Thứ, 16/04/2018, 11:45 AM

Lá cờ Phật giáo được tôn vinh

Bên cạnh quốc kỳ, rất nhiều quốc gia còn treo thêm một lá cờ khác - cờ Phật giáo với năm màu chủ đạo: xanh, trắng, đỏ, cam, vàng.

Du khách thường thắc mắc khi nhìn thấy một lá cờ ngũ sắc tung bay ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và được tôn vinh bởi rất nhiều người. Đó chính là cờ Phật giáo. 
              Lá cờ ngũ sắc của Phật giáo thế giới. Ảnh: BP.
Lá cờ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1885, tung bay trên bầu trời thủ đô Colombo của Sri Lanka trong đúng ngày đại lễ Phật đản. Tuy nhiên, phải đến ngày 25/5/1950, trong hội nghị Phật giáo quốc tế ở Colombo với sự tham gia của 26 quốc gia, lá cờ ngũ sắc này mới được chính thức chấp nhận và trở thành biểu tượng chung cho toàn thể giáo hội Phật giáo thế giới, theo Buddhistcouncilofqueensland.

Thiết kế ra cờ Phật giáo chính là đại tá quân đội đã về hưu người Mỹ Henry Steel Olcoott. Năm 1879, ông đến Sri Lanka du lịch và nhanh chóng bị đạo Phật thu hút. Năm 1880, ông quay lại nơi này và đề nghị với Ủy ban Phật giáo Colombo về việc thiết kế một lá riêng. 
                          Ảnh: DailyNews.
Olcoott được biết đến với biệt danh là "người Phật giáo da trắng", ông cũng là người Mỹ đầu tiên quy y. 

Olcoott đã sáng tạo ra cờ Phật giáo dựa vào sáu vòng hào quang của đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Nhưng khác với 7 sắc cầu vồng, cờ Phật giáo chỉ có 5 màu là xanh, vàng, đỏ, trắng, cam. Mỗi màu này tương đương với một sọc trên cờ. Sọc thứ 6 là gồm 5 màu trên gộp lại. Sáu cột này tượng trưng cho lục đạo (sáu đường tái sinh, sáu thể dạng của chúng sinh trong cõi luân hồi).

Năm màu sắc của lá cờ lần lượt có ý nghĩa như sau: xanh lam - tượng trưng cho tình yêu thương, hòa bình và lòng bác ái; vàng - trung đạo, tránh cực đoan, sống khổ hạnh; đỏ - thực hành, thành tựu, trí tuệ, đức hạnh, vận mệnh và phẩm giá; trắng - Phật Pháp, sự giải thoát khỏi không gian và thời gian; cam - giáo huấn của đức Phật, trí tuệ. 

Dải màu thứ sáu ở ngoài cùng gồm cả 5 màu đầu tiên, đại diện cho sự kết hợp của các màu trong quang phổ của vầng hào quang.

Lá cờ biểu tượng cho sự hòa bình, từ bi, trí tuệ, không phân biệt màu da, chủng tộc, không phân biệt giữa con người và những sự sống khác. Lá cờ này đã phất lên ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. 

Ngày 24/2/1951, Thượng tọa Tố Liên, đại diện Ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự hội nghị Colombo đã đích thân đem lá cờ này về Việt Nam.

Theo nhiều phật tử, lá cờ ngũ sắc này chỉ là một biểu tượng. Tuy nhiên với nhiều người, họ nhìn lá cờ và thấy tâm thức bỗng bừng lên ánh hào quang của Phật, rạng rỡ và muôn màu. Với một số người, họ nhìn thấy lá cờ và thấy tâm thức bị kích động mãnh liệt bởi lòng từ bi vô biên và mong ước được gieo tình thương trên khắp sáu nẻo của luân hồi. Nhiều người tin rằng, chỉ khi nào cảm nhận được như thế, chúng ta mới mong có đủ sức mạnh để hiểu được hết ý nghĩa thực sự của lá cờ Phật giáo là gì.

Anh Minh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm