghĩa chân thật của Chân Ngôn, biết Tâm của chúng sinh, tin kính chư Phật Bồ Tát, được truyền dạy Đẳng Quán Đỉnh(Abhiṣeka), khéo giải và biết tô vẽ Man Trà La, tính tình nhu thuận, xa lìa nơi Ngã Chấp (ātma-graha), khéo được quyết định nơi Hạnh Chân Ngôn, nghiên cứu tu tập Du Già, an trú dũng mãnh kiên cường nơi Tâm Bồ Đề.

Bí Mật Chủ! Vị A Xà Lê có phép tắc như vậy đều được chư Phật ca ngợi xưng tán.

Lại nữa Bí Mật Chủ! Vị A Xà Lê ấy, nếu gặp được chúng sinh có Pháp Khí, xa lìa các cấu (sự nhơ bẩn), có Tín Giải (Adhimukti) rộng lớn, có niềm tin sâu xa vững chắc, thường nghĩ đến việc làm lợi cho người khác. Nếu người Đệ Tử có đủ tướng mạo như vậy thì vị A Xà Lê nên tự mình đi đến khuyên dạy và nói rằng:

Phật Tử! Đây Đạo Pháp Hạnh Chân Ngôn Đại Thừa

Ta chính thức khai diễn

Vì ngươi, Đại Thừa Khí (người có căn tính Đại Thừa)

Chính Đẳng Giác quá khứ

Cho đến Phật vị lai

Các Thế Tôn hiện tại

Trụ lợi ích chúng sinh

Các Hiền Giả như vậy

Giải Diệu Pháp Chân Ngôn

Cần Dũng (Vīra) được Chủng Trí

Ngồi Bồ Đề (Bodhi) Vô Tướng (Animitta)

Thế Chân Ngôn khó sánh

Hay bẻ gãy Ma Quân (Māra-sena)

Đại Lực Cực Phẫn Nộ (loài Ma hay giận dữ và có sức mạnh lớn lao)

Thích Sư Tử Cứu Thế (Śākya-siṃhena-tāyina)

Bởi thế, này Phật Tử!

Nên dùng Tuệ như vậy

Phương tiện làm thành tựu

Sẽ được Tát Bà Nhược (Sarva Jñā: Nhất Thiết Trí)

Hành Giả, Tâm Bi niệm

Phát khởi khiến rộng thêm

Trụ vào đấy, nhận Giáo (Śāstra)

Nên chọn đất bằng phẳng

Núi rừng nhiều hoa quả

Suối nước trong thích ý

Nơi chư Phật xưng tán

Nên làm Viên Đàn Sự (mọi việc thuộc Đàn Tràng tròn trịa )

Hoặc ở bên dòng sông

Nhiều Ngỗng (Haṃsa) Nhạn trang nghiêm

Ngươi nên dùng Tuệ giải

Man Trà La Bi Sinh Chính Giác,

Duyên Đạo Sư Thánh Giả, Thanh Văn Chúng

Từng đến địa phận này

Nơi Phật thường khen ngợi

Với các Phương Sở khác

Tăng Phường (Vihāra), A Lan Nhã (Araṇya)

Phòng hoa, lầu gác caoCác ao vườn thắng diệu

Chế Để (Caitya:Tháp Xá Lợi), miếu Thần Lửa

Chuồng trâu, giữa cồn sông

Miếu chư Thiên, nhà trống

Nơi Người Tiên đắc Đạo

Các nơi nói như trên

Hoặc nơi vừa ý thích

Vì lợi ích Đệ Tử

Nên vẽ Man Trà La

Bí Mật Chủ! Người kia lựa chọn đất xong. Liền loại bỏ đá sỏi, đồ vật hư bể, đầu lâu, lông tóc, trấu cám, tro than, xương khô, cây mục cùng các loài trùng, kiến, bọ hung, loài vật có kim độc. Xa lìa các thứ như vậy rồi, chọn buổi sáng của ngày tốt, xác định Thời Phận túc trực của các vị Tinh Tú để cùng tương ứng. Trước khi ăn chính là Tướng Cát Tường.

Trước hết làm lễ tất cả Như Lai rồi cảnh phát Địa Thần (Pṛthiviye) bằng bài Kệ như vầy:

Ngài, Thiên Nữ hộ giúp (Tvaṃ Devī sākṣi putāsi)

Nơi chư Phật Đạo Sư (Sarva Buddhāna Tāyināṃ)

Tu hành Hạnh thù thắng (Caryā Naya Viśaṣaitta)

Tĩnh Địa Ba La Mật (Bhūmi Pāramitā suca)

Như phá chúng Ma Quân (Māra Senyaṃ yathā bhagnaṃ)

Thích Sư Tử cứu thế (Śākya siṃhena Tāyina)

Ta cũng giáng phục Ma (Tatha ahaṃ māra jayaṃ kṛtva)

Ta vẽ Man Trà La (Maṇḍalaṃ leḥ likhā myahaṃ)

Ngươi kia nên quỳ thẳng lưng,

duỗi tay án mặt đất, luôn đọc Bài Kệ này

và dùng hương xoa bôi, hoa… cúng dường.

Cúng dường xong, người hành trì Chân Ngôn

nên quy mệnh tất cả Như Lai.

Sau đó theo thứ tự Trị Địa

như thế sẽ đầy đủ mọi Đức”.

Bấy giờ Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đức Thế Tôn rồi nói Kệ rằng:

Phật Pháp lìa các tướng Pháp trụ nơi Pháp Vị

Đã nói Vô thí loại (không có loại nào có thể đem ra thí dụ được)

Tác Vô Tướng (Animitta) Vô Vi (Asaṃskṛta)

Vì sao Đại Tinh Tiến

Nói điều có Tướng (Hữu Tướng) này

Với các Hạnh Chân Ngôn

Chẳng thuận Pháp Nhiên Đạo

Khi ấy, Bạc Già Phạm

Tỳ Lô Giá Na Phật

Bảo Chấp Kim Cương Thủ :

“Lắng nghe! Tướng của Pháp

Pháp lìa nơi phân biệt

Với tất cả vọng tưởng

Nếu tĩnh trừ vọng tưởng

Tâm nghĩ các khởi tác

Ta thành Tối Chính Giác

Cứu cánh như hư không

Phàm phu vốn chẳng biết

Tà vọng chấp cảnh giới

Thời, Phương cùng Tướng Mạo

Ưa Dục, Vô Minh che

Vượt thoát mọi điều ấy

Tùy thuận phương tiện nói

Mà thật không Thời Phương

Không làm, không người tạo

Tất cả các Pháp ấy

Chỉ trụ nơi Thật Tướng

Lại nữa, Bí Mật Chủ!

Ở vào thời vị lai

Các chúng sinh kém Tuệ

Dùng Si Ái tự cheChỉ y theo Hữu Trược

Luôn vui với Đoạn, Thường

Thời, Phương, nơi tạo nghiệp

Các Tướng Thiện (Kuśala), Bất Thiện (Akuśala)

Mù mờ vui cầu quả

Chẳng biết giải Đạo này

Vì cứu độ nhóm ấy

Tùy thuận nói Pháp này”

Này Bí Mật Chủ! Như vậy đã nói nơi chốn xong. Tùy theo đất đã lựa chọn hãy sửa trị cho thật kiên cố. Lấy đất chưa hề đào đến hòa hợp với Cù Ma Di (Gamayì:phân bò) và Cù Mô Đát La (Gomūtra: nước tiểu của bò) rồi xoa tô nơi ấy. Tiếp theo, dùng Hương Thủy Chân Ngôn sái tịnh (rưới vảy cho thanh tịnh). Liền nói Chân Ngôn là: “Nam ma tam mạn đa bột đà nam (1) A bát-la để tam mê (2) già già na tammê (3) tam ma đa nô yết đế (4) bát-la cật-lật để vi thâu thê (5) đạt ma đà đổ vi thúđạt nễ (6) toa ha.

”㐸ᚼᜃ ᝌᛸⴼ ᜬ᳉㪤㖁 ゚㛺ᚎ ᝍ᛾㖁 ᗰᗰᚼ ᝌ᛾㖁 ᝌᛸⴽᛀᗰᚒ㖁㛺⸈ᚎ ᛢ᜸᳎㖁ᚰ㜭ᚱᚐ ᛢ᜼ᚰᚼ㖁 㛿᝙㐷*)

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ APRATISĀME _ GAGANASAME_ SAMANTA ANUGATA PRAKṚTI VIŚUDDHE_ DHARMA-DHĀTUVIŚODHANA_ SVĀHĀ

Hành giả ở bên trong

Định ý quán Đại Nhật (Đại Nhật Như Lai: Vairocana)

Ngồi trên toà sen trắngTóc kết tạo thành mão

Phóng các loại ánh sángVòng quanh khắp thân thể

Lại nên ở Chính ThụTiếp, tưởng Phật bốn phương

Phương Đông quán Bảo Tràng (Bảo Tràng Như Lai -Ratnaketu)

Sắc thân như nhật huy (Ánh mặt trời tỏa chiếu)

Phương Nam: Đại Cần Dũng (Mahā-vīra)

Biến Giác Hoa Khai Phu (Khai Phu Hoa Vương Như Lai _ Saṃkusumita-rāja)

Sắc vàng tỏa ánh sáng

Tam Muội Ly Chư Cấu

Phương Bắc Bất Động Phật (Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai _ Divya-duṇḍubhimegha-nirghoṣa)

Định Ly Não Thanh Lương

Phương Tây: Bậc Nhân Thắng (Jina)

Tên là Vô Lượng Thọ (Vô Lượng Thọ Như Lai_ Amitāyus)

Người trì tụng suy tư

An trú nơi Phật Thất

Nên thọ trì đất ấy

Dùng đại danh Bất Động (Acala)

Hoặc dùng Giáng Tam Thế (Trailokya-vijaya)

Thành tựu tất cả lợi

Đem Bạch Đàn tô vẽ

Man Trà La (Maṇḍala) tròn diệu

Chính giữa là Thân Ta (Đại Nhật)

Thứ hai: các Cứu Thế

Thứ ba: Đồng đẳng ấy

Phật Mẫu Hư Không Nhãn (Buddha-Locani: Phật Mẫu Phật Nhãn)

Thứ tư Liên Hoa Thủ (Padma-pāṇi)

Thứ năm Chấp Kim Cương (Vajradhāra)

Thứ sáu Bất Động Tôn (Acala-nātha)

Tưởng niệm đặt bên dưới

Phụng hiến hương xoa (Gandha), hoa (Puṣpa)

Nhớ nghĩ các Như Lai (Tathāgata)

Chí thành phát ân trọng

Diễn nói Kệ như vậy

“Chư Phật, Đấng Từ Bi

Giúp chúng con giữ niệm

Ngày mai, đất thọ trì

Toàn Phật Tử giáng đến ".

Nói như vậy xong. Lại nên tụng Chân Ngôn là :“Nam ma tam mãn đa bột đà nam (1) Tát bà đát tha nghiệt đa (2) địa sắt-xána, địa sắt- chỉ đế (3) a giả lệ (4) vi ma lệ (5) sa-ma la nãi (6) bát-la cật-lật để bátlý thâu thê (7) toa ha”

ᚼᜃ ᝌᛸⴼ ᜬ᳉㪤㖁ᝌ㛼 ᚌᚙᗰᚍᚲ⼉ᚽᚲ⼊ᚒ ゚ᘔᜢ㖁ᛢᛸᜢ㖁Ộᜐᚆ 㖁 㛺⸈ᚎ ᛈᜒ᜸᳎ 㛿᝙㐷

*) Chân Ngôn sửa trị đất (Trị Địa Chân Ngôn).

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ SARVA TATHĀGATAADHIṢṬANA ADHIṢṬITE _ ACALE VIMALE SMARAṆE _ PRAKṚTIPARIŚUDDHE_ SVĀHĀ

Hành Giả trì Chân Ngôn

Tiếp, phát Tâm Bi Niệm

Y nơi phương Tây ấy

Cột niệm cho an ổn

Suy tư Tâm Bồ Đề

Trong thanh tịnh, Vô Ngã

Hoặc ở trong mộng thấy

Bồ Tát Đại Danh Xưng

Chư Phật, nhiều vô lượng

Hiện làm mọi sự nghiệp

Hoặc dùng Tâm an ủi

Khuyến chúc người hành Pháp

Ngươi hãy nhớ chúng sinh

Tạo làm Mạn Trà La

Lành thay! Ma Ha Tát

Tô vẽ rất vi diệu

Lại nữa, nơi ngày khác

Nhiếp thọ, cứu độ người

Nếu Đệ Tử tín tâm

Sinh Chủng Tính thanh tịnh

Cung kính nơi Tam Bảo

Dùng Tuệ sâu, nghiêm thân

Kham nhẫn không lười biếng

Không khuyết Tĩnh Thi La (Śīla: Giới thanh tịnh)

Nhẫn nhục chẳng ganh ghét

Mạnh mẽ vững Hành Nguyện

Như vậy, nên nhiếp thủ

Ngoài ra, không xem xét (vô sở quán)

Hoặc mười hoặc tám, bẩy

Hoặc năm, hai, một, bốn

Sẽ tác nơi Quán Đỉnh

Hoặc lại số hơn đây

Khi ấy, Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Mạn trà La này có tên gọi như thế nào? Mạn Trà La được giải nghĩa ra sao?”.

Đức Phật bảo rằng: “Nó có tên gọi là Phát Sinh Chư Phật Mạn Trà La. Vì nó là vị tối cực không thể so sánh được (cực vô tỷ vị) , không có mùi vị nào vượt hơn được (vô thượng quá vị) cho nên nói là Mạn Trà La (Maṇḍala).

Lại nữa Bí Mật Chủ! Vì thương xót giới chúng sinh vô biên cho nên nói theo nghĩa rộng thì gọi nó là Đại Bi Thai Tạng Sinh Mạn Trà La (Mahā-kāruṇagarbhodbhava maṇḍala).

Bí Mật Chủ! Như Lai ở vô lượng kiếp đã gom chứa nơi gia trì của A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarā samyaksaṃbuddhi) chính vì thế mà có đủ vô lượng Đức (Guṇa), nên biết như thế.

Này Bí Mật Chủ! Chẳng phải vì một chúng sinh mà Như Lai thành Đẳng Chính Giác, cũng chẳng phải vì hai, chẳng phải vì nhiều mà chỉ vì thương xót các giới chúng sinh thuộc Vô Dư Ký (Thọ ký cho chúng sinh đã hết tội sẽ được thành Phật) với Hữu Dư Ký (Thọ ký cho chúng sinh còn tội sẽ được thành Phật) cho nên Như Lai thành Đẳng Chính Giác, dùng Nguyện Lực Đại Bi đối với vô lượng giới chúng sinh tùy như bản tính của chúng mà diễn nói Pháp

Bí Mật Chủ! Nếu đời trước không hề tu tập Đại Thừa, chưa từng suy tư về Hạnh của Chân Ngôn Thừa, ắt kẻ ấy chẳng thể có chút ít phần để thấy nghe, vui vẻ, tin nhận.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Nếu kẻ Hữu Tình ấy, xưa kia đối với Đạo Chân Ngôn Thừa của Đại Thừa đã từng tu hành vô lượng môn tiến thú, vì thế mà hạn định ngày nay chỉ là tạo lập Danh Số.

Bậc A Xà Lê đó cũng nên dùng Tâm Đại Bi lập Thệ Nguyện như vầy: “Nguyện cứu độ khắp cả Giới Chúng Sinh không còn sót một ai” cho nên cần phải nhiếp thọ vô lượng chúng sinh ấy để làm nhân duyên cho Hạt Giống Bồ Đề.

Hành Giả Trì Chân Ngôn

Nhiếp thọ như vậy xong

Mệnh: phát ba Tự Quy (Triratna: 3 báu Phật, Pháp, Tăng)

Khiến sám hối tội cũ

Dâng hiến Hương xoa, hoa

Cúng dường các Thánh Tôn

Nên truyền thụ Tam Thế

Vô Chướng Ngại Trí Giới

Tiếp nên truyền Xỉ Mộc

Như Ưu Đàm Bát La (Udumbara: Cây Bồ Đề của Phật quá khứ)

Hoặc A Thuyết Tha (Aśvattha:Cây Bồ Đề của Phật quá khứ)

Kết hộ mà tác tĩnh

Dùng hương hoa trang nghiêm

Ngay thẳng thuận gốc ngọn

Mặt hướng Đông hoặc Bắc

Nhai nhấm, rồi quăng tới

Sẽ biết chúng sinh ấy

Thành tướng Khí, Phi Khí Tam kết Tu Đa La [Kết 3 sợi chỉ Ngũ Sắc thành Kim Cương Tuyến (Vajrasutra)]

Tiếp cột buộc cánh tay (Đẳng trì tý)

Như vậy truyền đệ tử

Xa lìa các trần cấu (bụi dơ)

Vì tăng phát lòng tin

Nên tùy thuận nói Pháp

Ủy dụ (an ủi, vỗ về), giữ vững ý

Nói lời Kệ như vầy

“Ngươi được lợi Vô Đẳng

Địa vị như Đại Ngã

Tất cả chư Như Lai

Dạy bảo chúng Bồ Tát

Đều dùng nhiếp thọ ngươi

Thành biện nơi việc lớn

Đẳng ngươi ở ngày mai

Sẽ được sinh Đại Thừa

“Truyền dạy như vậy xong

Hoặc ở trong giấc mộng

Thấy nơi chư Tăng ở

Vườn rừng đều xinh đẹp

Tướng nhà cửa đặc thù

Các lầu quán khang trang

Phướng (Ketu), lọng (Patra), ngọc Ma Ni (Cintāmaṇi)

Đao báu, hoa xinh đẹp

Người nữ: áo trắng tươi

Dung nhan đẹp đoan chính

Mật thân (cha mẹ, vợ con…) với bạn lành

Người nam như thân Trời

Đàn bò đầy sữa tốt

Kinh Quyển sạch không dơ

Biến Tri, Nhân Duyên Giác

Chư Phật, chúng Thanh Văn

Đại Ngã (Mahātman), các Bồ Tát

Hiện tiền (ở trước mặt) trao các Quả

Vượt biển lớn, ao, sông

Nghe âm thanh vui thích

Lời tốt lành trên không (hư không )

Sẽ cho Ý Lạc Quả (quả vui thích vừa ý)

Như vậy là tướng tốt

Cần biết để phân biệt

Trái ngược với tướng này

Ắt biết mộng chẳng lành

Người khéo trụ nơi Giới

Sáng sớm thưa với Thầy

Thầy nói Cú Pháp này

Khuyến phát các Hành Nhân

Đạo Thù Thắng Nguyện này

Đại Tâm Ma Ha Diễn (Mahā-yāna)

Nay ngươi hay chí cầu

Sẽ thành tựu Như Lai

Trí Tự Nhiên, Đại Long ( Mahā-nāga: Rồng lớn )

Thế Gian kính như Tháp (Stūpa)

Vượt qua khỏi Hữu Vô (có, không)

Không dơ đồng hư không

Các Pháp rất thâm ảo

Tạng Vô Hàm khó thấu

Lìa tất cả vọng tưởng

Hý luận vốn không có

Tác nghiệp diệu vô tỷ (màu nhiệm khó so sánh)

Thường dựa vào hai Đế (Tục Đế và Chân Đế)

Thừa này, Nguyện Thù Thắng

Ngươi nên trụ Đạo này

Khi ấy, Trụ Vô Hý Luận Chấp Kim Cương (Niḥprapañca viharin-vajradhāra,hay Aparapañca-vihārin-vajradhāra), bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nguyện xin nói về Tam Thế Vô Ngại Trí Giới (Giới của Trí không ngăn ngại trong ba đời). Nếu Bồ Tát trụ nơi Giới này sẽ khiến cho chư Phật Bồ Tát đều vui vẻ”.

Nói như vậy xong.

Đức Phật bảo nhóm Trú Vô Hý Luận Chấp Kim Cương rằng: “Này Phật Tử! Hãy lắng nghe! Nếu có Tộc Tính Tử (Kula-putra) trụ ở Giới này đem Thân, Ngữ, Ý hòa làm một thì chẳng cần phải tác tất cả các Pháp. Thế nào là Giới (Śīla)? Ấy là quán sát buông lìa ngay chính bản thân của mình mà phụng hiến chư Phật Bồ Tát. Tại sao thế? Nếu buông bỏ Tự Thân tức là buông bỏ 3 điều kia. Thế nào là 3 điều? Ấy là Thân (Kāya), Ngư (Vāk), Ý (Mano) chính vì thế cho nên Tộc Tính Tử dùng sự thọ Giới của Thân, Khẩu, Ý mà được gọi là Bồ Tát. Do đâu mà như thế? Vì xa lìa Thân, Ngữ, Ý ấy cho nên Bồ Tát Ma Ha Tát cần phải học như vậy.

Tiếp theo, ở ngày mai dùng Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasatva) gia trì TựThân. Vì làm lễ Đức Tỳ Lô Giá Na nên lấy cái bình sạch đựng đầy nước thơm, trì tụng Giáng Tam Thế Chân Ngôn (Trailokya-vijaya Mantra) gia trì vào nước ấy. Sau đó đặt cái bình ở ngoài cửa , lấy nước rưới vảy lên tất cả mọi người. Tiếp theo, vị A Xà Lêđem nước thơm trao cho và khiến uống vào thì Tâm kẻ ấy sẽ được thanh tịnh”.

Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ dùng Kệ hỏi Phật rằng:

“Chủng Trí Thuyết Trung Tôn Nguyện nói Thời, Phận kia

Đại Chúng ở Thời nào

Phổ tập hiện điềm linh

Mạn Trà La (Maṇḍala) Xà Lê (Ācārya)

Ân cần trì Chân Ngôn (Mantra)?”

Khi ấy Bạc Già Phạm

Bảo Trì Kim Cương Tuệ (Vajra-jñāna-dhāra)

“Thường nên ở đêm này

Tạo làm Mạn Trà La (Maṇḍala)

Truyền Pháp A Xà Lê

Như vậy lần lượt lấy

Tu Đa La năm màu (Paṃca-rūpa-sutra: Chỉ ngũ sắc)

Cúi lạy tất cả Phật

Đại Tỳ Lô Giá NaThân: tự làm gia trì

Chọn phương Đông khởi đầu

Đối nhau cầm sợi chỉ (Tu Đa La: Sutra)

Ngang rốn tại hư không

Chuyển chậm vòng bên phải

Như vậy Nam rồi Tây

Cuối cùng ở phương Bắc

Thứ hai, an lập Giới

Cũng từ Phương trước (phương Đông) khởi

Nhớ nghĩ các Như Lai

Di chuyển như trên nói

Phương phải (phương Nam) với phương sau (phương Tây )

Lại vòng về Thắng Phương (phương Bắc )

A Xà Lê quay về

Y nơi Niết Ly Để (Nṛti: phương Tây Nam)

Người thụ học đối trì

Chậm rãi đi từ Nam

Từ đây vòng bên phải

Chuyển dựa theo Phong Phương (Vāyu: phương Tây Bắc)

Đạo Sư dời bản xứ

Đến ngụ nơi Hỏa Phương (Agni: phương Đông Nam)

Hành Giả trì Chân Ngôn

Lại tu Pháp như vậy

Đệ tử ở Tây Nam

Thầy ở Y Xá Ni (īśana: phương Đông Bắc )

Để tử lại xoay vòng

Chuyển dựa theo Hỏa Phương (Agni: phương Đông Nam)

Đạo Sư dời bản xứ

Đến trụ ở Phong Phương (Vāyu: phương Tây Bắc)

Như vậy Chân Ngôn Giả

Tác khắp tướng bốn phương

Chậm rãi vào chính giữa

Chia làm ba vị trí

Đại diện ba Phần Vị

Tướng đất rộng vòng khắp

Lại ở mỗi một phần

Sai biệt mà thành ba

Phần thứ nhất, trong đấy

Chốn hành Đạo, tác nghiệp

Ngoài ra phần giữa , sau

Trú xứ của Thánh Thiên

Phương đẳng (các phương) có bốn cửa

Nên biết để phân chia

Thành Tâm dùng ân trọng

Vận bày các Thánh Tôn

Như vậy làm mọi tướng

Chia đều khéo phân biệt

Nội Tâm, sen trắng diệu

Thai Tạng chia đều nhóm

Trong Tạng làm Nhất Thiết

Bi Sinh Mạn Trà La (Sarva Kāruṇodbhava Maṇḍala)

Mười sáu ương cụ lê (Aṅguli: Lượng nhỏ bằng ngón tay duỗi ra)

Hơn đây làm số lượng

Tám cánh thật tròn đầy

Râu nhụy đều tươi tốt

Trí Ấn của Kim Cương (Vajra-Jñāna-mudra)

Rải khắp các mặt cánh

Từ trong Đài Hoa này

Hiện Thắng Tôn Đại Nhật (Vairocana)

Màu vàng , ánh mặt trời

Tóc trên đầu kết mão

Đầy hào quang cứu đời

Tam muội Ly Nhiệt Trú

Phía Đông nên tô vẽ

Nhất Thiết Biến Tri Ấn (Sava-tathāgata-Jñāna-mudra)

Tam giác trên hoa sen

Màu trắng đều tươi đẹp

Ánh lửa vây chung quanh

Trong sáng rộng vòng khắp

Tiếp ở nơi Bắc Duy (bóc phía Bắc)

Các Phật Mẫu Đạo Sư (Gagana-locanā)

Sắc vàng ròng rực rỡ

Dùng lụa trắng làm áo

Chiếu khắp như mặt trời

Chính Thọ, tác Tam Muội (Samādhi)

Lại ở phương Nam kia

Cứu Thế Phật Bồ Tát

Đại Đức Thánh Tôn Ấn

Tên là Mãn Chúng Nguyện (Sarvāśāparipūraka)

Chân Đà Ma Ni Châu (Cintāmaṇi)

Trụ trên hoa sen trắng

Phương Bắc Đại Tinh Tiến

Quán Thế Tự Tại Giả (Avalokiteśvara)

Hào quang như trăng trong

Thương khư (Śaṅkha: Vỏ ốc có sắc óng ánh), Hoa Quân Na (Kunda: Loại hoa cómàu trắng tươi)

Ngồi sen trắng, mỉm cười

Tóc hiện Vô Lượng Thọ (Amitāyus)

Bên hữu (bên phải) Đại Danh Xưng (Mahā-yaśa)

Thánh Giả Đa La Tôn (Tārā-nātha)

Màu xanh trắng xen lẫn

Tướng người nữ trung niên

Chắp tay cầm sen xanh

Hào quang tỏa sáng khắp

Rực rỡ như vàng ròng

Áo trắng tươi mỉm cười

Bên tả (bên trái) Tỳ Câu Chi (Bhṛkuṭī )

Tay cầm tràng hạt (Mālā) rũ

Ba mắt, tóc kết búi

Tôn hình màu trắng tinh

Màu hào quang không chủ

Vàng, đỏ, trắng cùng vào

Kế cận Tỳ Câu Chi

Vẽ Tôn Đắc Đại Thế (Mahā-sthāma-prāpta)

Mặc áo màu Thương Khư (Śaṅkha: màu trắng óng ánh )

Tay hoa sen Đại Bi

Tốt tươi chưa hé nở

Hào quang vòng chung quanh

Minh Phi (Vidyā-rājñī) ở bên cạnh

Tên hiệu Trì Danh Xưng (Yaśodhāra)

Tất cả Anh Lạc diệu

Trang nghiêm thân màu vàng

Cầm cành hoa tươi đẹp

Tả (tay trái) cầm Bát Dận Ngộ (Priyaṅgu: Loài hoa ở phương Tây có màu vàng nhạt)

Gần Thánh Giả Đa LaTrú ở Bạch Xứ Tôn (Pāṇḍaravāsinī)

Mão tóc đều trắng đẹp

Tay hoa Bát Đàm Ma (Padma: hoa sen hồng)

Trước mặt Thánh Giả vẽ

Đại Lực Trì Minh Vương (Mahā-bala-vidyadhāra)

Màu như ánh nắng sớm

Gầm rống lộ răng nanh

Tóc, móng vuốt Thú Vương

Ha Gia Yết Lợi Bà (Hayagrīva:Mã Đầu)

Tam Ma Địa như vậy

Các quyến thuộc Quán Âm

Tiếp, Đài Hoa biểu tượng

Phương hữu (bên phải) của Đại Nhật

Năng Mãn Nhất Thiết Nguyện

Trì Kim Cương Tuệ Giả [Đây chính là Kim Cương Thủ (Vajrapāṇi)]

Màu hoa Bát Dận Ngộ (Priyaṅgu:màu vàng nhạt)

Hoặc như báu xanh lục (Lục Bảo)

Đầu đội mão trân bảo

Anh Lạc trang nghiêm thân

Xen lẫn cùng tô điểm

Số rộng nhiều vô lượng

Tả (tay trái) cầm Bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cương)

Ánh lửa tỏa vòng quanh

Bên Hữu (bên phải) Kim Cương Tạng (Vajra-garbha)

Ấy là Mang Mãng Kê (Māmakī)

Cũng cầm chày Kiên Tuệ

Dùng Anh Lạc nghiêm thân

Tiếp bên phải vị ấy

Đại Lực Kim Cương Châm (Mahā-bala- Vajra sūcī)

Chúng Sứ Giả vây quanh

Mỉm cười cùng chiêm ngưỡng

Phương tả (bên trái) của Thánh Giả

Kim Cương Thương Yết La (Vajra-śañkhala, hay Vajra-śṛṅkhala)

Cầm xích khóa Kim Cương

Cùng các Sứ Tự Bộ

Sắc thân màu vàng lợt

Chày Trí làm tiêu xí (vật biểu tượng)

Bên dưới Chấp Kim Cương

Phẫn Nộ Giáng Tam Thế (Krodha-trailokya-vijaya)

Bẻ gãy trừ đại chướng

Tên hiệu Nguyệt Yểm Tôn (Candra-tilaka) [Đây chính là Vajra-hūṃ-kara]

Ba mắt, lộ bốn nanh

Màu mây mưa mùa Hạ

Tiếng cười A Tra Tra (Aṭṭa)

Kim Cương, Báu, Anh Lạc

Vì nhiếp hộ chúng sinh

Vô lượng chúng vây quanh

Cho đến trăm ngàn tay

Cầm nắm mọi Khí Giới

Hàng Phẫn Nộ như vậy

Đều trụ trong hoa sen

Tiếp đến Phương Tây , vẽ

Vô lượng Trì Kim Cương

Các loại Ấn Kim Cương

Màu sắc đều khác biệt

Toả hào quang tròn đầy

Vì tất cả chúng sinh

Phía dưới Chân Ngôn Chủ

Y phương Niết Ly Để ( Nṛti: phương Tây Nam)

Bất Động (Acala): Như Lai Sứ (Tathāgata-ceṭa)

Cầm Đao Tuệ, sợi dây

Tóc rũ xuống vai trái

Nheo một mắt quán sát

Thân uy nộ rực lửa

An trụ trên bàn đá

Vằn trán dợn như sóng

Thân đồng tử khỏe mạnh

Bậc Cụ Tuệ như vậy

Tiếp, nên đến Phong Phương (Vāyu: phương Tây Bắc )

Lại vẽ Tôn Phẫn Nộ (Krodha-nātha)

Ấy là Thắng Tam Thế (Trailokya-vijaya)

Lửa uy mãnh vây quanh

Mão báu, cầm Kim Cương

Chẳng nghĩ đến thân mệnh

Chuyên thỉnh cầu, thọ giáo

Đã nói Giới Vực đầu

Phương Vị của các Tôn

Người hành trì Chân Ngôn

Tiếp, qua Viện thứ hai

Phương Đông, giữa của đầu

Vẽ Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi)

Sắc vàng tía vây quanh

Đủ ba mươi hai tướng

Thân khoác áo Cà Sa (Kāṣā)

Ngồi trên Đài sen trắng

Tác Giáo Lệnh lưu bố

Trụ đấy mà nói Pháp

Tiếp, bên phải Thế Tôn

Chính là Biến Tri Nhãn (Buddha-locana)

Tướng vui vẻ, mỉm cười

Hào quang tịnh khắp thân

Vui thấy thân khó sánh (Vô Tỷ )

Tên là Năng Tịch Mẫu (Śākyamuṇi-Mātṛ)

Lại bên phải Tôn ấy

Tô vẽ Hào Tướng Minh (Tathāgtorṇā)

Trụ hoa Bát Đầu Ma (trụ trong hoa sen hồng )

Tròn chiếu màu Thương Khư (màu trắng óng ánh )

Cầm giữ Báu Như Ý

Đầy đủ mọi ước nguyện

Ánh sáng đại tinh tiến

Thích Sư Tử Cứu Thế (Śākya siṃhena Tāyina)

Phương trái của Thánh Tôn

Năm Đỉnh của Như Lai

Mới đầu là Bạch Tản (Sitātapatroṣṇīṣa)

Thắng Đỉnh (Jayoṣṇīṣa), Tối Thắng Đỉnh (Vijayoṣṇīṣa)

Chúng Đức Hỏa Quang Tụ (Tejorāśi-uṣṇīṣa)

Cùng với xả Trừ Đỉnh (Vikiraṇoṣṇīṣa)

Đấy là năm Đại Đỉnh (pañca-mahoṣṇīṣa)

Thích Chủng (Giòng Thích Ca) của Đại Ngã

Nên y theo nơi này

Tinh Tâm (Tâm tinh khiết) tạo mọi tướng

Tiếp ở nơi phương Bắc

An bày chúng Tĩnh Cư (Śuddhāvāsa-deva)

Tự Tại (Īśvara) và Phổ Hoa (Samanta-puṣpaka, hay Samanta-kusuma)Quang Man (Prabha-mālaka, hay Raśmi-mālin) với Ý Sinh (Manojava)

Danh Xưng (Prakirtita) cùng Viễn Văn (Viśrūta, hay Svara-viśrūti)

Đều theo như thứ tự

Ở bên phải Hào Tướng (Ūrṇā)

Lại vẽ ba Phật Đỉnh (Buddhoṣṇīṣa)

Thứ nhất Quảng Đại Đỉnh (Mahodgatoṣṇīṣa)

Thứ hai Cực Quảng Đỉnh (Abhyudgatoṣṇīṣa hay Atimahā-uṣṇīṣa)

Đến Vô Biên Am Thanh (Anantasvaraghoṣa-uṣṇīṣa)Đều nên khéo an lậpNăm loại Như Lai Đỉnh (Tathāgatoṣṇīṣa)

Trắng, vàng, màu vàng ròng

Lại đến ba Phật Đỉnh (Buddhoṣṇīṣa)

Gồm đủ trắng, vàng, đỏ

Ánh sáng sâu rộng khắp

Mọi Anh Lạc trang nghiêm

Phát Thệ Nguyện rộng lớn

Đều mãn tất cả Nguyện

Hành Giả ở góc Đông

Tạo làm tượng Hỏa Tiên (Agni-ṛṣī)

Trụ ở trong lửa bùng

Ba điểm tro biểu tượng

Sắc thân màu đỏ thẫm

Tim để Ấn Tam Giác

Ở trong ánh lửa tròn

Cầm trái châu, Táo Bình

Bên trái, Diêm Ma Vương (Yama-rāja)

Tay giữ Ấn Đàn Noa (Daṇḍa-mudra)

Dùng trâu làm tòa ngồi

Màu mây đen chớp loé

Bẩy Mẫu (Sapta- Mātṛka) và Hắc Dạ (Kālarātrī)

Nhóm Phi Hậu vây quanh

Niết Lý Để Quỷ Vương (Nṛtye: Chủ của Quỷ La Sát )

Hình khủng bố cầm đao

Phộc Lỗ Noa Long Vương (Varuṇa-nāga-rāja:Vua Rồng của Thủy Thiên )

Dùng sợi dây làm Ấn

Phương trước Thích Thiên Vương (Śākra-deva-rāja)

Trụ ở núi Diệu Cao (Sumeru: núi Tu Di)

Mão báo, đeo Anh Lạc

Cầm Ấn Bạt Chiết La (Vajra: Chày Kim Cương)

Với các Quyến Thuộc khácB

ậc Tuệ khéo phân bày

Tả (bên trái) để Chúng Nhật Thiên (Āditya)

Ở trong Xe Dữ Lạc

Nhóm Phi: Thắng (Jaya), Vô Thắng (Aparājita)

Theo hầu mà thị vệ

Đại Phạm (Mahā-brāhma) ở bên phải

Bốn mặt, tóc kết mão

Tướng chữ Án (OṂ) làm Ấn

Cầm sen, ngồi trên Ngỗng

Phương Tây các Địa Thần (Pṛthivīye)

Biện Tài (Sarasvati) với Tỳ Nữu (Viṣṇu)

Tắc Kiến Na (Skanda), Phong Thần (Vāyu)

Thương Yết La (Śaṃkara), Nguyệt Thiên (Candra)

Là nhóm dựa Long Phương (Nāga: phương Tây

Và vẽ đừng sai sót

Hành Giả trì Chân Ngôn

Dùng Tâm chẳng mê hoặc

Phật Tử! Tiếp nên làm

Trì Minh Đại Phẫn Nộ (Mahā-krodha- vidyadhāra)

Hữu (bên phải) là Vô Năng Thắng (Aparājita-vidyarāja)

Tả (bên trái) Vô Năng Thắng Phi (Aparājita-vidyarājñi)

Trì Địa Thần (Dharanindhāra) dâng Bình (Kalaśa)

Thành kính như quỳ dài

Với hai Đại Long Vương (Mahā-nāga-rāja)

Nan Đà (Nanda), Bạt Nan Đà (Upananda)

Cùng quấn nhau đối mặt

Đại Hộ của Thông Môn

Ngoài ra Thích Chủng Tôn

Chân Ngôn với Ấn Đàn

Tất cả Pháp đã nói

Thầy nên mở bày (khai thị) đủ

Hành Giả trì Chân Ngôn

Tiếp, đến Viện thứ ba

Trước vẽ Diệu Cát Tường (Mañjuśrī)

Thân hình màu Uất Kim (màu vàng nghệ)

Đỉnh đội mão Ngũ Kế (5 búi tóc)

Giống như hình đồng tử

Tay trái cầm sen xanh

Trên lộ Ấn Kim Cương (Vajra-mudra)

Mặt hiền từ mỉm cười

Ngồi trên Đài sen trắng

Diệu tướng, hào quang tròn

Anh sáng trợ chung quanh

Bên phải nên vẽ tiếp

Thân Quang Võng Đồng Tử (Jālinī-prabha)

Cầm giữ mọi lưới báu

Các loại Diệu Anh Lạc

Trụ trên Toà sen báu

Nhìn vào con trưởng Phật (Văn Thù Bồ Tát)

Bên tả (bên trái), vẽ năm loại

Dữ nguyện Kim Cương Sứ

Ấy là : Kế Thiết Ni (Keśinī)

Ưu Bà Kế Thiết Ni (Upakeśinī)

Cùng với Chất Đa La (Citrā)

Địa Tuệ (Vasumatī) và Thỉnh Triệu (ākarṣaṇī)

Như vậy năm Sứ Giả (Ceṭa)

Năm loại Phụng Giáo Giả (Kiṃkarīnī)

Thành hai chúng vây quanh

Thị vệ Vô Thắng Trí (Ajita-jñāna)

Hành giả ở phương phải

Tiếp làm Đại danh xưng (Mahā-yaśa)

Trừ Nhất Thiết Cái Chướng (Sarva nīvaraṇa viṣkaṃbhin)

Cầm giữ Báu Như Ý

Bỏ ở hai phần vị

Nên vẽ tám Bồ Tát

Đó là: Trừ Nghi Quái (Ascarya, hay Kautūhala)

Thí Nhất Thiết Vô Úy (Sarvasattvābhayaṃdada)

Trừ Nhất Thiết Ác Thú (Sarvāpāyaṃjaha)

Cứu Ý Tuệ Bồ Tát (Paritrāṇāśaya-mati)

Bi Niệm Cụ Tuệ Giả (Kāruṇāmṛdita-mati)

Từ Khởi Đại Chúng Sinh (Mahā-maitryabhyudgata)

Trừ Nhất Thiết Nhiệt Não (Sarva dāha praśamita)

Bất Khả Tư Nghị Tuệ (Acintya-mati)

Tiếp lại bỏ chốn này

Đến nơi Bắc Thắng Phương

Hành Giả nên nhất Tâm

Ghi nhớ bày mọi vẻ

Tạo làm Cụ Thiện Nhẫn

Địa Tạng Ma Ha Tát (Kṣiti-garbha)Toà ngồi rất xảo nghiêm

Thân ở trong Thai lửa

Nhiều Báu trang nghiêm đất

Lụa, Đá trợ lẫn nhau

Bốn Báu làm hoa sen

Nơi Thánh Giả an trú

Cùng với Đại Danh Xưng

Vô lượng các Bồ Tát

Là Bảo Chưởng (Ratnākara), Bảo Thủ (Ratna-pāṇi)

Cùng với nhóm Trì Địa (Dharanindhara)

Bảo Ấn Thủ (Ratna-mudrā-hasta), Kiên Ý (Dṛḍhādhyāśaya)

Thượng Thủ các Thánh Tôn

Đều cùng vô số Chúng

Trước sau cùng vây quanh

Tiếp lại ở Long Phương (Nāga: phương Tây )

Nên vẽ Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha)

Cần Dũng mặc áo trắng

Cầm Đao sinh ánh lửa

Cùng với các Quyến Thuộc

Con của Giòng Chính Giác

Đều tùy theo thứ tự

Liền nhau ngồi trên sen

Nay nói các Quyến Thuộc

Chúng Bồ Tát Đại Ngã

Nên khéo tô Tảo (rong biển) quý

Chân thành đừng mê vọng

Là Hư Không Vô Cấu (Gaganāmala)

Tiếp là Hư Không Tuệ (Gagana-mati)

Với nhóm Thanh Tĩnh Tuệ (Viśuddha-mati)

An Tuệ (Sthira-mati) và Hành Tuệ (Cāritra-mati)

Như vậy các Bồ Tát

Bậc thường siêng tinh tiến

Đều theo như thứ tự

Tô vẽ thân trang nghiêm

Lược nói Đại Bi Tạng

Mạn Trà La Vị hết

Bấy giờ Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ ở trong tất cả Chúng Hội, chăm chú nhìn Đức Đại Nhật Thế Tôn không hề chớp mắt rồi nói Kệ rằng:

“Đấng Nhất Thiết Trí Tuệ

Xuất hiện ở Thế Gian

Như bông hoa Ưu Đàm (Uḍumbara)

Lâu mới hiện một lần

Việc hành Đạo Chân Ngôn

Lại khó gặp bội phần

Vô lượng câu chi (koṭi) kiếp

Đã tạo mọi tội nghiệp

Thấy Mạn Trà La này

Thảy đều tiêu diệt hết

Huống chi xưng vô lượng

Trụ Pháp hành Chân Ngôn

Hành câu Vô Thượng này

Chân Ngôn, Bậc Cứu Thế

Dẹp đứt các nẻo ác

Tất cả khổ chẳng sinh

Nếu tu Hạnh như vậy

Diệu Tuệ sâu chẳng động”

Khi ấy, tất cả Đại Chúng trong Tập Hội Với các vị Trì Kim Cương dùng một âm thanh khen ngợi Kim Cương Thủ rằng:

“Lành thay ! Lành thay Đại Cần Dũng (Mahā-vīra)!

Ngài đã tu hành Hạnh Chân Ngôn

Hay hỏi tất cả nghĩa Chân Ngôn

Chúng tôi đều có ý nghĩ rằng

Tất cả hiện như Ngài chứng nghiệm

Dựa vào hành lực của Chân Ngôn

Với Chúng Bồ Đề Đại Tâm khác

Sẽ được thông đạt Pháp Chân Ngôn”

Lúc đó, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ lại bạch với Đức Thế Tôn rồi nói Kệ rằng:
“Nghĩa Thái Sắc (dáng vẻ màu sắc) thế nào?

Lại nên dùng màu nào?

Làm sao mà chuyển bày?

Màu ban đầu ra sao?

Cửa, Cờ Xí bao nhiêu?

Mái che cũng như vậy. L

àm sao dựng các cửa?

Nguyện Phật nói số lượng

Dâng hương hoa, thực phẩm

Cùng với mọi Bình Báu

Làm sao dẫn Đệ Tử?

Khiến quán đỉnh ra sao?

Cúng dường Thầy thế nào?

Nguyện nói chốn Hộ Ma (Homa)

Tướng Chân Ngôn thế nào

Làm sao trụ Tam Muội?”

Phát vấn như vậy xong.

Mâu Ni (Muṇi), vua các Pháp

Bảo Trì Kim Cương Tuệ:

Hãy nhất Tâm lắng nghe

Đạo Chân Ngôn tối thắng

Sinh ra Quả Đại Thừa

Nay ông thỉnh hỏi Ta

Vì Bồ Tát (Đại Hữu Tình), Ta nói

Giới chúng sinh ô nhiễm

Dùng Vị của Pháp Giới

Phật xưa (Cổ Phật) đã tuyên nói

Đấy là Nghĩa của Sắc (màu sắc)

Trước an bày Nội Sắc (màu sắc bên trong)

Chẳng an bày Ngoại Sắc (màu sắc bên ngoài)

Ban đầu màu trắng tinh

Thứ hai là màu đỏ

Như vậy vàng rồi xanh

Lần lượt cho rõ ràng

Cả bên trong đen đậm

Đấy là màu trước sau

Xây dựng cửa, cờ xí

Lượng đồng Trung Thai Tạng

Mái che cũng như vậy

Đài hoa mười sáu tiết (16 lóng tay)

Nên biết Sơ Môn (cửa đầu tiên ) kia

Cũng bằng với Nội Đàn

Bậc Trí, ở Viện Ngoài

Lần lượt mà tăng thêm

Ở bên trong mái che

Nên xây dựng Đại Hộ (Mahā-pāla)L

ược nói Tam Ma Địa (Samādhi)

Nhất Tâm trụ ở Duyên

Nghĩa rộng lại sai khác

Đại Chúng Sinh lắng nghe!

Phật nói tất cả Không (Śūnya: trống rỗng)

Đẳng Trì của Chính Giác

Tam Muội chứng biết Tâm

Chẳng theo Duyên khác được

Cảnh Giới như thế ấy

Định của các Như Lai

Nên nói là Đại Không (Mahā-śūnya)

Viên mãn Tát Bà Nhược (Sarvajñā: Nhất Thiết Trí)

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ - QUYỂN THỨ NHẤT (Hết).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Đức Phật thuyết Kinh Diệt tận

Kinh Phật 12:21 07/03/2024

"Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ" (Trích Kinh Diệt tận).

Xem thêm