Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chuyện luân hồi “khó tin” của một đại tướng Hoa Kỳ

Chuyện sau đây có vẻ khó tin nhưng nó là câu chuyện được xác tín của Đại tướng George Smith Patton (sinh 11-11-1885, mất 21-12-1945) - một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới.

Gần đây, chủ đề Donald Trump giống Đại tướng George Smith Patton đã tạo ra một làn sóng tranh luận sôi nổi ở trên mạng Internet. Thậm chí có người nói Tổng thống Donald Trump chính là tướng George Smith Patton tái sinh. Tướng Patton đã bị tai nạn qua đời vào năm 1945, thì năm 1946 ông Donald Trump được sinh ra đời. Có thể đây chỉ là sự liên tưởng ngẫu nhiên, tuy vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời của vị tướng này.

Bài liên quan

 Hồi ức 1.800 năm của vị Đại tướng

Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh vị Đại tướng này. Theo đó, tính ông nghiêm khắc và luôn chủ trương “kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: “Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó”.

Đại tướng Geogre S. Patton có câu chuyện kỳ lạ về luân hồi

Đại tướng Geogre S. Patton có câu chuyện kỳ lạ về luân hồi

Một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ kể lại câu chuyện về tướng Patton như sau: Một hôm, tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng nghìn tử thi, mặc dù hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy. Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, cách thời của tướng Patton đến hơn 1.800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này và luận bàn về những chiến thuật, chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra.

Trong khi tướng Patton nghe một viên Đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Tướng Patton cắt ngang lời viên Đại tá và nói:

Xin lỗi Đại tá, mặc dù Ðại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà Ðại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…”.

Khi mọi người đang rất ngạc niên thì tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng:

“Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó. Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ TP trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà Ả Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời gần 2.000 năm trước đây”.

Bài liên quan

Tướng Patton nói “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp"

Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện. Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước.

Đại tướng Geogre S. Patton (trái)

Đại tướng Geogre S. Patton (trái)

Tướng Patton viết vào nhật ký của mình: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp”.

Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề “Ứng dụng của Khoa tâm lý học” tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961.

Aldons Huxley phát biểu: “Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dù trong cuộc đời chưa bao giờ gặp. Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong một kiếp mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp”.

Khoa học giải mã hiện tượng Déjà Vu

Déjà Vu là một từ tiếng Pháp với nghĩa là "đã từng nhìn thấy". Nó còn có rất nhiều biến thể: Deja vecu - đã từng trải qua, Deja Senti - đã từng nghĩ tới, Deja Visite - đã từng ghé qua.

 Năm 1876, nhà tâm thần học người Pháp Emile Boira, một trong những người đầu tiên để ý hiện tượng này đã chọn cái tên Déjà Vu để miêu tả trong tài liệu của mình. Tuy nhiên, phải mất hơn một thế kỷ để các nhà khoa học thống nhất được một định nghĩa phổ quát cho hiện tượng Déjà Vu.

 Đó là vào năm 1979, Tiến sĩ Vernon Neppe, nhà thần kinh học nổi tiếng người Mỹ đã miêu tả Déjà Vu là “bất kể một ấn tượng chủ quan rất quen thuộc của một thực tại đang diễn ra với một quá khứ không xác định rõ được”.

 Định nghĩa khoa học này áp dụng cho tất cả những hiện tượng Déjà Vu, cả trong đời thường và y khoa, chẳng hạn như những bệnh nhân có triệu chứng động kinh hoặc tâm thần phân liệt cũng trải nghiệm Déjà Vu.

 Thế nhưng, hiểu một cách đơn giản trong đời thường, Déjà Vu là việc bạn cảm thấy một đối tượng nào đó rất đỗi quen thuộc, tới từng chi tiết mặc dù rõ ràng là bạn tiếp xúc với đối tượng đó lần đầu tiên.

Luân hồi là gì?

Theo Phật giáo, tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu. Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.

Luân hồi là gì? Luân là bánh xe, hồi là lăn tròn. Luân hồi đi đâu? Không ngoài ba đường ác và ba đường lành, cứ lên xuống quay tròn như vậy hoài, gọi là luân hồi. Nếu người làm điều tốt khi chết sẽ đi các đường trên. Hưởng hết phước rồi thì tuột xuống trở lại, còn kẻ làm xấu thì đọa vào các đường dưới, đền trả hết nghiệp mới được trồi lên. Lên xuống, lên xuống không ra khỏi vòng lục đạo nên gọi là bánh xe luân hồi. Đó là nói luân hồi trong các đường.

> NHỮNG NGHIÊN CỨU, TƯ LIỆU VỀ PHẬT GIÁO

 Thiện Đức

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Nghiên cứu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm