Thứ bảy, 14/11/2020, 08:00 AM

Làm nhiều việc thiện để cuộc đời trở nên dịu dàng hơn

"Mỗi ngày thức dậy, đều có thể nhìn thấy những nỗi đau và sự mất mát, mình luôn muốn làm cho cuộc đời trở nên dịu dàng hơn từ những hành động nhỏ bé của mình".

Đó là lời chia sẻ giản dị của Hoàng Quý Bình, sinh viên năm cuối Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về hành trình thực hiện các dự án vì cộng đồng.

Gia sư của những trẻ em đặc biệt

Biết đến làng trẻ em SOS qua một bài học trong sách Giáo dục công dân khi còn học cấp 2. Từ đó, trong Bình luôn mong muốn được giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt bằng những hành động thiết thực. 

Ngay sau khi trở thành sinh viên, Bình đã liên hệ để trở thành gia sư miễn phí cho các em tại làng trẻ em SOS Hà Nội.  

Bình chia sẻ: “Thời gian đầu mình cũng gặp nhiều khó khăn, từ việc liên lạc với quản lý ở đó đến việc làm quen và giảng dạy các em nhỏ. Có những em khá nghịch ngợm, nhưng nghĩ đến hoàn cảnh đặc biệt của các em, mình càng thấy thương các em hơn và quyết tâm ở lại đây để dạy học. Tính đến nay cũng được 6 năm”.

Mỗi ngày trôi qua, ngoài việc học trên trường, Bình dành nhiều thời gian để soạn giáo án cụ thể cho từng môn học. Theo Bình việc làm này vừa giúp các em tiếp thu bài học mới, vừa củng cố lại kiến thức đã học. \

Hoàng Quý Bình cùng các cộng tác viên luôn nỗ lực thực hiện các dự án vì cộng đồng.

Hoàng Quý Bình cùng các cộng tác viên luôn nỗ lực thực hiện các dự án vì cộng đồng.

Hành trình ‘sách hoá nông thôn’ không đơn độc của chàng trai Hà Tĩnh

Sau một thời gian, nhận thấy số lượng các em nhỏ cần giúp đỡ rất lớn, lượng kiến thức cũng nhiều và nặng hơn, Bình kêu gọi thêm các bạn sinh viên có chung chí hướng thành lập Câu lạc bộ “Ngày mai tươi sáng - ACE” với mục đích dạy học miễn phí cho các em nhỏ làng trẻ em SOS.

Thời điểm hiện tại, câu lạc bộ đã có hàng trăm thành viên bao gồm sinh viên các trường đại học, cao đẳng và cả các thầy cô giáo về hưu tham gia giảng dạy.

Gần 30 nghìn buổi học gia sư miễn phí là con số mà Bình và các thành viên của câu lạc bộ đã đạt được trong hơn 5 năm qua. Những buổi học miễn phí chính là món quà vô giá cho các em nhỏ tại làng trẻ em SOS. 

Thư viện “đặt cọc” bằng niềm tin

Ngoài việc thành lập câu lạc bộ dạy học miễn phí, năm 2017, Hoàng Quý Bình đã khởi xướng thành lập một thư viện với cái tên đặc biệt: Thư viện D Free Book, xuất phát từ chính tủ sách cá nhân của mình. 

Thư viện hoạt động dựa trên tiêu chí "3 không": Không đặt cọc, không mất phí và không giới hạn thời gian mượn sách. Tất cả bạn đọc chỉ cần mang theo niềm tin và sự tự giác khi đến với thư viện. Chỉ cần để lại số điện thoại để các bạn cộng tác viên gọi điện nhắc nhở nếu quên trả sách.

Thư viện “đặt cọc” bằng niềm tin

Thư viện “đặt cọc” bằng niềm tin

‘Cửu vạn sách’ gieo mầm văn hoá đọc

Theo Bình, niềm tin là một thứ tài sản mỏng manh nhưng rất quý giá. Chính bởi vậy, anh mong muốn thư viện “3 không” của mình có thể trở thành nơi lan tỏa niềm tin và sự tin tưởng lẫn nhau giữa con người với con người. 

Thời gian đầu, có nhiều người bảo Bình ngông và dở hơi khi tự bỏ tiền túi mở thư viện cho mọi người đọc sách miễn phí. Nhưng với quan niệm “sách nằm im là sách chết”, Bình đã tiếp tục duy trì thư viện cùng với sự giúp đỡ của bạn bè để thực hiện mong muốn lan tỏa tri thức trong cộng đồng.

Qua 3 năm hoạt động, từ 200 đầu sách, tới nay thư viện D Free Book đã có hơn 6.000 đầu sách và được nhiều độc giả biết đến. Để thuận tiện cho việc đi lại và mượn sách, Bình cùng các cộng tác viên đã thành lập thêm cơ sở 2 tại ngõ Viện Máy, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.

Thư viện D Free Book - nơi mọi người được đọc và mượn sách miễn phí.

Thư viện D Free Book - nơi mọi người được đọc và mượn sách miễn phí.

Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật?

Một góc trang trí lưu giữ lại những bức ảnh chụp quá trình hoạt động của thư viện cùng câu khẩu hiệu đầy ý nghĩa thúc đẩy mọi người hành động để lan tỏa yêu thương. Ảnh: Hữu Chánh - Hữu Đức.

"Đối với việc mượn sách, cũng có những bạn trả muộn hay làm rách sách, có bạn cầm sách đến nửa năm mới trả. Nhưng số lượng đó rất ít, đa phần mọi người đều có ý thức trong việc mượn và bảo quản sách. Mình sẽ nhìn vào những mặt tích cực ấy để tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô của thư viện hơn nữa” - Bình nói. 

Với ý nghĩ đó, Bình hiện đang ấp ủ dự định mở thêm các lớp dạy ngoại ngữ và nghệ thuật ở thư viện để mọi người có cơ hội giao lưu, trau dồi kiến thức. Và xa hơn là mô hình thư viện có thể mở rộng quy mô tới nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước. 

Tự nhận mình là người “có duyên” với các hoạt động cộng đồng, Hoàng Quý Bình cho biết, bản thân sẽ tiếp tục cống hiến hết mình cho xã hội. Đối với Bình, việc tham gia các hoạt động thiện nguyện vừa là đam mê, vừa là mục tiêu của cuộc đời. 

Theo: Báo Lao Động

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm