Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kiến thức cơ bản ngắn gọn về sáu cõi luân hồi theo quan điểm Phật giáo

Sáu cõi luân hồi (tiếng Phạn: Kamadhatu) là thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ về những con đường mà chúng sinh sẽ tái sinh vào sau khi chết.

Sáu cõi luân hồi là một mô tả về sự tồn tại có điều kiện dẫn đến nơi mà chúng sinh được tái sinh. Đôi khi chúng được biết đến như những cảnh giới “thực”, nhưng ngày nay, 6 cõi thường được xem như một “phương tiện” giảng dạy thông qua các câu chuyện ngụ ngôn.

Trạng thái tồn tại của một người được xác định bởi nghiệp lực. Một số cõi dường như dễ chịu hơn những nơi khác – cõi trời tốt hơn địa ngục – nhưng tất cả đều là dukkha, có nghĩa chỉ là tạm thời và không hoàn hảo. 

Sáu cảnh giới tái sinh trong Đạo Phật thường được minh họa bởi Bhava Chakra hoặc Wheel of Life (Bánh Xe Sự Sống hay Vòng Luân Hồi).

sau-coi-luan-hoi-trong-phat-giao

Sáu cõi luân hồi này thuộc dục giới, được gọi là Kamadhatu. Trong vũ trụ Phật giáo cổ đại, Tam giới bao gồm 3 giới như: Vô sắc giới (Arupyadhatu), thế giới vô tướng; Sắc giới (Rupadhatu), thế giới của hình thức; và Dục giới (Kamadhatu), thế giới của ham muốn. Ngoài ra, trong Tam giới còn phân chia ra thành 31 cõi khác nhau.

Một số tông phái Phật giáo, cõi Trời và cõi Atula được kết hợp lại nên chỉ còn 5 thay vì 6 cảnh giới tái sinh.

Trong Phật giáo Đại thừa, các vị Bồ tát hiện thân ở nhiều cảnh giới khác nhau để giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Đó có thể là Quán Thế Âm, Bồ tát từ bi trong cõi Ta-bà. Hoặc có thể là Bồ tát Địa Tạng (Ksitigarbha), người đã thực hiện một lời thề nguyện nhằm cứu tất cả chúng sinh trong cõi địa ngục.

Sáu cõi luân hồi bao gồm cõi nào

Cõi trời (tiếng Phạn: deva)

Cõi thần (tiếng Phạn: asura)

Cõi người (tiếng Phạn: manussa)

Cõi súc sinh (tiếng Phạn: tiracchānayoni)

Cõi ngạ quỷ (tiếng Phạn: petta)

Cõi địa ngục (tiếng Phạn: niraya).

Đặc điểm chung của các cõi luân hồi là vô thường, chúng sinh sau khi chết sẽ được tái sinh vào một trong 6 cõi này. Còn những chúng sinh đã nhập niết bàn thì sẽ không phải luân hồi sau khi chết nữa.

Cõi trời là cõi của những chúng sinh có nhiều phước báu. Mặt không tốt của cõi này là mọi thứ quá tuyệt vời, khiến cho các chúng sinh cõi trời chỉ biết hưởng thụ mà bỏ quên việc tu tập giải thoát. Do vậy, họ dần mất đi những phúc báo mà họ đã tích lũy từ các kiếp trước nên khi hết phúc họ lại tái sinh vào những cõi thấp hơn.

Những chúng sinh ở cõi trời thường sống rất lâu nhưng vẫn có giới hạn, hiểu biết rất nhiều nhưng không phải tất cả. Vì vậy, cõi trời trong Phật giáo khác hẳn với khái niệm Thiên Đàng trong văn hóa phương Tây.

Cõi thần (A-tu-la) là cõi của các chúng sinh có tuổi thọ và hạnh phúc nhiều hơn cõi người nhưng không bằng cõi trời. Họ là những chúng sinh có không ít phước, làm nhiều việc thiện nhưng bản tính còn hung dữ và đố kỵ.

Cõi người là cõi của con người. Sự tái sinh vào cõi này được cho là có lợi nhất trong tất cả các cõi luân hồi về mặt tu hành giải thoát vì chúng sinh cõi người dễ nghe và làm theo chánh pháp. Sự hành phúc và đau khổ của con người tuỳ vào nghiệp. Việc tái sinh làm con người được cho là một sự hiếm hoi, Phật ví cơ hội được làm người giống như một con rùa mù trăm năm mới nổi lên một lần và chui đầu được vào một khúc cây có lỗ thủng nổi lênh đênh trên biển. 

Cõi súc sinh là cõi bao gồm tất cả các loài động vật, côn trùng, vi sinh vật trừ con người. Phật dạy không nên sát sinh vì có thể những động vật hiện tại đã từng là người thân của chúng ta ở những kiếp trước.

Cõi ngạ quỷ là cõi của những con quỷ đói hoặc ma đói bởi vì chúng luôn bị đói khát nhưng lại không thể ăn được.

Cõi địa ngục là cõi hoàn toàn đau khổ, đầy đoạ những chúng sinh có nhiều nghiệp ác do mình đã tạo ra. Mặc dù, thời gian ở trong địa ngục không kéo dài vô tận nhưng thời gian đó thường rất lâu cho nên địa ngục theo cách nhìn của Phật giáo rất khác so với Hoả Ngục trong văn hoá phương Tây. Theo kinh điển ghi chép lại thì Địa ngục A-Tỳ là địa ngục thống khổ nhất.

Kiến thức dễ hiểu về Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm