Kinh nghiệm và những điều cần biết khi đi lễ hội chùa Hương
Xin chia sẻ tới độc giả một số kinh nghiệm hữu ích cho chuyến hành hương nhân mùa lễ hội chùa Hương 2019. Chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đặc biệt là những dịp đầu Xuân năm mới, lễ chùa du xuân luôn là một hoạt động được ưa chuộng và một nét đẹp văn hóa tinh thần người Việt.
Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.
1. Đường đi đến chùa Hương
Bạn có thể chọn đi ô tô, xe máy hoặc sinh viên có thể đi xe buýt. Có 2 con đường có thể đi từ Hà Nội.
Thứ nhất, theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.
Hai là theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Tuy nhiên, đường này chỉ dành cho ô tô, nếu bạn đi xe máy thì nên chọn cách thứ nhất hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.
Ngoài ra bạn cũng có thể chọn xe bus làm phương tiện di chuyển đến chùa Hương.
2. Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào
Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội.
3. Đi chùa Hương mất bao lâu
Để đi được hết các đền chùa ở đây, bạn phải mất tới 2 ngày mới có thể khám phá hết. Nếu đi trong ngày bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có thể leo núi hoặc với hệ thống cáp treo hiện đại sẽ giúp bạn di chuyển nhanh chóng hơn.
4. Các điểm tham quan ở Chùa Hương
Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:
- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
5. Giá vé thắng cảnh Chùa Hương
* Tuyến chính Đền Trình - Thiên Trù - Hương Tích: 130.000 VNĐ/khách, trong đó: Vé thắng cảnh: 80.000 VNĐ/khách; Vé đò thuyền: 50.000 VNĐ/khách.
Các trường hợp ưu tiên:- Người lớn từ 60 tuổi trở lên thì mức giá vé thăm quan được ưu đãi giảm 50% (Với người lớn từ 60 tuổi trở lên khi mua vé cần xuất trình CMND hoặc thẻ hội viên Hội người cao tuổ)- Trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan.- Trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50%, trẻ em cao 1,1m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn. - Học sinh, sinh viên (khi mua vé cần xuất trình thẻ).- Đối tượng thuộc diện chính sách xã hội: người tàn tật, người già neo đơn, các đối tượng được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội, học sinh dân tộc nội trú.
* Vé đò thuyền tuyến Tuyết Sơn và Long Vân: 30.000 VNĐ/khách
* Giá vé cáp treo: Người lớn: 160.000đ/vé khứ hồi, 100.000đ/vé 1 lượt; Trẻ em: 100.000đ/vé khứ hồi, 70.000đ/vé 1 lượt (Lưu ý: trẻ em cao trên 1,1m mua vé như người lớn).
6. Kinh nghiệm khi đi đò
Có rất nhiều cò đò bám theo mời chào bắt khách ở khu vực chùa thậm chí cách xa chùa 20km, bạn không nên đi theo cò đò vì giá vé sẽ bị chặt chém rất cao, hãy mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực Suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.
Vào dịp lễ hội đông đúc, các nhà đò thường nhồi nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như nhét thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò.
Đặc biệt, bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò.
7. Ăn uống tại Chùa Hương
Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất.
8. Chuẩn bị đồ lễ khi đi chùa Hương
Khi đi lễ chùa Hương, đồ cúng lễ nên gọn gàng và bạn nên chuẩn bị sẵn từ nhà mang đi để tiết kiệm thời gian và chi phí.
9. Những lưu ý khi mua sắm
Có rất nhiều đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, rau sắng... nhưng không phải mặt hàng nào được bày bán cũng là hàng có chất lượng tốt, khi mua hãy hỏi giá cả cụ thể, kiểm tra đúng tên sản phẩm, số lượng, chất lượng đặc biệt trong mùa lễ hội, bạn hãy hết sức chú ý khi quyết định mua hàng.
Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng.
10. Kinh nghiệm khác khi hành hương chùa Hương
Đến du lịch chùa Hương, bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ ăn thức uống, hãy vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.
Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ của bạn.
Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa. Vì sẽ di chuyển nhiều nên bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân của mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
BTS Phật giáo TP.HCM thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh TP dịp 22/12
Tin tức 16:46 22/12/2024Đoàn Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM ngày 20/12 đã đến Trụ sở Bộ Tư lệnh TP.HCM thăm và chúc mừng nhân Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Hà Nội: Chư tôn đức GHPGVN chúc mừng Giáng sinh năm 2024
Tin tức 13:57 22/12/2024Sáng nay, 22-12, chư tôn đức GHPGVN đã tới Tòa Giám mục Hà Nội chúc mừng giáo dân Công giáo nhân mùa Giáng sinh năm 2024.
Quảng Ngãi: BTS GHPGVN huyện Tư Nghĩa tổng kết Phật sự năm 2024
Tin tức 12:00 22/12/2024Tại Văn phòng Ban Trị sự - Sắc tứ chùa An Long - La hà, Tư Nghĩa, ngày 21/12/2024 nhằm ngày 21/11/năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Tư Nghĩa đã tổ chức Hội nghị tổng kết Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động năm 2025.
Ban TT-TT Phật giáo TP.HCM điều chỉnh nhân sự
Tin tức 20:25 21/12/2024Quyết định điều chỉnh được công bố và trao đến các nhân sự liên quan chiều nay, 21/12, nhân hội nghị tổng kết hoạt động Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng năm 2025 của Ban, tại Báo Giác Ngộ.
Xem thêm