Khổ vì thị phi
Những người đệ tử Phật như chúng ta, hãy tỉnh tâm, sáng suốt nhìn thẳng vào sự thật và ứng xử có văn hóa, ứng xử trí tuệ theo gương đức Phật với tất cả những thị phi trong đời.
Thị là đúng, phi là sai
Chuyện thị phi liên quan hoặc không liên quan đến mình mà mình bị dính vào đều mang đến bất an lo sầu.
Trong thời công nghệ thông tin đa chiều đa phương tiện như hiện nay không ít người thiếu chính niệm tỉnh giác, vơ những chuyện thị phi lung tung trên mạng, ngoài đường vào mình rồi lo, rồi buồn, sầu, não...
Lo cho thị phi theo nghĩa lo lắng đắn đo suy nghĩ tìm cách ứng phó, xử lý với những chuyện được mất, hơn kém, phải trái, đúng sai, vinh nhục trong cuộc đời
Lo cho thị phi không đúng cách sẽ làm cho vấn đề thị phi thêm rắm rối phức tạp hơn
Kinh nghiệm được đúc kết của những người tiền bối chỉ vỏn vẹn mấy chữ nhưng đáng để ta học hỏi:
"Thị phi chung nhật hữu, bất thính tự nhiên vô" nghĩa là những chuyện thị phi, phải trái, hơn thua, tranh chấp rắm rối trong đời sống hàng ngày lúc nào, ở đâu cũng có, chúng ta không nghe, không chấp, thì tự nhiên sẽ mất đi.
Đối mặt với những lời thị phi, khó nghe
Chuyện thị phi hơn thua lúc nào cũng có, quan trọng là thái độ, cách nhìn và cách ứng xử của ta như thế nào thôi.
Có người, vì tư tâm, té nước theo mưa, có thể làm cho nó rùm ben ra, nghiêm trọng lên, rắm rối hơn, phức tạp thêm...
Có người có thiện tâm, không thích thị phi, hơn thua, nhưng thụ động bất lực, chỉ than trời than Phật, không làm gì cả, nhìn nó ra sao thì ra.
Cũng có người, xuất phát từ tâm tốt, rất nhiệt tình, muốn bên vực lẽ phải, chỉ trích chuyện sai quấy, nhung, do trí ít, não ngắn, càng nhiệt tình càng làm cho thị phi thêm phức tạp lên.
Lại có người bên ngoài tỏ ra có thiện tâm thiện chí nhưng tâm cơ sâu thẳm, đầu mối của thị phi, nguồn gốc của rắm rối, ít ai nhìn thấu.
Dân gian Việt Nam có câu hơi thô nhưng lại rất thấm thía:
" Gà ị không thúi, người bươi ra mới thúi"
Chỉ với kinh nghiệm này, ta cũng giúp ta có cách ứng xử Văn hóa với những chuyện thị phi không như ý trong cuộc đời.
Tôi thích luyện võ từ khi còn nhỏ, học và luyện qua rất nhiều môn, trong đó, có một môn tôi thích là thái cực quyền. Lúc giao thủ, đối phương đánh ra một quyền hay một cước, ta có các chiêu ứng phó phù hợp:
- 1 là ta ứng phó bằng một chiêu hóa giải, quyền cước ta va chạm và chặn đỡ chiêu thức của đối phương. Cách này dễ, nhưng có va chạm, tốn sức lực cả hai phía
- 2 là ta ra chiêu, dĩ công vi thủ, không chặn đỡ chiêu thức mà công thẳng vào yếu điểm của đối phương, khiến đối phương phải bỏ dỡ chiêu công, chặn đỡ chiêu của ta, quyền cước va chạm, hai bên đều tổn hao sức lực.
- 3 là ta nhẹ nhàng dùng di hình bộ pháp, lách thoát ra ngoài phạm vi sức quyền lực cước của đối phương. Tức là quyền cước sức lực của đối phương đánh vào hư không, không đánh được ai, mà chỉ phí tổn sức lực của bản thân họ.
Cách thứ 3, tôi rất thích, không cần tổn hao sức lực mà vẫn nhẹ nhàng hóa giải được chiêu thức của đối phương trong hư không.
Cũng vậy, khi có người nói thị phi, lại có người nghe, hưởng ứng hoặc tranh cãi thì thị phi rắm rối mới phát sinh, nếu không ai hưởng ứng, tranh cãi, chống chế, biện bạch thì giống như quyền cước đánh vào hư không, không có sức tác động gì cả, họ chỉ phí công vô ích
Đó là chưa nói đến lời dạy trí tuệ của bậc giác ngộ. Cuộc đời và lời dạy của đức Phật giúp ta có cách ứng xử rất trí tuệ dựa trên nền tảng của tâm từ bi.
Một ông Bà la môn đến cửa tịnh xá, chửi rủa đức Phật suốt mấy canh giờ, đức Phật lặng yên không nói gì cả. Ông Bà la môn vừa tức vừa mệt hỏi Phật:
Tôi chửi ông nặng nề như vậy sao ông không trả lời vậy ?
Đức Phật lúc đó mới từ tốn hỏi lại:
Ông mang quà đến tặng cho tôi, tôi không nhận, thì quà đó thuộc về ai ?
Ông Bà la môn trả lời: Đương nhiên thuộc về tôi.
Đức Phật nói tiếp: vậy, ông đến chửi rủa ta, ta không nhận, ông tự nhận lấy mang về. Ông hãy cẩn thận với lời nói ác, quả báo của nó như vang theo tiếng, bóng theo hình, không hề sai chạy.
Ông Bà la môn im lặng cúi đầu mà đi.
Cuộc đời của đức Phật, các vị thánh đệ tử cũng từng bị vu oan, giá họa, chê bai, chỉ trích, mắng chửi nhưng với cách ứng xử trí tuệ từ bi của các ngài, không những Phật giáo không bị bêu xấu, mà càng được mọi người kính quý hơn.
Chúng ta hãy quan sát trong suốt chiều dài 2600 năm của Phật giáo nói chung, hơn 2000 năm của Phật giáo Việt Nam nói riêng, sự có mặt và cống hiến của đức Phật, của Phật giáo cho nhân loại cho cuộc đời, người có học, có đọc sách sẽ nhìn thấy rõ, không thể vài ba người, vài ba chuyện thị phi mà làm nó khác đi được.
Lời nói xấu không làm ta xấu đi
Lời nói tốt không làm ta tốt thêm
Ta không có cái xấu, người ta nói xấu, ta tập mĩm cười an lạc
Ta có cái xấu, người ta nói, ta hãy cảm ơn và có gắng sửa sai
Chúng ta cùng tỉnh giác và vững tâm
Đạo Phật là đạo của trí tuệ của từ bi và đạo Phật cũng là đạo của sự thật.
Những gì là sự thật, chúng ta tôn trọng và chấp nhận
Những người đệ tử Phật như chúng ta, hãy tỉnh tâm, sáng suốt nhìn thẳng vào sự thật và ứng xử có văn hóa, ứng xử trí tuệ theo gương đức Phật với tất cả những thị phi trong đời.
Tôi viết những lời này nhân ngày vía đức Bồ tát Quan Âm 19/09/ Kỷ Hợi.
Hạnh lắng nghe của bồ tát Quan Âm dạy cho ta cách lắng nghe bằng trí tuệ tỉnh giác, lắng nghe một chú tâm bằng tình thương không chấp, lắng nghe mà không phán xét võ đoán, lắng nghe mà không sân si, lắng nghe cho cuộc đời bớt khổ.
Và lắng nghe cho cuộc đời bớt thị phi:
Chuyện thi phi
Vốn thường tình
Tỉnh tâm đối diện
Trí tuệ nhìn thông
Vững tâm an
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Buông xả những nỗi lo âu
Sống an vui 11:00 22/11/2024Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.
Học chim làm tổ
Sống an vui 07:30 22/11/2024Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Sống an vui 15:00 21/11/2024Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe
Sống an vui 13:30 21/11/2024Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.
Xem thêm