Theo zingnews.vn
Tôi là Thích Nữ Liên Chân (22 tuổi) đến từ Tịnh xá Ngọc Chánh (Đắk Lắk). Tôi vừa tham gia kỳ tuyển sinh cử nhân Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM. Tôi đăng ký vào ngành Ngôn ngữ Anh.
Trường Đại học Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam ở đâu?
Tôi là Thích Nữ Liên Chân (22 tuổi) đến từ Tịnh xá Ngọc Chánh. 596 tăng ni tham dự kỳ thi tập trung tại Việt Nam Quốc Tự chiều 12/9. Tăng ni được Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo TP.HCM, phổ biến quy chế, lịch trình các môn thi và nề nếp sinh hoạt trong thời gian lưu trú tại học viện. Từ đây, chúng tôi được đưa đến cơ sở hai của Học viện Phật giáo TP.HCM ở huyện Bình Chánh. Chúng tôi nghỉ ngơi một đêm trước khi bắt đầu kỳ thi vào sáng hôm sau Kỳ thi diễn ra trong lúc dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các tăng ni được đo thân nhiệt, khử trùng, rửa tay sát khuẩn ngay tại cổng học viện. Phòng thi phải đảm bảo quy định giãn cách. Tôi cảm nhận sự nghiêm túc, quy củ của kỳ thi trong từng khâu tổ chức. Nếu đỗ vào học viện, tôi sẽ được học tập và nội trú miễn phí trong 4 năm tại đây. Chúng tôi xem lại các nội dung ôn tập, chuẩn bị cho 3 môn thi. Di chuyển một quãng đường khá xa, tôi có phần mệt mỏi. Nhưng khi trò chuyện cùng các tăng ni sinh khác, tôi được lan tỏa năng lượng tích cực, sự hăng hái, phấn khởi của mọi người. Năm 11 tuổi, tôi xuống tóc đi tu. Lúc đó chưa biết đến giáo lý, Phật pháp, tôi chỉ muốn vào chùa ở vì thích sự yên tĩnh, thanh bình và tình yêu thương của các sư cô. Cha mẹ tôi - những Phật tử thường sinh hoạt ở chùa - cũng bất ngờ và lo lắng khi nghe đứa trẻ 11 tuổi nói muốn đi tu. 6h30 ngày 13/9, toàn bộ tăng ni tập trung tại Chánh điện tạm để làm lễ khai mạc kỳ thi. Tăng ni sinh được lắng nghe lời đạo từ (lời chỉ dạy) của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng (hàng thứ nhất, ở giữa), Viện trưởng Học viện Phật giáo TP.HCM, kiêm Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh. 6h30 ngày 13/9, toàn bộ tăng ni tập trung tại Chánh điện tạm để làm lễ khai mạc kỳ thi. Tăng ni sinh được lắng nghe lời đạo từ (lời chỉ dạy) của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng (hàng thứ nhất, ở giữa), Viện trưởng Học viện Phật giáo TP.HCM, kiêm Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.
Trong một ngày, các tăng ni phải dự thi 3 môn Phật học (120 phút), Văn học Việt Nam (90 phút) với hình thức tự luận và Ngoại ngữ (90 phút). Môn Ngoại ngữ có hai lựa chọn là Hán ngữ hoặc Tiếng Anh với hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. Điểm thi môn Phật học được nhân hệ số 2. Để chuẩn bị cho kỳ thi, tôi đã ôn tập các giáo lý căn bản của đạo Phật, văn học phổ thông, văn học thời Lý - Trần và Hán ngữ. Năm 2016, tôi từng dự thi THPT quốc gia. Tôi xét tuyển và đỗ ngành Ngôn ngữ Anh của ĐH Tây Nguyên. Có lẽ chưa đủ duyên nên tôi quyết định không theo học. Năm sau, tôi thi và đỗ trường Trung cấp Phật giáo tại Bình Định. Tháng 6 vừa qua, tôi đã tốt nghiệp trung cấp. Buổi sáng thi môn Phật học, tôi làm bài khá tốt. Đề thi năm nay chú trọng sự vận dụng giáo lý nhà Phật vào thực tế cuộc sống. Mỗi tăng ni dùng chính trải nghiệm của mình để làm bài. Chúng tôi dùng cơm tại học viện trước khi nghỉ ngơi, chuẩn bị cho 2 môn thi còn lại vào buổi chiều. Tôi thật sự biết ơn học viện đã chăm lo rất chu đáo cho từng tăng ni sinh để mọi người yên tâm, tập trung cho kỳ thi. Trước khi dùng cơm, tăng ni thực hiện "cúng đại bàng" nằm trong nghi thức cúng quá đường (ăn cơm trong chánh niệm) của người tu hành. Ngoài thời gian tu tập, lao động, tôi thường đọc sách, truyện ngụ ngôn, trò chuyện với các tỷ muội trong tịnh xá để giải trí. Thời gian đi học tại Trung cấp Phật giáo, tôi tham gia chơi bóng chuyền, cầu lông. Các tăng ni vẫn chơi thể thao hàng ngày, vừa giải trí vừa nâng cao sức khỏe. Buổi chiều thi môn Văn học, tôi tâm đắc với câu nghị luận về ý kiến "Hạnh phúc là thoát khỏi khổ đau". Phần nghị luận văn học, tôi chọn tác phẩm "Thi kệ Thị tịch" của Thiền sư Liễu Quán để phân tích. Buổi chiều thi môn Văn học, tôi tâm đắc với câu nghị luận về ý kiến "Hạnh phúc là thoát khỏi khổ đau". Phần nghị luận văn học, tôi chọn tác phẩm "Thi kệ Thị tịch" của thiền sư Liễu Quán để phân tích. Kỳ thi vào học viện có ý nghĩa và hình thức tương đối giống kỳ thi đại học của Bộ GD&ĐT trước đây. Các tăng ni sinh đều mong đỗ đạt ở kỳ thi này để tiếp tục thuận duyên trên con đường học tập giáo lý nhà Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi
lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào
sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp
một lần hoặc hàng tháng .
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)