Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau

Tôi nghe như vầy. Có một thưở nọ, ở chùa Kỳ Viên do Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ-đà phát tâm hiến cúng, đức Phật triệu tập tất cả tu sĩ rồi giảng giải về pháp môn phòng hộ tất cả lậu hoặc. Ngài dạy như sau:

Này các đệ tử, Như Lai giảng giải về bảy cách thức chấm dứt lậu hoặc cho người thấy, biết; chứ không cho người chẳng biết gì cả. Này các đệ tử, do không có được tác ý như thật mà các lậu hoặc bắt đầu có mặt, lậu hoặc có mặt được tăng trưởng nhanh. Này các đệ tử, tác ý như thật sẽ giúp hành giả diệt trừ tận gốc tất cả lậu hoặc, cả cũ lẫn mới.

Này các đệ tử, có những lậu hoặc phải được chấm dứt bằng chánh tri kiến, có những lậu hoặc phải được chấm dứt do tâm phòng hộ, có những lậu hoặc phải được chấm dứt do tiêu thụ đúng, có những lậu hoặc phải được chấm dứt do tâm kham nhẫn, có những lậu hoặc phải được chấm dứt do biết tránh né, có những lậu hoặc phải được chấm dứt do biết trừ diệt và có lậu hoặc phải được chấm dứt do biết tu tập.

Nhiệm mầu từng câu Kinh

1. Một là lậu hoặc được chấm dứt sạch bằng chánh tri kiến

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Này các đệ tử, có kẻ phàm phu kém học ít nghe, không gặp bậc Thánh hay bậc chân nhân, không biết cặn kẽ giáo pháp bậc Thánh, không có tu tập giáo pháp bậc Thánh; không thấy rõ được những gì là điều cần được tác ý nên để ý đến những việc không cần, đang khi những điều không cần tác ý thì lại để ý. Kết quả xấu là, dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu sẽ được sanh khởi, ba lậu đã sanh tiếp tục tăng trưởng. Những người thực tập tác ý như thật sẽ không vướng kẹt vào các suy nghĩ thuộc về quá khứ: “Tôi đã có mặt hay không có mặt trong thời quá khứ? Nếu từng có mặt thì thời quá khứ, tôi đã là ai, tôi như thế nào, hình thù ra sao, thân phận thế nào?” Người ấy cũng không bị vướng kẹt vào các suy nghĩ gì thuộc về tương lai: “Tôi sẽ có mặt hay không có mặt trong thời tương lai? Nếu sẽ có mặt trong thời tương lai, tôi sẽ là ai, tôi như thế nào, hình thù ra sao, thân phận thế nào?” Đồng thời vị ấy cũng không nghi ngờ về bản thân mình trong thời hiện tại: “Tôi đang có mặt hay không có mặt? Nếu đang có mặt trong thời hiện tại thì tôi là ai, tôi như thế nào, hình thù ra sao, tôi từ đâu đến, tôi chết về đâu?”

Này các đệ tử, nếu người thực tập tác ý như thật đối với quá khứ, hiện tại, vị lai, sẽ không vướng kẹt một trong các loại tà kiến sau đây: “Tôi có tự ngã; tôi hoàn toàn không có tự ngã nào; do bản thân tôi, tôi tưởng tri rằng tôi có tự ngã; do bản thân tôi, tôi tưởng tri rằng không có tự ngã; không do tự mình, tôi tưởng tri rằng tôi có tự ngã; chính tự ngã tôi nói năng, cảm giác, rồi chịu quả báo các nghiệp thiện ác đã từng tạo ra chỗ này, chỗ khác và tự ngã này vốn là thường trú, thường hằng, bất biến.”

Này các đệ tử, các quan niệm trên đều là tà kiến, còn được gọi là tà kiến trù lâm, tà kiến hoang vu, tà kiến hý luận, tà kiến tranh chấp, hay kiến kiết phược. Vì bị trói buộc bởi kiến kiết sử, những người phàm phu không giải thoát được sanh, già, bệnh, chết, bị vướng sầu, bi, khổ, ưu và não; không thoát khỏi được mắc xích khổ đau.

Này các đệ tử, người thực tập được tác ý như thật sẽ thấy rõ ràng: “Đây là khổ đau, đây là nguyên nhân dẫn đến khổ đau, đây là niết-bàn hạnh phúc tối thượng, đây là con đường chấm dứt khổ đau.” Nhờ thực tập này, ba trói buộc tâm: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ được bứng gốc rễ.

Tụng kinh cầu siêu thì có siêu được không?

2. Hai là lậu hoặc được chấm dứt sạch bằng tâm phòng hộ

Này các đệ tử, nếu có người nào quán sát như thật, luôn luôn phòng hộ cả sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý) thì các lậu hoặc và các phiền não sẽ được chuyển hóa, không còn điều kiện tiếp tục có mặt, huống là phát triển. Nhờ thực tập này, khổ đau kết thúc, hạnh phúc tràn đầy.

3. Ba là lậu hoặc được chấm dứt sạch do tiêu thụ đúng

Này các đệ tử, nếu có người nào quán sát như thật về mục đích chính của các y phục là để che đậy thân khỏi trần truồng; ngăn ngừa nóng, lạnh, ruồi, muỗi và gió; các loài bò sát; ánh nắng mặt trời...

Đối với thực phẩm thì thấy rõ rằng mục đích ăn uống không nhằm hưởng thụ, đam mê, vui đùa; không nhằm trang sức, tự làm đẹp mình; cốt giúp thân này khỏe mạnh, sống lâu, thoát khỏi đau bệnh, hỗ trợ đời sống giới hạnh thanh cao.

Đối với giường, chiếu, mùng, mền và gối… thì nên xem là giải trừ nguy hiểm của nóng và lạnh, tránh sự xúc chạm của loài ruồi muỗi, giúp ta sống tốt cuộc đời độc cư, an tịnh, thanh cao.

Đối với dược phẩm thì nên xem rằng đây là thuốc tốt, trị bệnh của thân, dừng cảm giác đau đã từng có mặt, không còn sầu não.

Này các đệ tử, nhờ sử dụng đúng mục đích y phục, ăn uống, giường chiếu, thuốc thang, nhờ đó… các cảm giác cũ đều được chuyển hóa, các cảm giác mới không được xuất hiện; người tu vượt qua tất cả lỗi lầm, sống trong an ổn.

4. Bốn là lậu hoặc được chấm dứt sạch do biết kham nhẫn

Này các đệ tử, nhờ có thực tập quán sát như thật về thân thể này nên kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát; sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, nắng, các loài bò sát; những lời mạ lỵ, phỉ báng, chỉ trích… Nhờ đó làm chủ cảm giác đau nhức, thống khổ, bi thương, chết điếng cả người; bất mãn, chán chường, sầu lo, tuyệt vọng. Nhờ tập kham nhẫn đối với thân thể, tất cả lậu hoặc và các phiền não không còn tồn tại, tâm được an lạc, tự tại, thảnh thơi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

5. Năm là lậu hoặc được chấm dứt sạch do biết tránh né

Này các đệ tử, nhờ có thực tập quán sát như thật nên tránh né được các loại thú dữ; vực núi, hố sâu; vũng lầy, ao nhớp; gai góc, cây cối… Quyết không lai vãng những nơi không tốt. Không đứng và ngồi những chỗ không đáng. Không giao du với những phường bất chánh, dễ bị nghi ngờ về nhân cách tốt. Nhờ biết tránh né, tất cả lậu hoặc và các phiền não không còn tồn tại, tâm được an lạc, tự tại, thảnh thơi.

6. Sáu là lậu hoặc được chấm dứt sạch do biết đoạn trừ

Này các đệ tử, nhờ có thực tập quán sát như thật nên không chấp nhận tâm niệm ái dục, sân hận, hủy hại và các bất thiện… dù đã có chưa; quyết tâm từ bỏ,  không cho tồn tại các tâm niệm này. Nhờ biết thực tập đoạn trừ niệm ác, tất cả lậu hoặc và các phiền não không còn tồn tại, tâm được an lạc, tự tại, thảnh thơi.

7. Bảy là lậu hoặc được chấm dứt sạch do biết tu tập

Này các đệ tử, nhờ có thực tập quán sát như thật nên tu tập được bảy điều giác ngộ, bao gồm chánh niệm, trạch pháp, tinh tấn, hoan hỷ, khinh an, thiền định, buông xả, người tu viễn ly những điều bất thiện, dứt được tham ái và các khổ đau. Nhờ biết tu tập, tất cả lậu hoặc và các phiền não không còn tồn tại, tâm được an lạc, tự tại, thảnh thơi.

Thiểu dục và tri túc trong kinh Di Giáo

Này các đệ tử, nhờ tu đúng cách, nên lậu hoặc nào phải được chấm dứt bằng chánh tri kiến thì dùng chánh kiến; những lậu hoặc nào phải được chấm dứt do tâm phòng hộ thì dùng phòng hộ; những lậu hoặc nào phải được chấm dứt do tiêu thụ đúng thì phải sử dụng cách tiêu thụ đúng; những lậu hoặc nào phải được chấm dứt do tâm kham nhẫn thì dùng kham nhẫn; những lậu hoặc nào phải được chấm dứt do biết tránh né thì dùng tránh né; những lậu hoặc nào phải được chấm dứt do biết trừ diệt thì dùng trừ diệt và lậu hoặc nào phải được chấm dứt do biết tu tập thì dùng tu tập.

Này các đệ tử, người tu như thế được gọi là người đã sống phòng hộ với sự phòng hộ tất cả lậu hoặc, đã dứt tham ái, không còn trói buộc, kết thúc kiêu mạn, giã từ khổ đau.

Nghe đức Phật dạy, tất cả mọi người vô cùng hoan hỷ, phát nguyện thọ trì, truyền bá lời Phật, đem lại lợi lạc cho rất nhiều người.

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.O

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Ái sanh (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 17:30 20/12/2024

Phật nói Kinh Ái sanh, trích từ Trung Bộ Kinh tập 2, Kinh Ái sanh, số 87, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh phân biệt về sự thật

Kinh Phật 19:00 19/12/2024

Phật nói Kinh Phân biệt về sự thật. Trích từ Kinh Trung Bộ III, Kinh Phân biệt về sự thật, số 141, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ về 6 căn bản phiền não (P.3)

Kinh Phật 10:24 19/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa sử dụng pháp môn phương tiện quyền xảo, khéo léo lấy nhiều ví dụ từ trần thế để mong giáo hoá được chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê lầm.

Kinh phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 19:30 18/12/2024

Kinh Phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu), Phật nói Kinh Phân biệt cúng dường. Trích từ “Kinh Điển Tam Tạng - Tạng Kinh - Kinh Trung Bộ III", Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Xem thêm