Kinh Hoa Nghiêm: Phẩm Thăng Tu Di Sơn Ðảnh Thứ mười ba (tập 1)
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Phẩm Thăng Tu Di Sơn Ðảnh Thứ mười ba
Lúc bấy giờ, do nơi thần-lực của đức Như-Lai, thập phương tất cả thế-giới, trong mỗi Diêm-Phù-Ðề, đều thấy đức Phật ngự dưới cội cây bồ-đề, đều có Bồ-Tát thừa oai-thần của Phật mà thuyết pháp, tất cả đều cho rằng mình luôn đối trước Phật.
Ðức Phật chẳng rời dưới cây bồ-đề, mà thăng lên đảnh núi Tu-Di, hướng đến điện của Ðế-Thích.
Lúc đó Thiên-Ðế ở trước điện Diệu-Thắng thấy vọi Phật đến, liền dùng thần-lực trang-nghiêm điện này; trần-thiết tòa sư-tử Phổ-quang-minh tạng, đều dùng diệu-bửu làm thành: mười ngàn từng cấp cao vọi trang-nghiêm, mười ngàn lưới vàng giăng che phía trên, mười ngàn thứ màn, mười ngàn thứ lọng bày trí giáp vòng, mười ngàn lụa màu thắt tụi thòng rủ, mười ngàn chuỗi bửu-châu xen kết, mười ngàn y-phục trải trên tòa, mười ngàn Thiên-tử, mười ngàn Phạm-Vương đứng hầu sau trước, mười ngàn ánh sáng chiếu rực.
Thiên-Ðế chấp tay cúi mình cung kính nghinh tiếp Ðức Phật mà bạch rằng: ‘Lành thay đức Thế-Tôn! Lành thay đức Thiện-Thệ! Lành thay đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Ðẳng-Giác! xin Phật xót thương vào điện này!’.
Ðức Phật nhận lời vào điện Diệu-Thắng. Trong tất cả thế-giới ở mười phương đều đồng như vậy cả.
Do thần-lực của đức Phật, bao nhiêu tiếng nhạc trong các cung điện đều im bặt.
Thiên-Ðế liền tự nhớ đến những căn lành của đức Phật đã tu thời quá-khứ, nên nói kệ rằng:
Ca-Diếp Như-Lai đủ đại-bi
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Câu-Na-Mâu-Ni thấy vô-ngại
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Câu-Lưu-Tôn Phật như núi vàng
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Tỳ-Xá-Phù Phật sạch ba hoặc
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Thi-Khí Như-Lai lìa phân biệt
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Tỳ-Bà-Thi Phật như trăng tròn
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Phất-Sa Phật đạt đệ-nhứt nghĩa
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Ðề-Xá Như-Lai biện vô-ngại
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Ba-Ðầu-Ma Phật tịnh vô-cấu
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Nhiên-Ðăng Như-Lai quang-minh lớn
Trong những cát-tường rất vô-thượng
Phật ấy từng đến cung-điện này
Thế nên chốn này rất cát-tường.
Như Ðạo-Lợi Thiên-Vương trong thế-giới này, do thần-lực của Như-Lai, nói kệ ca ngợi công-đức của mười đức Phật thời quá-khứ, trong thế-giới ở mười-phương, chư Thiên-Ðế cũng ca ngợi công-đức của chư Phật như vậy.
Lúc đức Thế-Tôn ngự kiết-già trong điện Diệu-Thắng, thoạt nhiên điện này rộng rãi bằng chỗ ở của tất cả chư Thiên. Thập phương thế-giới cũng đều như vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Kinh Hoa Nghiêm: Phẩm Thăng Tu Di Sơn Ðảnh Thứ mười ba (tập 1)
Kinh Phật
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na
Kinh Phật
Phật nói Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na, trích từ Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na số 145, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh tâm hoang vu
Kinh Phật
Phật nói Kinh Tâm Hoang Vu, trích từ Kinh Trung Bộ tập 1, Kinh Tâm Hoang Vu số 16, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả
Kinh Phật
Phật nói Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả, trích từ Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả số 132, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Xem thêm