Kiến trúc độc đáo ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất xứ Nghệ
Tọa lạc tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Lam Sơn là ngôi chùa thuần gỗ lớn nhất của xứ Nghệ. Ngôi chùa này từ lâu đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương, du khách gần xa.

Tọa lạc tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Lam Sơn là ngôi chùa thuần gỗ lớn nhất của xứ Nghệ. Ngôi chùa này từ lâu đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương, du khách gần xa.

Ngày 8/11/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 4446/QĐ-UBND-NC về chấp thuận phục hồi cơ sở Phật giáo chùa Lam Sơn. Theo đó, ngày 19/11/2013 UBND tỉnh đã có Quyết định số 5472/QĐ-UBND-ĐTXD phê duyệt quy hoạch chi tiết về xây dựng chùa với tổng diện tích đất được quy hoạch 5.482,37m2, trong đó diện tích xây dựng chùa là 1.961,38m2.

Chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim và gỗ sến được nhập khẩu từ châu Phi với tổng khối lượng khoảng 1.200m3. Riêng khu nhà thờ Tổ được làm hoàn toàn bằng gỗ kiền kiền. Trong đó cột gỗ cao nhất là 7,58m, đường kính tất cả các cột là 55cm. Ảnh: Minh Châu

Tọa giữa sân chùa là bức tượng đá Phật Di Lặc khổng lồ, được chế tác từ một khối đá nguyên Corundum sapphire nặng hơn 120 tấn. Với sự chế tác khéo léo của các nghệ nhân ở Đà Nẵng, sau hơn 6 tháng triển khai tạc hình, bức tượng đá Phật Di Lặc được hoàn thành, nặng hơn 60 tấn, cao 3,2 mét. Bức tượng được đặt trên một chiếc bệ đúc từ 30 khối bê tông.

Ngoài 2 pho tượng tiêu biểu là Phật Di Lặc và Phật Bồ Đề Đạt Ma thì chùa Lam Sơn còn có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao đồ sộ tọa lạc trên hồ nước trong xanh trước cổng chùa.

Chùa gồm các hạng mục nhà thờ tổ; đại hùng bảo điện (hay còn gọi là Tam Bảo); hai bên là lầu chuông và lầu trống; tả hữu hành lang; cổng tam quan và các công trình phụ trợ khác. Công trình này có tổng kinh phí 50 tỷ đồng, nguồn lực từ xã hội hóa.

Lầu chuông – một trong các hạng mục công trình trong quy mô kiến trúc của chùa Lam Sơn.

Chuông đồng có khối lượng 12 tấn được đúc ngay tại chùa Lam Sơn.

Chùa Lam Sơn được xây dựng từ thời kỳ Lê Trung Hưng năm 1712. Thời bình chùa là nơi che chở người tu hành, là nơi cầu an cho nhân dân nơi đây. Trong thời kỳ kháng chiến, chùa trở thành nơi diễn thuyết, tổ chức các cuộc mít tinh, kêu gọi nhân dân tham gia kháng chiến.

Chùa Lam Sơn sau khi phục dựng, tôn tạo là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. Đồng thời, nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng, không chỉ phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, lễ phật, là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh
Chùa Việt
Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô
Chùa Việt
Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.

Khám phá ngôi chùa “không sư” trong hang đá núi lửa triệu năm ở Lý Sơn
Chùa Việt
Không chỉ nổi tiếng với cánh đồng tỏi đặc sản, những đoàn tàu cá vươn khơi, mà huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) còn sở hữu nhiều dấu tích văn hóa – tâm linh kỳ bí. Một trong những địa điểm đặc biệt nhất trên đảo chính là chùa Hang, ngôi chùa 'không sư' nằm ẩn mình trong hang đá núi lửa hàng triệu năm tuổi.

Tái thiết ngôi chùa nằm ở vùng đất chứng kiến vụ thảm sát Mỹ Lai
Chùa Việt
Chùa Bảo Lâm, nguyên thôn Mỹ Lại, xã Sơn Mỹ, sau năm 1975 là thôn Khê Ba, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nay thuộc TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Xem thêm