Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/04/2016, 08:12 AM

Khoa học giúp phật tử hiểu sâu kinh điển

Ngày 14/02/2016 cơ quan LIGO (Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory - trạm quan sát sóng hấp dẫn bằng tia laser giao thoa) của Mỹ tuyên bố đã tìm thấy sóng hấp dẫn, một loại sóng mà Einstein đã đề cập trong lý thuyết của mình về Trường hấp dẫn cách nay đúng 100 năm, nhưng mãi đến nay nhân loại mới tìm thấy sóng hấp dẫn trong thực tế.

Trạm quan sát LIGO sử dụng một hệ thống laser độ nhạy rất cao, có khả năng phát hiện các dao động cỡ một phần tỷ tỷ mét, đủ để bắt được sóng hấp dẫn. Nó gồm có hai máy dò, một đặt ở Livingston, Louisiana, và một ở Hanford, Washington. Bằng cách này, các tín hiệu thu được từ một máy dò có thể được xác nhận hay phủ nhận khá nhanh chóng bởi máy dò thứ hai.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống quang học chính. Ảnh: GW Optics
Hệ thống quang học chính của LIGO cho mỗi giao thoa kế gồm các gương lớn đặt ở hai đầu, đĩa hiệu chỉnh cho các gương, bộ tách chùm laser chính, các gương tăng cường công suất chùm laser (PRM) và gương tăng cường tín hiệu (SRM). Khối lượng của các gương này khoảng 40 kg. Các bộ phận thuộc hệ thống đều được làm từ silica nóng chảy có độ tinh khiết cao và được phủ một lớp pha tạp tantala. Độ tán xạ ánh sáng của các gương với ánh sáng tới là nhỏ hơn 10 phần triệu để đảm bảo độ nhạy.

Tại mỗi máy dò, các kỹ sư bắn một tia laser mạnh vào một bộ tách sóng để chia chùm laser thành hai, đi theo hai hướng khác nhau trong hai đường hầm dài 4 km. Sau khi phản xạ ở gương tại cuối mỗi đường hầm, hai chùm laser tái hợp làm một theo sơ đồ trên.

Nếu không có sự nhiễu loạn gây ra do sóng hấp dẫn, theo tính toán thì hai chùm laser tái hợp sẽ triệt tiêu nhau, do cả hai di chuyển trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Nếu sóng hấp dẫn tác động lên đường đi của một trong hai chùm, ở máy dò ta sẽ thu được một chớp sáng. Chớp sáng này là thứ mà LIGO đã chờ đợi suốt 14 năm qua.

Vào ngày 14/9/2015, các nhà khoa học thu được tín hiệu chớp sáng giống nhau ở cả hai máy. Từ tín hiệu này, họ đã tính toán được sóng hấp dẫn này là do sự sáp nhập của hai hố đen, một có khối lượng gấp 36 lần Mặt Trời và một gấp 29 lần mặt trời. Hai hố đen này xoay quanh nhau theo đường xoắn ốc và cách chúng ta 1,3 tỷ năm ánh sáng.
Hai hố đen tương tác tạo ra sóng hấp dẫn
Khối lượng của hố đen mới hình thành nặng gấp 62 lần Mặt Trời. So với tổng khối lượng hai hố đen thành phần (36 và 29) thì có ba lần khối lượng Mặt Trời bị hao hụt. Theo nhóm nghiên cứu thì phần khối lượng bị hao hụt này đã chuyển thành năng lượng lan truyền sóng hấp dẫn.

Khi phát hiện ra sóng hấp dẫn, cũng tức là xác nhận có hạt graviton, là loại hạt cơ bản truyền dẫn lực hấp dẫn. Như vậy mô hình chuẩn của vật lý hạt (Standard model of particle physics) bây giờ có 18 hạt gồm có 6 quarks, 6 leptons, 1 higgs và 5 forces (trong đó có hạt mới khám phá là graviton, tức bao gồm : photon, gluon, Z boson, W boson và graviton).

Tất cả các hạt cơ bản của vật chất này đều có hai hình thái đối lập nhau : hạt vật chất và sóng phi vật chất. Sóng phi vật chất điển hình là sóng tiềm năng electron (wave of possibilities of electron).

Sóng tiềm năng thì vô hình vô thể, không phải là vật chất nhưng khi bị quan sát và đo đạc, nó biến thành hạt vật chất. Sóng tiềm năng của electron và photon ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong tin học. Các thông tin kỹ thuật số (digital informatics) ngày nay được sử dụng rất phổ biến qua mạng internet. Sóng mang thông tin đó lan truyền trong không gian quả địa cầu qua các loại sóng như wifi, 3G, 4G. Chiếc điện thoại di động của chúng ta bắt được một trong các dạng sóng đó thì sóng liền biến thành hạt electron và hiển thị trên màn hình, thành hình ảnh, chữ viết và có thể biến thành sóng âm thanh mà tai chúng ta nghe được. Một ngày kia khi người ta khai thác được sóng tiềm năng của hạt quark thì sẽ xảy ra điều thần kỳ, vật chất có thể biến thành sóng truyền đi xa và có thể hội tụ lại thành vật chất. Nghĩa là chúng ta có thể chuyển một cái bánh qua mạng internet thay vì chỉ chuyển được chữ viết và hình ảnh. Việc một khối lượng gấp ba lần Mặt trời biến thành sóng hấp dẫn truyền tới Trái đất cách xa 1,3 tỷ năm ánh sáng là một ví dụ cho thấy có thể gởi vật chất đi xa.

Nhớ lại cách nay mười mấy năm, lúc mới có email, tôi chỉ có thể gửi kèm email một file nhỏ dung lượng vài trăm kilobytes (KB) trở lại. Còn bây giờ có thể gởi kèm theo email cả một video dưới 25 megabytes (MB). Tương tự bây giờ chỉ gởi được video qua mạng internet dung lượng lên tới vài gigabytes (GB) nhưng biết đâu vài chục năm sau có thể gởi được cái bánh và một trăm năm sau nữa có thể gởi được một con người theo như hình dung của video sau.

Viễn Tải Và Máy Tính Lượng Tử – Quantum Teleportation And Computer
https://www.youtube.com/watch?v=7T_9d4JxnLc

Từ những khám phá của khoa học, chúng ta thử lật lại kinh điển Phật giáo và hiểu sâu hơn ý nghĩa của kinh thay vì chỉ hiểu mơ hồ, thậm chí không hiểu mà chỉ tin một cách thiếu căn cứ vững chắc. Chẳng hạn Bát Nhã Tâm Kinh nói : “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”

Ngày nay chúng ta có thể dựa vào khoa học và dịch lại câu đó với ý nghĩa thật rõ ràng hoàn toàn không có chút mơ hồ nào : “Hạt (vật chất) không khác Sóng (tiềm năng), Sóng không khác Hạt; Hạt tức là Sóng, Sóng tức là Hạt”

Chữ Sắc 色 trong kinh điển chúng ta hiểu là vật chất, cái đó rõ rồi. Nhưng chữ Không 空trong kinh điển, chúng ta hiểu còn mơ hồ. Không không phải là hư vô trống rỗng, bởi vì nó có thể biến thành Sắc, Không chỉ là vô hình vô thể, không phải là vật chất nhưng hoàn toàn có thể biến thành vật chất, vì vậy không phải là hư không. Có người bèn nói rằng cái Không này là bất khả tư nghì. Nói như thế là mơ hồ. Cái gì chỉ là bất khả tư nghì khi nó không phải là sản phẩm của bộ não. Còn cái Không này vẫn còn là sản phẩm của bộ não nên có thể hiểu được. Cái Không này là tương đối với Sắc, chưa phải là bất nhị. Cái Không này là sóng tiềm năng phi vật chất, nó là một miền tần số (frequency domain) hay cái mà khoa học ngày nay mô tả là Trường thống nhất. Gọi là Trường thống nhất vì 18 loại hạt trong Mô hình chuẩn của Vật lý hạt đều có thể quy về một hình thái duy nhất là Sóng tiềm năng phi vật chất. Nó vô hình vô thể không có bắt đầu cũng không có kết thúc, không có không gian, không có thời gian, không có số lượng. Nhưng hễ bộ não tiếp nhận nó thì sóng biến thành hạt và thành vũ trụ vật chất với không gian, thời gian, số lượng thiên hà, thái dương hệ, hành tinh, địa cầu như chúng ta đang nhìn thấy và sống trong đó. Đó chính là ý nghĩa của câu “Nhất thiết duy tâm tạo 一切唯心造”trong kinh Hoa Nghiêm.

Vũ trụ đó chắc chắn phải là vũ trụ ảo như các nhà khoa học mô tả là vũ trụ toàn ảnh tức là ảo ảnh trong không gian ba chiều xuất phát từ một nguồn thông tin hai chiều mà Phật giáo diễn tả bằng thuật ngữ “Không” dễ gây hiểu nhầm. Cái Không này không khác hư vô nhưng không phải là hư vô. Bồ Tát Long Thọ nói : “Tâm như hư không vô sở hữu” (Tâm giống như hư không, không có thật). Vì cái vũ trụ là ảo nên cũng không khác hư vô, không cái gì là có thật, nhưng không phải là hư vô bởi vì cái thân tứ đại của chúng ta, cái thế gian mà chúng ta đang sống, những thức ăn, đồ đạc chúng ta dùng hàng ngày, cuộc sống vợ chồng, gia đình, con cái…tất cả đều rất rõ ràng, rất cụ thể đến mức không một ai tin là không có thật.

Tóm lại khoa học giúp chúng ta rất nhiều trong việc khám phá lại những ý chỉ sâu kín trong kinh điển từ mấy ngàn năm trước, chỉ trừ những bậc giác ngộ, còn đa số tín đồ chỉ hiểu một cách mơ hồ, hoặc hoàn toàn không hiểu và không thể tin nổi. Nhưng nay nhờ khoa học, chúng ta có thể hiểu được khá rõ ràng.

Truyền Bình
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm