Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

"Sắc - Không" trong Tâm kinh qua trí tuệ Bát Nhã

Sắc thân, cảnh vật, cảm xúc, nhận thức, suy tư và phân biệt chỉ có trong một giai đoạn nào đó của hợp duyên qua lộ trình nhân quả sinh trụ dị diệt mà thôi nên gọi là không thực ngã, không thực tánh.

 >>Kinh thư

Bài liên quan

Trên đỉnh cao của tâm thức suy tư quán triệt về thân phận con người và thế giới ngoại tại vẫn còn triền miên mỗi ngày càng mở rộng, mỗi ngày một khám phá mới.

Nhận thức xưa nay về con người qua cái nhìn tổng thể, như một tổng hợp của "ngũ uẩn" (sắc thọ tưởng hành thức). Sắc như thế giới ngoại tại và tự thân con người bao gồm đất nước gió lữa không, còn thọ tưởng hành thức như tính sinh động con người gồm buồn vui, tư tưởng, vận hành tâm tư và nhận thức.

Khi còn nhận thức trong thế giới đối đải có không, sanh diệt, dơ sạch, tăng giảm v.v. . là còn sống trong khổ dau muôn màu.

Vậy nhận thức như thế nào về có và không để nhận diện và vượt qua khổ ách trùng trùng miên viễn hiện hữu trên hành tinh này?

Thập nhị nhân duyên là giáo lý cho hàng Duyên Giác nghe mà tự quán triệt từ vô minh đến sinh lão tử diệt là bước tiến không dừng chân, bởi đây là duyên khởi hay duyên diệt nên quá trình tu tập còn vi tế pháp chấp cũng cần cỡi bỏ vượt qua.

Thập nhị nhân duyên là giáo lý cho hàng Duyên Giác nghe mà tự quán triệt từ vô minh đến sinh lão tử diệt là bước tiến không dừng chân, bởi đây là duyên khởi hay duyên diệt nên quá trình tu tập còn vi tế pháp chấp cũng cần cỡi bỏ vượt qua.

Vô thường là lẽ hiển nhiên: Con người sanh lão bệnh tử. Thế giới chung quanh và vạn vật thành trụ hoại không hay sanh trụ dị diệt. Tất cả đều theo diễn biến bởi duyên mà thay đổi theo định luật nhân quả nên con người hiện hữu theo nghiệp lực ở trong giai đoạn định hạn của chu trình nhân quả qua hợp duyên, nên không có thực ngã còn gọi là vô ngã, cũng thế ở thọ tưởng hành thức sinh động phát khởi cũng không có thực tánh.

Bài liên quan

Ngài Quan Thế Âm tham thiền thẩm thầu phát sinh trí tuệ nhận thức chính thân này do hợp duyên và cảm xúc, tư tưởng, hành hoạt tâm tư cùng nhận thức cũng theo một tiến trình bởi nhân quả duyên sanh nên Ngài vượt qua uẩn khúc của có và không.

Thể nghiệm tự thể bản Tâm kinh đã chứng minh hùng hồn, từ hạ tầng đến thượng tầng của cảnh vật và tâm thức qua lộ trình chứng nghiệm rất rõ ràng:

Sắc thân, cảnh vật, cảm xúc, nhận thức, suy tư và phân biệt chỉ có trong một giai đoạn nào đó của hợp duyên qua lộ trình nhân quả sinh trụ dị diệt mà thôi nên gọi là không thực ngã, không thực tánh.

Ranh giới và định vị của mắt tai mũi lưỡi thân nhận thức tiếp xúc cảnh vật, âm thanh, hương vị, chạm xúc, cảnh tượng phát sinh phân biệt của sáu thức cũng trong chu trình giai đoạn bởi duyên sinh nên có hạn định, nên gọi không thực thể, không thực tánh.

Biến chuyển thay đổi yếu tố và diều kiện của mỗi vật thể đều có tương quan tương duyên tương tức lẫn nhau cái này có trong cái kia trong trắng có đen trong đen có trắng, trong tăng có giảm, trong sinh có diệt, trong sạch có dơ hoặc ngược lại. Sự tương duyên tương sinh tương tức này qua lộ trình thành trụ hoại không, nên gọi là không thực thể, không thực tướng.

Ví như pháp tu cao cả khi quán triệt toàn thể pháp duyên sinh hướng đến an vui giải thoát tự thân và ví như sự im lặng không còn gì để so sánh như bậc Bồ tát thệ nguyện chưa độ hết chúng sanh thệ không thành Phật như Bồ tát Địa Tạng hay lòng từ bi lớn của Bồ tát Quan âm lắng nghe cứu khổ chúng sanh.

Ví như pháp tu cao cả khi quán triệt toàn thể pháp duyên sinh hướng đến an vui giải thoát tự thân và ví như sự im lặng không còn gì để so sánh như bậc Bồ tát thệ nguyện chưa độ hết chúng sanh thệ không thành Phật như Bồ tát Địa Tạng hay lòng từ bi lớn của Bồ tát Quan âm lắng nghe cứu khổ chúng sanh.

Tứ Đế là đạo lý căn bản khổ tập diệt đạo nghe mà ngộ đạo của hàng Thanh văn: Đây là khổ, đây là nguyên nhân gây ra đau khổ của con người, để thăng tiến qua đoạn đường trầm luân này Tứ Đế đưa ra niềm an vui cảnh giải thoát cần phải hành trì để đạt đến an lạc thật sự. Kinh Pháp Hoa ví đây là phương tiện huyền xão, vậy đạt rồi thì không bám víu.

Bài liên quan

Thập nhị nhân duyên là giáo lý cho hàng Duyên Giác nghe mà tự quán triệt từ vô minh đến sinh lão tử diệt là bước tiến không dừng chân, bởi đây là duyên khởi hay duyên diệt nên quá trình tu tập còn vi tế pháp chấp cũng cần cỡi bỏ vượt qua.

Con đường Lục độ, Trí huệ cuối cùng để đạt được là lý tưởng của Bồ tát đạo qua một quá trình tới đỉnh để vượt qua, chỉ còn nhảy hay phóng khỏi đỉnh của Trí huệ để về được đến Nhà.

Thong dong tự tại trên thuyền Bát nhã quán sát không thời gian ảnh hiện không có thực tánh toàn triệt mà đợi chờ rơi rụng không e dè hay ngại ngùn đến khi công thành danh toại dù phải đợi chờ đến khi Phật Di Lặc ra đời dưới cội Long Hoa cũng nên đợi chờ, còn không thì im lặng mĩm cười như đức Thế Tôn giơ cành hoa sen mà trong đạo tràng hội Linh sơn không một ai hiểu chỉ trừ ngài Ca Diếp thấu triệt mĩm cười:  "Phật yên lặng trao y bát pháp tạng cho Ngài".

Con đường Lục độ, Trí huệ cuối cùng để đạt được là lý tưởng của Bồ tát đạo qua một quá trình tới đỉnh để vượt qua, chỉ còn nhảy hay phóng khỏi đỉnh của Trí huệ để về được đến Nhà.

Con đường Lục độ, Trí huệ cuối cùng để đạt được là lý tưởng của Bồ tát đạo qua một quá trình tới đỉnh để vượt qua, chỉ còn nhảy hay phóng khỏi đỉnh của Trí huệ để về được đến Nhà.

Quá siêu việt nên ví như thần chú lớn cho hành giả mới phát tâm bồ tát mà giữ tâm không cho vọng tưởng điên đảo thất thoái đạo nghiệp. Ví như bản văn trong sáng cho hành giả nghe pháp căn bản hướng đến an vui giải thoát. Ví như pháp tu cao cả khi quán triệt toàn thể pháp duyên sinh hướng đến an vui giải thoát tự thân và ví như sự im lặng không còn gì để so sánh như bậc Bồ tát thệ nguyện chưa độ hết chúng sanh thệ không thành Phật như  Bồ tát Địa Tạng hay lòng từ bi lớn của Bồ tát Quan âm lắng nghe cứu khổ chúng sanh.

Chỉ khi nào nhận thức "Tánh Không" toàn triệt thì mới thật hết khổ:

"Là lời chân thật không ngoa

Hãy nghe rõ hãy nghĩ xa không này

Hãy hành pháp tạng không đây

Hãy cùng thể nghiệm không này vượt qua".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm