Bài kinh: Niệm Pháp - Pháp môn đưa đến thành tựu an lạc
Tôi nghe như vầy: Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành và truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được hưởng vị cam lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Pháp. (1 chuông)
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Pháp sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, hưởng được vị cam lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp đều do Như Lai dạy. Cúi mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo nghe lời Như Lai xong sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ, Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:- Xin vâng, Thế Tôn. (1 chuông)
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, đức Thế Tôn bảo:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi kiết-già cột niệm trước mặt, không có niệm khác, chuyên cần niệm Pháp, trừ các dục ái, không có trần lao, tâm khát ái không còn nổi lên nữa.
Phàm Chính pháp, nghĩa là đối với dục cho đến vô dục, đều lìa bệnh của các ràng buộc, các che đậy. Pháp này ví như mùi các thứ hương, không có dấu vết của niệm loạn tưởng. (1 chuông)
Ðó là Tỳ-kheo tu hành niệm Pháp sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được nếm vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng lìa niệm Pháp sẽ được các công đức lành này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm. (3 chuông)
(Trích soạn nguồn: Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tăng Nhất A-Hàm - Tập 1, phẩm Quảng Diễn, Bài kinh số 1, tr. 45-47, Chủ tịch Hội đồng chứng minh, chỉ đạo, phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam: Hòa thượng Thích Minh Châu, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội năm 2005)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 7)
Kinh Phật 15:04 05/01/2025Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 6)
Kinh Phật 15:56 04/01/2025Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 5)
Kinh Phật 10:48 03/01/2025Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 4)
Kinh Phật 12:08 02/01/2025Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
Xem thêm