Khóa lễ Kính mừng Phật Đản “Tỏa ngát hương đàm”
Trong khóa tu Phật Đản online “Tỏa ngát hương đàm” 2022 do Phân ban Phật tử Hải ngoại Trung ương GHPGVN tổ chức, hàng Phật tử được tham dự nhiều chương trình đầy ý nghĩa, nhưng có lẽ thời khóa tụng kinh “Kính Mừng Phật Đản” là buổi lễ được diễn ra thật trang nghiêm và ấm áp trong không gian tuyệt diệu nhất.
Hằng năm, gần đến ngày trăng tròn tháng Tư trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu, cờ Phật giáo tung bay khắp mọi ngõ ngách, có những năm hàng Phật tử hòa mình vào những dòng xe hoa rước Phật, để tắm mình trong không khí Phật Đản rộn ràng. Trong tấm lòng kính yêu Đức Thế Tôn của những người con Phật, việc được đến chùa tham dự các buổi lễ Phật Đản luôn bùng cháy trong tim.
Khoảnh khắc thiêng liêng ấy, vẫn mang theo trong tôi sang đất khách quê người, tháng tư về là lòng lại rộn lên, nếu còn ở quê nhà chắc hẳn tôi sẽ không vắng mặt trong các buổi lễ tại chùa. Thế nhưng, đối với những Phật tử tha phương sống trên mảnh đất người, việc được trở về chùa, được lắng nghe lời kinh tiếng kệ của quý chư Tôn đức, tuy bình thường nhưng thật là một điều khó khăn. May thay khóa tu Phật Đản online lần đầu tiên được tổ chức vào những ngày đầu tháng tư. Đây là dịp để những Phật tử xa quê được trực tiếp sống lại không khí mừng Phật Đản ở quê nhà.
Trong khóa tu “Tỏa ngát hương đàm” 2022, hàng Phật tử được tham dự nhiều chương trình đầy ý nghĩa, nhưng có lẽ thời khóa tụng kinh là buổi lễ được diễn ra thật trang nghiêm và ấm áp trong không gian tuyệt diệu. Lời nguyện hương của Đại đức Thích Chiếu Hiếu vang lên: “Nguyện đem lòng thành kính, gửi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo, thề trọn đời giữ đạo” cất lên, hơn hai trăm tu sinh đồng chấp tay ngước nhìn Đức Thế Tôn uy nghiêm, từ ái. Sâu thẳm trong tim, những người Phật tử xa xứ cùng hướng lòng về đất mẹ. Cho dù bôn ba khắp chốn nhưng trong lòng mỗi người con Phật mãi mãi khắc ghi câu kinh “nguyện trọn đời giữ đạo”, nghĩa là Phật tử nguyện giữ gìn niềm tin với chánh pháp, giữ vững con tim chân, thiện, mỹ. Lời dạy của bậc Ân sư năm nào: “con đi đâu hay làm gì đi nữa hay mang theo gia tài Phật trao là lòng từ và cái nhìn chánh kiến, đồng thời hãy nhắc nhở bản thân, dù làm gì hãy nhớ mình là con Phật thì con sẽ vững vàng đi qua mọi bão giông của cuộc đời”, hay những âm vang trầm bỗng trong lời kinh tiếng kệ đã giúp Phật tử mạnh mẽ hơn nơi xứ người.
Bài kinh Chuyển Pháp Luân như tiếng trống hùng hồn, đưa lòng người con Phật trở về tham gia pháp hội với năm vị đệ tử lớn của Thế Tôn tại vườn Nai thành Ba La Nại năm nào. Với ánh mắt đại Trí, tinh thần đại Dũng, thanh âm đại Hùng của đấng Từ Phụ, Ngài đã truyền cho đệ tử Phật niềm tin vào chánh pháp, thắp lên ngọn lửa Bi, Trí, Dũng để dõng mãnh trên đường tu. Giọng Thầy ngân vang trầm ấm: “Có hai thái cực, người tu nên tránh: một là khoái lạc, say đắm dục lạc. Hai là khổ hạnh, ép xác hành thân, hai con đường này, đưa đến hậu quả, hủy hoại thân tâm. Con đường Thế Tôn tìm ra đó là con đường Trung đạo.” Nhịp sống hiện đại nhanh và gấp gáp, đôi lần hàng đệ tử phàm phụ đã để mặc thân tâm rơi vào hai thái cực trên. Năm dài tháng rộng, cơ thể mệt nhoài vì thiếu đi vitamin cho tâm hồn. Lời kinh đêm nay quả thật đã đưa tâm thức của người con Phật trở về với giây phút hiện tại màu nhiệm, nạp thêm nhiều năng lượng an yên cho cuộc sống.
Trong kinh Phật dạy, nơi nào có Tỳ kheo cư trú nơi ấy chắc chắn có các bậc A La Hán. Cho dù sống ở bất cứ nơi đâu, trong tim có Phật thì giới Phật tử tại gia sẽ được gặp quý Thầy, bậc nối gót Thích Tôn hành hóa đạo mầu. Tuy địa lý cách trở nhưng lời kinh tiếng mõ qua màn hình zoom đã kết nối triệu trái tim lại với nhau. Cùng với thanh âm vang vọng, Phật tử tham dự khóa lễ được nhìn thấy hình dáng quý Thầy cô, thi thoảng là những bức tranh kể lại cuộc đời của Thế Tôn. Biết ơn biết bao tấm lòng từ bi thương đời độ sanh của chư Tôn đức trong Ban tổ chức đã kiến lập nên đàn tràng tu học online này để hàng Phật tử có được thời khóa tu học đầy ý nghĩa, đồng thời xoa dịu trái tim lạnh lẽo tha phương.
Khi nào trong tâm ta không còn những hận thù, ganh ghét, thì lúc đó Đức Phật xuất hiện. Trong khóa lễ “Kính mừng Phật đản” tất cả tu sinh đồng tâm hướng về Đức Phật nguyện tham gia đủ đầy hai ngày khóa tu và phát tâm làm trang nghiêm thanh tịnh thân tâm mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm