Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/07/2019, 08:11 AM

Cuộc sống của những nhà sư tại Đại học Harvard

Như những sinh viên của khoa Tôn giáo học khác phải tập theo cuộc sống sinh viên đại học, các vị Tăng Ni cũng đối diện với việc phải hòa mình vào cuộc sống mới.

Sư Kusala cho biết, một tu sĩ Phật giáo học tại Harvard sẽ gặp một số điều lạ lẫm. Điều chỉnh lại bộ y phục đang mặc trên người, tại góc hành lang căng-tin Rock Café, sư tâm sự: “Trong môi trường văn hóa này, mọi người ôm nhau để thể hiện tình bạn hữu khi gặp mặt, nhưng nhà sư thì không được làm như thế. Thậm chí chúng tôi còn không bắt tay nữa”.

Sư Sraman (trái ), người Bangladesh đang trò chuyện tại Harvard với thầy Seng Yen Yeap, một vị Tăng đến từ Hồng Kông

Sư Sraman (trái ), người Bangladesh đang trò chuyện tại Harvard với thầy Seng Yen Yeap, một vị Tăng đến từ Hồng Kông

Bài liên quan

Khi được hỏi sẽ làm gì nếu được một sinh viên Harvard khác ôm xã giao khi gặp mặt, vị tu sĩ người Sri Lanka là sinh viên năm nhất của trường này cười và chia sẻ: “Chúng tôi buộc lòng phải ôm đáp trả hoặc xem như đó là điều vô cùng đơn giản”.

Thông qua sự giúp đỡ của tổ chức Robert H.N. Ho, sư Kusala là một trong số những vị Tăng Ni từ châu Á được mời đến học tập tại khoa Tôn giáo học thuộc Đại học Harvard. Học bổng một năm của tổ chức này sẽ đủ chi trả cho toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt tại trường.

Sư cô Chang Gan shi, sinh ra ở Trung Quốc và lớn lên ở Mỹ, đang học tại Harvard

Sư cô Chang Gan shi, sinh ra ở Trung Quốc và lớn lên ở Mỹ, đang học tại Harvard

Hiện có 6 tu sĩ Phật giáo, bao gồm 1 vị Ni, đến từ các nước Sri Lanka, Nepal, Bangladesh đang theo học tại khoa Tôn giáo học và họ đang trong quá trình điều chỉnh phương thức sống để hòa nhập vào môi trường mới tại Cambridge.

Sư Upali Sraman, sinh viên năm 2 người Bangladesh, kể rằng, bộ y phục của mình có tác động ngộ nghĩnh đối với mọi người ở đây. “Tôi luôn phải tỉnh thức trong mọi việc mình làm bởi mọi người luôn hướng mắt về mình”, sư giải thích.

Sư Sraman (trái), người Bangladesh và sư Kusala, đến từ Sri Lanka, đang trò chuyện với một nữ sinh viên tại Harvard

Sư Sraman (trái), người Bangladesh và sư Kusala, đến từ Sri Lanka, đang trò chuyện với một nữ sinh viên tại Harvard

Mọi người luôn nghĩ nhà sư phải là những con người hoàn thiện. “Nhưng phải thừa nhận rằng sau lớp y phục, các nhà sư vẫn là những con người bằng xương bằng thịt”, sư tâm sự.

Các nhà sư trẻ cũng có những cảm xúc và giây phút mềm yếu như bất cứ người nào khác, sư Upali nói, và sẽ phi thực tế nếu mong đợi quá nhiều so với những gì họ có thể thể hiện. “Tệ hơn, nếu bạn đặt họ vào hoàn cảnh nguy hiểm buộc họ phải nói dối hoặc không chân thành thì khó có thể mong họ làm theo những gì bạn mong đợi”.

(Theo News.harvard.edu)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm